Thái hậu chỉ là mẹ nuôi của Càn Long và sự thật khác xa với ‘Diên Hi’, ‘Như Ý’
Trong cả hai bộ phim Diên Hi công lược và Hậu cung Như Ý truyện, Thái hậu đều chỉ là mẹ nuôi của Càn Long Đế nhưng sự thật lại hoàn toàn khác xa với những gì khán giả thấy trên màn ảnh nhỏ.
Trong thời gian gần đây, hai bộ phim cung đấu Diên Hi công lược và Hậu cung Như Ý truyện đang được nhiều khán giả quan tâm theo dõi. Cả hai bộ phim đều nói về thời Càn Long Đế và có điểm chung là vị Thái hậu cao cao tại thượng được Càn Long thập phần kính trọng chỉ là mẹ nuôi của vị Hoàng đế này. Vậy trong lịch sử điều này có phải là sự thật?
Sùng Khánh Hoàng thái hậu: Mẹ đẻ hay mẹ ruột của Càn Long?
Trong bộ phim Diên Hi công lược, sau khi lên ngôi một thời gian dài, Càn Long Đế mới phát hiện ra vị Thái hậu ôn nhu, thấu hiểu lòng người mà ông ngày đêm kính trọng chỉ là mẹ nuôi. Ngược lại, trong Hậu cung Như Ý truyện, trước khi đăng ngôi đại bảo, Càn Long đã biết thân mẫu nuôi dưỡng mình bao nhiêu năm qua chỉ là mẹ nuôi.
Sùng Khánh Hoàng thái hậu (1691 – 1777).
Với một vị Thái hậu luôn muốn nắm quyền lực, Càn Long hết sức kiêng dè. Ngay cả những phi tần mà Thái hậu tiến cử, vị vua này cũng chỉ nhận, sủng ái có, ghét bỏ có nhưng nhất quyết không để ai có con với ông, phòng thế lực của Thái hậu bành trướng. Mặc khác, Càn Long vẫn ngày ngày tới thỉnh an Thái hậu, tỏ lòng hiếu thảo với bà.
Xoay quanh mối quan hệ giữa Càn Long và Sùng Khánh Hoàng thái hậu, trong dân gian cũng xuất hiện nhiều giai thoại khác nhau. Có truyền thuyết kể lại rằng, do Ung thân vương (tức Ung Chính sau này) do muốn lấy lòng Khang Hi Đại Đế để ngồi lên ngai vàng đã đánh tráo con gái của mình lấy con trai của Trần Các Lão – một viên quan người Hán có quan hệ mật thiết với ông.
Do từng trải chốn quan trường nên Trần Các Lão đã dọn nhà về quê ở Hải Ninh sinh sống, để Ung Thân vương yên tâm mà cho gia đình ông một con đường sống. Đứa con trai của Trần gia sau khi vào Ung vương phủ đã được Ung Thân vương đặt tên cho là Hoằng Lịch, tức Càn Long sau này.
Sùng Khánh Hoàng thái hậu là vị Hoàng thái hậu trường thọ bậc nhất nhà Thanh.
Sau khi Càn Long biết về thân thế thật của mình, trong thời gian trị vì của mình, Càn Long đã 6 lần xuống Giang Nam du tuần. Trong đó, có tới 4 lần ông chọn Hải Ninh là điểm nghỉ chân và đều chọn ở lại tại phủ nhà họ Trần. Chính vì lẽ đó mà hậu thế đều tin rằng ông tới đây để thăm lại cha mẹ đẻ của mình, đi tuần Giang Nam chẳng qua chỉ là cái cớ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, lịch sử lại khác xa những gì xuất hiện trên phim ảnh và những lời đồn đại trên. Hoằng Lịch – Càn Long Đế thực chất là con trai thứ 4 của Ung Chính và Sùng Khánh Hoàng thái hậu (1691 – 1777).
Sùng Khánh Hoàng thái hậu là người của dòng tộc Nữu Hỗ Lộc thị thuộc Mãn quân Tương Hoàng kỳ. Tuy đại gia tộc Nữu Hỗ Lộc rất được trọng vọng, nhưng riêng gia đình bà chỉ là một nhánh xa, cuộc sống không khác người bình dân là bao.
Năm Khang Hi thứ 43 (1704), khi mới 13 tuổi, Nữu Hỗ Lộc thị được gả vào phủ Ung Thân vương với danh phận Cách cách (dưới Đích Phúc tấn, Trắc Phúc tấn và trên các thị thiếp không danh phận khác). Vào năm 1711, Nữu Hỗ Lộc thị sinh hạ người con thứ 4 cho Ung thân vương là Hoằng Lịch.
Tranh vẽ Sùng Khánh Hoàng Thái hậu và vua Càn Long lúc mới đăng cơ.
Năm Hoằng Lịch 10 tuổi, Nữu Hỗ Lộc lần đầu theo Ung Thân vương vào bái kiến Khang Hi Đế trong một buổi yến tiệc tại Mẫu Đơn đài – Viên Minh Viên. Khang Hi Đế lúc đấy thấy Hoàng tôn thông minh hơn người thì thập phần yêu thích, liền đón vào cung cho đọc sách, tự mình dạy dỗ. Cách cách Nữu Hỗ Lộc thị do đó cũng được khen ngợi biết dạy con, được chính vua Khang Hi ưu ái nhận xét là “phúc hậu lạ kỳ”.
Năm 1722, vua Khang Hi băng hà, Ung Thân vương lên ngôi Ung Chính Hoàng đế. Đích Phúc tấn Ô Lạt Na Lạp thị sắc phong lên Hoàng hậu, Trắc Phúc tấn Niên thị được lập làm Quý phi, Trắc Phúc tấn Lý thị tấn phong làm Tề phi, còn Cách cách Nữu Hỗ Lộc thị làm Hi phi.
Vốn dĩ, theo lệ Nữu Hỗ Lộc thị chỉ được sắc phong lên chức Tần nhưng do trước đây bà có công chăm sóc Ung Thân vương, lại có con trai Hoằng Lịch thông minh hết phần thiên hạ, nên được ưu ái phong tước Phi. Cuối cùng, Hoàng hậu và Niên Quý Phi đều tạ thế, Hi Phi tiến thêm một bước trở thành Hi Quý phi, danh chính ngôn thuận thống lĩnh cả hậu cung.
Sau khi trị vì 12 năm, vua Ung Chính băng hà, nhường ngôi cho tứ a ca Hoằng Lịch, lấy niên hiệu là Càn Long. Lúc này, Càn Long đã tôn mẫu thân là Hi Quý phi trở thành Sùng Khánh Hoàng Thái hậu.
Vị Thái hậu sống thọ nhất Thanh triều và lòng hiếu thảo của vua Càn Long
Sùng Khánh Hoàng thái hậu hưởng thọ 86 tuổi, trong đó có tới 43 năm giữ vị trí Hoàng thái hậu, trở thành người sống thọ nhất trong số các Thái hậu của nhà Thanh. Không chỉ vậy, Sùng Khánh Hoàng thái hậu lại sống vào thời “Khang – Càn thịnh thế” nên mọi vinh hoa phú quý trong thiên hạ bà đều từng nếm trải qua.
Tấm lòng hiếu thảo của Càn Long Đế đối với Sùng Khánh Hoàng thái hậu luôn được hậu thế ca ngợi và được coi là tấm gương của mọi người con trong thiên hạ. Cụ thể, trong những chuyến Nam tuần, Càn Long đều đưa Sùng Khánh Hoàng thái hậu đi thưởng ngoạn, đồng thời cũng hỏi ý kiến bà trong một số công việc. Khi Thái hậu tuổi đã cao, Càn Long cũng dừng lại mọi chuyến du ngoạn và chỉ tiếp tục xuất hành khi bà qua đời.
Tạo hình Thái hậu trong phim Diên Hi công lược.
Năm đại thọ 60 tuổi của Thái hậu, Càn Long do muốn thân mẫu của mình được nhìn ngắm phong cảnh phương nam của Trung Quốc ngay tại Tử Cấm Thành nên đã ra lệnh xây một phố thị theo phong cách của Tô Châu. Cho các thái giám, cung nữ đóng giả thành người mua kẻ bán tấp nập để mô phỏng cuộc sống thường ngày ở Tô Châu.
Năm Sùng Khánh Hoàng thái hậu 86 tuổi, Càn Long Đế cũng đã 67 tuổi. Do đó, Càn Long Đế muốn tổ chức một bữa tiệc thật long trọng để chúc mừng đại thọ 90 tuổi của Thái hậu cũng như lễ mừng thọ 71 tuổi của ông.
Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính, vào đầu tháng 1/1777, Thái hậu đột nhiên đổ bệnh. Lúc này, Càn Long mỗi ngày đều ghé qua cung của Thái hậu, hầu bà cơm tối mỗi ngày. Bệnh tình không mấy nghiêm trọng nhưng mấy tuần sau, tình hình bất ngờ chuyển biến xấu đi và Sùng Khánh Hoàng thái hậu qua đời.
Tạo hình Thái hậu trong phim Hậu cung Như Ý truyện.
Tới tháng 3/1777, Càn Long Đế đích thân cử hành đại lễ dâng thụy tại Thái Hòa môn, kính cẩn sách tôn thụy hiệu cho Hoàng thái hậu là Hiếu Thánh Từ Tuyên Khang Huệ Đôn Hòa Kính Thiên Quang Thánh Hiến Hoàng hậu. Bên cạnh đó, Càn Long còn xây riêng cho bà một lăng mộ, cách Thái lăng của Ung Chính không xa.
Không chỉ vậy, Càn Long Đế vẫn muốn vì Thái hậu mà làm nên một bảo tháp bằng vàng, dùng để đựng những cọng tóc rụng trên lược chải của bà mỗi ngày. Vào mỗi ngày đại lễ tang giá cử hành, Càn Long Đế lúc đó tuy đã gần 70 tuổi, nhưng ông vẫn rất mực cung kính mẹ đẻ, đều đích thân đến tế tang, tế rượu, tế điện. Các quan viên đều sợ ảnh hưởng thân thể Hoàng đế, nên kiến nghị cử người đi thay, nhưng Càn Long Đế vẫn một mực từ chối
Theo Saostar
Ác nữ 'Như Ý truyện' phải thở oxy vì diễn cảnh uống thuốc độc
Nữ diễn viên kiệt sức và phải thở oxy khi diễn cảnh bị hoàng đế Càn Long ép uống thuốc độc. Đây cũng là cảnh được mong chờ nhất trong phim "Hậu cung Như Ý truyện".
Càng về những tập cuối, diễn biến Hậu cung Như Ý truyện càng kịch tính. Trong hai tập 85 và 86 phát sóng ngày 12/10, Lệnh Ý Hoàng quý phi Yến Uyển (Lý Thuần) bị Thái hậu, Hoàng đế Càn Long và Du phi đồng loạt vạch tội.
Vì thấy hoàng đế đang bệnh mê man, Yến Uyển tìm cách tráo mật chỉ về người kế vị để con trai Vĩnh Diễm lên ngôi. Hành động này bị hoàng đế phát giác. Du phi thuận theo đó, kể tội Yến Uyển từ chuyện tìm cách dụ Lăng Vân Triệt để mong có thai đến chuyện bày mưu tố Như Ý - Lăng Vân Triệt tư tình.
Yến Uyển bị tố những tội ác suốt nhiều năm qua.
Thái hậu cũng vạch trần âm mưu hại Vĩnh Cơ của Yến Uyển. Mục đích của cô ta là loại đi đối thủ của Vĩnh Diễm, giúp con trai trở thành người kế vị. Trước những lời buộc tội này, Yến Uyển chỉ có thể phản kháng một cách yếu ớt.
Căm hận hành động độc ác của Yến Uyển, Càn Long lệnh cho người bóp miệng cô ta, đổ thuốc độc. Sau đó, trong lúc Yến Uyển đau đớn, quằn quại, nhà vua sẽ cho cô ta uống thuốc giải.
Mục đích của Càn Long là muốn Yến Uyển bị hành hạ, chết từ từ trong đau đớn. Đây là diễn biến được nhiều khán giả chờ đợi bởi Yến Uyển là người gây ra nhiều tội ác nhất hậu cung Tử Cấm Thành.
Mới đây, đoàn phim tung lên đoạn video hậu trường phân cảnh quan trọng này. Trong đó, diễn viên Lý Thuần phải thở oxy trong lúc nghỉ giữa cảnh quay. Lý do là cô phải liên tục gào khóc, diễn cảnh uống thuốc độc nhiều lần dẫn đến kiệt sức.
Clip hậu trường cho thấy diễn viên Lý Thuần phải thở oxy trên phim trường.
Cái kết của Lệnh ý Hoàng quý phi có phần bi thảm so với nguyên tác tiểu thuyết. Lý Thuần diễn tốt vai diễn Vệ Yến Uyển đến mức nhiều khán giả phẫn nộ. Trang Weibo cá nhân của cô bị không ít anti-fan tấn công.
Bên cạnh đó, nhiều khán giả dành lời khen cho cô bởi diễn xuất tài tình, khiến nhân vật trở thành kẻ bị căm ghét.
Nhận xét về vai diễn của mình, nữ diễn viên chia sẻ: "Những chuyện mà Vệ Yến Uyển làm đúng là trái ngược hoàn toàn với con người tôi. Sau này tôi không dám đóng vai phản diện nữa".
Theo 2sao.vn
Cái kết của Như Ý chính là bi kịch cuộc đời một nàng dâu Như Ý trong phim sắp qua đời nhưng ta còn gặp nhiều 'Như Ý' hiện đại ở ngoài kia lắm. Dành cả cuộc đời để thương một người, cuối cùng chỉ nhận lại toàn đắng cay. Càng gần đến cái kết, Như Ý truyện càng ngược tâm, càng khiến khán giả đau lòng. Đã biết rõ từ trước kết cục của Như Ý...