Thái Lan áp dụng nhận dạng khuôn mặt trong kiểm soát dịch bệnh
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Cục Kiểm soát dịch bệnh Thái Lan cho biết công nghệ nhận dạng khuôn mặt sẽ được sử dụng trong dự án thí điểm nhằm cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động nước ngoài, người tị nạn và người dân tộc thiểu số.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Dự án được phát triển bởi các đối tác của Cục Kiểm soát dịch bệnh, bao gồm Hội Chữ thập đỏ Thái Lan và Trung tâm Công nghệ máy tính và điện tử quốc gia (Nectec) nhằm mục đích thu thập dữ liệu từ hồ sơ bệnh án của những người bị mất giấy tờ để chứng minh danh tính của họ.
Dự án thí điểm sẽ sớm được thực hiện tại thành phố Bangkok và các tỉnh Samut Sakhon, Prachuap Khiri Khan, Tak và Chon Buri. Cục Kiểm soát dịch bệnh hiện đang chuẩn bị tài liệu, thiết bị và triển khai các khóa đào tạo cho đội ngũ y tế và tình nguyện viên cho 5 tỉnh, thành phố nói trên.
Video đang HOT
Trưởng bộ phận của dự án, Tiến sĩ Tares Krassanairawiwong nhấn mạnh các phương pháp được sử dụng trong dự án có thể giúp cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần thiết cho các nhóm liên quan.
Theo Tiến sĩ Tares, trong đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19, Cục Kiểm soát dịch bệnh gặp khó khăn trong việc theo dõi các vấn đề liên quan đến tiêm chủng đối với một số nhóm đối tượng không có giấy tờ tùy thân. Tiến sĩ Tares cho hay: “Họ không có giấy tờ chứng minh danh tính và đôi khi mã số tạm thời do cơ quan chức năng cấp cũng bị mất khi họ chuyển đến nơi ở mới”. Điều này khiến công nghệ nhận dạng khuôn mặt có lợi cho việc kiểm soát dịch bệnh.
Năm 2022, Cục Kiểm soát dịch bệnh Thái Lan đã từng khởi động một dự án thí điểm tương tự với quy mô nhỏ hơn, thu thập thông tin cá nhân của 60.000 người.
Nhiều chuyên gia y tế Hong Kong (Trung Quốc) ủng hộ dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, nhiều chuyên gia tư vấn của Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) cho rằng đặc khu này có thể từng bước nới lỏng quy định đeo khẩu trang vào tháng 3, trước tiên là dỡ bỏ việc đeo khẩu trang ở ngoài trời, sau đó là trong nhà và các nơi có nguy cơ cao như bệnh viện, phòng khám, viện dưỡng lão...
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại một chợ ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phó Giáo sư lâm sàng Khoa Vi sinh học Đại học Hong Kong Siddharth Sridhar nhấn mạnh việc sử dụng khẩu trang đã phát huy hiệu quả trong giai đoạn đầu dịch bệnh COVID-19 lây lan ở Hong Kong, nhưng chưa đủ hiệu quả trong ngăn ngừa biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, vốn có khả năng lây nhiễm nhanh hơn so với các biến thể khác. Dù tỷ lệ người tuân thủ quy định đeo khẩu trang trong năm ngoái cao, nhưng đặc khu này vẫn chứng kiến nhiều làn sóng dịch bùng phát.
Theo ông Sridhar, việc mọi người thường tháo khẩu trang khi ở nhà, quán ăn, văn phòng/công ty,... có thể là một nguyên nhân. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc đeo khẩu trang đã giúp giảm quy mô các đợt bùng phát dịch. Ông cho rằng hiện nay miễn dịch cộng đồng tại Hong Kong ở mức cao nên quy định đeo khẩu trang cũng không còn hữu hiệu như trước, trong khi đây cũng không phải biện pháp bền vững. Bên cạnh đó, thời tiết chuẩn bị sang Hè, nhiệt độ ấm lên cũng giúp hạn chế sự lây lan của virus.
Chia sẻ quan điểm trên với Phó Giáo sư Sridhar, chuyên gia y tế - cố vấn của chính quyền đặc khu, ông Lưu Vũ Long, cho rằng Hong Kong có thể nới lỏng quy định theo khẩu trang theo một lộ trình nhất định, tránh bất cẩn để virus lây lan khiến dịch bệnh bùng phát và hệ thống y tế quá tải. Theo ông Lưu Vũ Long, trước tiên, Hong Kong có thể dỡ bỏ biện pháp đeo khẩu trang ngoài trời vào tháng 3, sau đó 1-2 tuần có thể tiếp tục mở rộng phạm vi dỡ bỏ sang các địa điểm trong nhà và trên phương tiện giao thông công cộng, tùy theo tình hình thực tế. Những nơi có rủi ro cao như bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe sẽ phải chờ thêm 1-2 tháng.
Theo chuyên gia y tế Khổng Phồn Nghị, có thể chia quá trình nới lỏng thành các giai đoạn thực hiện khác nhau kể từ đầu tháng 3, song để tránh bệnh cúm lây lan, người dân vẫn nên đeo khẩu trang khi đến bệnh viện, phòng khám và các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó, chuyên gia y tế Lương Tử Siêu cho rằng đỉnh điểm dịch cúm mùa thường kết thúc vào cuối tháng 3, nên cần duy trì đeo khẩu trang trong giai đoạn này để ngăn ngừa được cả bệnh cúm lẫn COVID-19. Ông cũng khuyến nghị người dân cần đảm bảo tiêm các mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19, do lượng kháng thể sản sinh từ các mũi tiêm đầu sẽ giảm dần theo thời gian.
Sau khi xem xét tình hình dịch bệnh trong gần 2 tháng qua, từ ngày 27/2, Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Macau cũng đã hủy bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc khi tham gia các hoạt động ngoài trời, hiện chỉ áp dụng với các cơ sở y tế, cơ sở dưỡng lão và phục hồi chức năng, cũng như đối với những người đi trên phương tiện giao thông công cộng (trừ taxi), gồm cả người lái và hành khách.
Trước đó, chính quyền đặc khu Hong Kong đã gia hạn lệnh đeo khẩu trang đến ngày 8/3. Hong Kong đã thực hiện lệnh đeo khẩu trang từ ngày 15/7/2020.
Mỹ dỡ bỏ khuyến nghị đeo khẩu trang liên quan tới bệnh đậu mùa khỉ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ ngày 7/6 thông báo đã dỡ bỏ khuyến nghị đeo khẩu trang trong thông báo y tế du lịch liên quan tới bệnh đậu mùa khỉ nhằm tránh "gây hiểu lầm" về căn bệnh này, vốn chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Người dân đeo khẩu trang phòng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar

Động đất 6,2 độ tại vùng biển gần Nhật Bản

Động đất tại Myanmar: Quân đội Myanmar công bố ngừng bắn tạm thời

Động đất tại Myanmar: Các công trình tiếp tục đổ sập nhiều ngày sau động đất

Ông Trump ở đâu trong bản đồ tỉ phú Forbes?

Tỷ phú nông nghiệp Nga bị cáo buộc biển thủ 357 triệu USD

Động đất Myanmar: số người thiệt mạng tiếp tục tăng cao

Israel mở rộng chiến dịch quân sự nhằm kiểm soát thêm lãnh thổ Gaza

Cứu sống một người mắc kẹt 5 ngày sau động đất Myanmar

Hệ lụy chính trị của phán xử

Trung Quốc tập trận phong tỏa gần Đài Loan

Một nghị sĩ đứng phát biểu suốt hơn 25 giờ để chỉ trích ông Trump
Có thể bạn quan tâm

Ngô Thanh Vân dạo này: Im lặng trước nghi vấn bầu bí nhưng lại làm điều này vì bụng đã lớn vượt mặt?
Sao việt
23:15:48 02/04/2025
"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt
Nhạc việt
23:13:30 02/04/2025
Sự thật về sao nam đóng phim hot Địa Đạo: Giàu nhất showbiz Việt, hát không cát xê, là chủ 2 khu du lịch sinh thái
Hậu trường phim
23:05:42 02/04/2025
4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!
Phim âu mỹ
22:59:45 02/04/2025
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
22:45:15 02/04/2025
Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con
Tin nổi bật
22:42:44 02/04/2025
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?
Phim châu á
22:41:24 02/04/2025
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?
Sao châu á
22:05:40 02/04/2025
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
21:48:14 02/04/2025
1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử
Nhạc quốc tế
21:36:11 02/04/2025