Thái Hòa (Nghệ An): ‘Phủ sóng’ mô hình tự quản
Hơn 100 mô hình tự quản “phủ sóng” trên địa bàn 9 xã, phường của thị xã với các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường…
Trong nhiều năm qua, các mô hình này đang được các khu dân cư trên địa bàn thị xã Thái Hòa ( Nghệ An) duy trì và phát huy hiệu quả cao.
Mô hình đoạn đường kiểu mẫu tại phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa (Nghệ An).
Nhiều mô hình đã thật sự có tác động lớn như: “Tiếng kẻng an ninh”, “dòng họ tự quản về ANTT”, “đồng bào dân tộc làm theo lời Bác”; “khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường”; “đoạn đường kiểu mẫu” hay “dân vận khéo giảm nghèo bền vững”…
MTTQ thị xã Thái Hòa đã lan tỏa được vai trò tự quản tại khác khu dân cư. Thông qua các mô hình đã phát huy được tinh thần tự quản của nhân dân, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh.
Thời gian qua, hiệu quả hoạt động từ các mô hình tự quản tại Thái Hòa đã góp phần tích cực vào việc giữ vững tình hình an ninh trật tự, xây dựng làng, khu dân cư văn hóa. Các mô hình này hoạt động theo phương châm: “Tự nguyện, tự giác, tự chủ, tự chịu trách nhiệm” đã phát huy được vai trò của người dân.
Tiêu biểu phải kể đến mô hình “tự quản, tự bảo vệ, tự phát giác, tự tố giác tội phạm” tại xóm 7A, xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa. Minh chứng rõ nét nhất cho điều này chính là sự thay đổi trong nhận thức của người dân về ý thức phòng, bảo vệ bản thân, gia đình và cả cộng đồng. Vì thế, thôn xóm luôn có sự bình yên, không có các vụ việc nghiêm trọng, không có điểm nóng xảy ra.
Video đang HOT
Đây cũng là xóm điểm của Nghĩa Thuận trong công tác ANTT. Kết quả ấy chính là nhờ vai trò của Ban công tác Mặt trận xóm và nhân dân nỗ lực trong việc thực hiện mô hình 5 tự do MTTQ xã triển khai. Theo đó, để thực hiện có hiệu quả mô hình này, Ban công tác Mặt trận xóm đã phân chia làm 5 tổ và thường xuyên tiến hành giám sát, kiểm tra các hoạt động. Định kỳ đều tiến hành họp, đánh giá tình hình, cùng đưa ra các giải pháp phù hợp cho thời gian tới.
Mô hình tự quản kiểu mẫu được Mặt trận các cấp ở Thái Hòa triển khai mạnh mẽ từ tháng 4/2018. Cái hay và cũng là cái được lớn nhất khi xây dựng các mô hình tự quản kiểu mẫu ở đây chính là việc phát huy tính chủ động, tích cực, tính tự quản, sáng tạo của mỗi khu dân cư, mỗi người, mỗi gia đình để tạo thành sức mạnh to lớn, động lực phát triển ở khu dân cư.
Đến nay, tại Thái Hòa có trên 100 mô hình tự quản. Ngay sau khi ra mắt, các mô hình đã đi vào hoạt động có nề nếp, thu hút đông đảo người dân tham gia. Trong đó, MTTQ Thái Hòa xác định rõ, mọi phong trào phải bắt đầu từ nhân dân, các mô hình tự quản ở khu dân cư phải trở thành tự nguyện, tự giác, tự quyết, tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, hoạt động phải theo quy chế, mang lại lợi ích cho nhân dân, được người dân đồng tình, ủng hộ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Anh Đức – Chủ tịch MTTQ thị xã Thái Hòa khẳng định: “Chúng tôi đã lựa chọn các vấn đề đang cần thiết ở mỗi khu dân cư để chỉ đạo xây dựng mô hình tự quản phù hợp. Trong đó, đặc biệt chú ý đến những vấn đề đang được dư luận quan tâm để huy động sự vào cuộc của họ. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình tự quản kiểu mẫu như thế này nhằm góp phần xây dựng thị xã Thái Hòa ngày càng giàu đẹp, văn minh”.
Nghệ An: Kéo nhau đi "săn" ốc bươu vàng bán cho thương lái, thì ra để làm thứ này
Thời gian gần đây, nhiều tư thương trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, TX. Hoàng Mai (Nghệ An) thu mua ốc bươu vàng với số lượng lớn. Vì thế, nhiều người dân đổ xô ra đồng "săn" ốc bươu vàng về bán, vừa bảo vệ cây trồng.
Hiện trên các đồng lúa ở hai địa phương trên dễ bắt gặp cảnh người dân cắm cúi bắt ốc bươu vàng bán.
Nông dân Quỳnh Lưu ra đồng săn bắt ốc bươu vàng. Ảnh: Việt Hùng
Chị Nguyễn Thị Thảo, ở xã Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu) cho biết, khi thấy có thương lái ở địa bàn thu mua ốc bươu vàng, chị tranh thủ thời gian ra ruộng bắt ốc, vừa để sạch ruộng lại có thêm thu nhập.
Ốc bươu vàng rất nhiều, chỉ khoảng 2 - 3 giờ đồng hồ là có thể bắt được 15 - 20 kg. Về nhà làm sạch, gỡ ruột ra bán cho thương lái, mỗi ngày chị Thảo kiếm được 100.000 - 150.000 đồng.
Ốc bươu vàng sinh sôi rất nhiều, nên việc tìm bắt là dễ dàng. Ảnh: Việt Hùng
Một số người còn tranh thủ buổi tối để bắt ốc, vì đây là thời điểm ốc đi kiếm ăn nhiều nhất. Theo người dân xã Quỳnh Thanh, có thương lái thu mua nguyên cả con, nhưng một số thương lái yêu cầu sơ chế, tách ruột ra mới thu mua, giá 20.000 đồng/kg (ruột ốc).
Chị Phan Thị Mỹ cho biết: "Lúc đầu tôi cũng băn khoăn không biết người ta mua số lượng nhiều như thế để làm gì, nhưng sau tìm hiểu mới biết ốc được gom để gửi nhập cho các cơ sở chế biến thành thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh phía Nam".
Ở Quỳnh Lưu có hàng chục hộ gia đình chuyên đi bắt ốc bươu vàng. Ảnh: Việt Hùng
Theo một thương lái thu mua ốc bươu vàng ở xã Quỳnh Thanh cho biết: Mỗi ngày thu mua khoảng 3 - 4 tạ ốc bươu vàng đã gỡ ruột. Từ ngày gia đình thu mua ốc bươu vàng, rất nhiều người dân đi bắt khắp các nơi trong huyện.
Việc thu mua này khuyến khích được nhiều người lao động đi bắt ốc bươu vàng lúc thời vụ nông nhàn để có thêm thu nhập và bảo vệ được đồng ruộng của mình.
Ruột ốc bươu vàng được thương lái thu mua cho vào thùng xốp gửi đi nhập cho các cơ sở chế biến thành thức ăn nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Việt Hùng
Các thương lái cũng cho biết, sau khi thu mua, ốc bươu vàng được chuyển vào các tỉnh như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... để làm thức ăn cho tôm hùm, cá ba sa, diêu hồng...
Việc thu gom ốc bươu vàng được cả đôi đường, vừa người dân có thêm thu nhập vừa góp phần bảo vệ mùa màng khỏi bị ốc bươu vàng phá hại.
Vừa lái xe vừa ăn mì tôm, tài xế bị tước bằng 2 tháng Liên quan đến tài xế "vừa lái xe vừa ăn mì tôm", Thanh tra sở GTVT tỉnh Nghệ An đã tước bằng lái xe 2 tháng và xử phạt 1,5 triệu đồng. Hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội, tài xế Bình vừa lái xe vừa ăn mì tôm. Thông tin trên được ông Phan Huy Chương, Phó Chánh thanh tra Sở...