Thái Lan ấn định thời điểm bầu cử lại
Thái Lan đã thông báo sẽ tổ chức một cuộc bầu cử mới vào tháng 7 tới, sau khi tòa án hiến pháp hồi tháng trước hủy kết quả cuộc tổng tuyển cử hôm 2/2.
Thủ tướng Thái Yingluck Shinawatra đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hồi tháng 2.
Cuộc bầu cử mới sẽ được tổ chức vào ngày 20/7, trong một thỏa thuận đạt được giữa Ủy ban bầu cử (EC) và Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
“Chúng tôi đã nhất trí rằng ngày bầu cử thích hợp nhất là ngày 20/7 và EC sẽ thảo một sắc lệnh hoàng gia để thủ tướng trình lên quốc vương nhằm nhận được sự tán thành của hoàng gia”, Tổng thư ký Ủy ban bầu cử Thái Lan Puchong Nutrawong cho biết.
Hiện chưa rõ liệu phong trào chống chính phủ có âm mưu phá hoại cuộc bầu cử vào tháng 7 hay liệu đảng Dân chủ, phe đối lập chính, có tham gia hay không.
Video đang HOT
Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã kêu gọi một cuộc bầu cử sớm vào tháng 2 trong bối cảnh làn sóng biểu tình chống chính phủ nóng lên tại Bangkok.
Đảng cầm quyền của bà Yingluck khi đó được dự đoán giành chiến thắng, nhưng phe đối lập đã tẩy chay bầu cử. Những người biểu tình cũng làm gián đoạn tiến trình bỏ phiếu.
Tòa án hiến pháp hồi tháng trước đã tuyên bố rằng cuộc bầu cử là không hợp lệ vì nó không diễn ra vào cùng một ngày trên khắp cả nước.
Giới phân tích nhận định rằng thỏa thuận giữa chính phủ và Ủy ban bầu cử nhằm tổ chức bầu cử mới có thể là một cách thức nhằm vượt qua thế bế tắc chính trị tại Thái Lan, mặc dù vẫn còn quá nhiều trở ngại.
Theo Dantri
Tòa Hiến pháp Thái Lan ra phán quyết được phép hoãn bầu cử
Tòa án Hiến pháp Thái Lan ngày 24/1 đã ra phán quyết rằng cuộc tổng tuyển cử tại nước này, dự kiến diễn ra vào 2/2 tới, có thể được hoãn lại do các vụ biểu tình chính trị. Phán quyết này khiến thủ tướng Yingluck Shinawatra càng chịu thêm áp lực.
Người biểu tình Thái Lan vẫn đang tiếp tục xuống đường
Trước đó, bà Yingluck đã bác bỏ khả năng từ chức và cũng cương quyết không lùi ngày bầu cử, bất chấp phe đối lập tổ chức các cuộc biểu tình trên đường phố suốt 3 tháng qua, nhằm phế truất chính phú và đưa một "hội đồng nhân dân" không qua bầu cử lên nắm quyền giám sát hoạt động cải tổ chính trị.
Hiện đảng đối lập chính của Thái Lan vẫn đang tẩy chay cuộc bầu cử ngày 2/2, trong khi những người biểu tình tuyên bố sẽ làm gián đoạn quá trình này. Họ cho rằng cần có cải cách để bài trừ tham nhũng, cũng như hoạt động "mua" phiếu bầu trước ngày bầu cử.
Sau khi đưa ra phán quyết việc hoãn bầu cử có thể được thực hiện một cách hợp pháp, tòa Hiến pháp Thái Lan cho biết cả thủ tướng Yingluck và chủ tịch Ủy ban bầu cử phải đều có trách nhiệm đưa ra phán quyết này.
"Trái bóng đang trên sân của bà Yingluck và áp lực sẽ gia tăng nếu bà ấy trì hoãn", Thitinan Pongsudhirak, giám đốc của Viện an ninh và ngoại giao, đại học Chulalongkorn nói.
Chính phủ trước đây đã phản đối lời kêu gọi hoãn bỏ phiếu của Ủy ban bầu cử, với khẳng định rằng theo hiến pháp hiện tại, một cuộc bầu cử thường được tổ chức trong vòng 60 ngày sau khi quốc hội bị giải tán. Đầu tháng 12 vừa qua, bà Yingluck đã tuyên bố giải tán quốc hội.
Đảng Puea Thai của bà Yingluck cho biết vẫn đang nghiên cứu phán quyết của tòa.
"Nếu cuộc bầu cử bị hoãn, liệu người biểu tình có dừng lại hay không? Liệu phe đối lập có tham gia bầu cử không?", Prompong Nopparit, người phát ngôn của Puea Thai đặt câu hỏi.
Đến nay 9 người đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong các cuộc tấn công bằng lựu đạn, bắn súng và các cuộc đụng độ trên phó khác sau khi biểu tình nổ ra hồi cuối tháng 10.
Đến thứ Năm vừa qua, lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban còn đe dọa "đóng cửa mọi tuyến đường" dẫn tới điểm bỏ phiếu, với tuyên bố bầu cử không được phép diễn ra.
Theo Dantri
Hàng trăm ngàn người biểu tình ở Bangkok, Phnom Penh Ngày 22.12, phe chống đối ở Thái Lan và Campuchia cùng lúc gây bất ổn ở Bangkok và Phnom Penh nhằm đòi các vị thủ tướng từ chức. Người biểu tình chiếm cứ nhiều địa điểm tại Bangkok ngày 22.12 - Ảnh: Minh Quang Quầy bán vé tự động ở bến tàu điện trên cao Ratchaprasong tại thủ đô Bangkok của Thái Lan...