Thái Lan: 6000 quan chức liên đới vụ bê bối lúa gạo thời bà Yingluck
Ngày 15/11, Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan, Đại tướng Paiboon Komchaya cho biết bộ này đã nhận được danh sách 6000 quan chức nhà nước bị tình nghi có dính líu đến vụ bê bối thất thoát 142 tỷ baht (hơn 4 tỷ USD) vì chương trình trợ giá gạo thời cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Phát biểu sau cuộc họp nội các hàng tuần, Đại tướng Paiboon Komchaya cho biết danh sách trên được chuyển đến Phủ Thủ tướng, các bộ nông nghiệp, thương mại, tài chính và nội vụ.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluch Shinawatra. (Nguồn: AP)
Trong số 6000 quan chức này có 2000 người là cấp bộ trưởng và quan chức cấp điều hành, trong khi 4000 người khác là quan chức cấp triển khai chính sách.
Video đang HOT
Ông cũng nói rằng đây chỉ là danh sách tình nghi chứ không phải tất cả các quan chức này đã phạm tội, các tình tiết cụ thể về vai trò của từng người trong vụ thất thoát ngân sách này sẽ được xem xét để xác định mức bồi thường của từng cá nhân nếu có.
Ông cũng cho biết, Bộ Nội vụ Thái Lan cũng đang lập danh sách các lãnh đạo doanh nghiệp có liên đới đến vụ việc.
Trước đó, chính quyền quân sự Thái Lan đã đòi bà Yingluck phải bồi thường 35 tỷ baht (khoảng 1 tỷ USD) vì những thất thoát của chương trình trợ giá gạo giai đoạn 2012-2014.
Hồi tháng 9, Thủ tướng Prayut Chan-ocha đã ban hành sắc lệnh dựa theo Điều 44 hiến pháp tạm thời, cho phép Cục Thi hành án tịch thu tài sản của các quan chức nhà nước bị cho là phải chịu trách nhiệm về những thất thoát ngân sách nhà nước vì chương trình trợ giá gạo gây nhiều tranh cãi.
(Theo Vietnam )
Cựu thủ tướng Yingluck bị phạt gần 1 tỷ USD
Thái Lan ra lệnh tịch thu tài sản và phạt cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra gần 1 tỷ USD liên quan đến chương trình trợ giá gạo gây tranh cãi dưới thời bà lãnh đạo.
Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. Ảnh: Reuters.
Chương trình trợ giá gạo cho nông dân là chính sách nổi bật của chính phủ Yingluck Shinawatra, giúp bà thắng lớn trong cuộc bầu cử năm 2011. Sau khi bị lật đổ năm 2014, bà bị cáo buộc xao lãng trách nhiệm trong chương trình, làm thất thoát hàng tỷ USD của nhà nước.
Reuters dẫn lời bà Yingluck hôm nay nói chính quyền quân sự đã ra lệnh tịch thu tài sản và phạt bà 35 tỷ baht (996,87 triệu USD). Bà nhận được thông báo từ hai ngày trước.
"Về mệnh lệnh, nó không đúng và không công bằng", bà Yingluck cho biết. "Tôi sẽ đấu tranh bằng mọi kênh có thể". Bà Yingluck có 45 ngày để kháng cáo.
Chương trình trợ giá gạo là một chính sách dân túy của anh trai bà Yingluck, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, người bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2006. Người ủng hộ bà Yingluck tố quân đội muốn loại bỏ ảnh hưởng của gia đình Shinawatra. Chính quyền quân sự phủ nhận.
Chính quyền quân sự còn đang điều tra khoảng 850 trường hợp liên quan đến chương trình với cáo buộc tham nhũng, Sansern Kaewkamnerd, người phát ngôn chính phủ Thái Lan, nói. Nhiều trường hợp có liên quan đến các quan chức cấp thấp và lĩnh vực tư nhân.
Giới phân tích cũng chung nhận định với người ủng hộ bà Yingluck. "Đây là một phần quá trình sau cuộc đảo chính nhằm loại bỏ thách thức từ nhà Shinawatra một lần và mãi mãi", Thitinan Pongsudhirak, giáo sư khoa học chính trị, Đại học Chulalongkorn, nói.
Như Tâm
Theo VNE
Căng thẳng tôn giáo tại Thái Lan chưa dịu Nhà chức trách Thái Lan tỏ ra không nhượng bộ trong cuộc điều tra nhằm vào một nhà sư được nhiều người ủng hộ và là ứng viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo giáo hội nước này. Binh sĩ và người biểu tình đụng độ ngày 15.2 - Ảnh: Reuters Ngày 17.2, Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan Paiboon Koomchaya thông...