Thái độ Trung Quốc khi Nhật-Đài bắt tay ngoài Sensaku
Trung Quốctỏ thái độ bực tức hôm 10/4, sau khiNhậtvàĐài Loanký thỏa thuận nghề cá tại quần đảo tranh chấpSenkaku/Điếu Ngưởbiển Hoa Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu trong cuộc họp báo vào ngày 10/4 chi biết: “Chúng tôi cực kỳ lo ngại về việc Nhật và Đài Loan thảo luận và ký kết thỏa thuận nghề cá. Chúng tôi hy vọng Nhật nghiêm túc tôn trọng cam kết về vấn đề Đài Loan và hành động thận trọng, phù hợp”.
Tin từ Reuters, Nhật chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và công nhận Đài Loan thuộc về Trung Quốc, song vẫn duy trì quan hệ kinh tế và văn hóa với Đài Bắc.
Theo thỏa thuận giữa Tokyo và Đài Bắc, các tàu đánh cá của 2 bên được phép khai thác trong một vùng biển bao gồm các khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý chồng lấn mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi
Video đang HOT
Ông Michihiko Komatsu, từ Hiệp hội giao lưu Nhật Bản (IAJ) cho biết “Vùng quản lý đánh bắt chung sẽ bao gồm vùng biển gần quần đảo Senkaku, nhưng sẽ nằm ngoài lãnh hải Nhật Bản”.
Trước đó, Nhật Bản và Đài Loan đã từng xảy ra những màn đối đầu căng thẳng trên đảo Senkaku với 2 lần đấu vòi rồng, một lần vào đầu tháng 9 năm ngoái, và gần đây nhất là cuối tháng 1/2013.
Nhưng sự thay đổi chiến thuật lần này của Nhật Bản cho thấy đây là bước đi khôn ngoan nhằm ngăn cản Đài Loan có khả năng bắt tay với Bắc Kinh để gây sức ép với Nhật Bản.
Người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu đã từng nói: “Mặc dù chúng ta không thể chia sẻ chủ quyền chủ quyền, nhưng chúng ta có thể chia sẻ các tài nguyên”.
Trong khi đó căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống.
Theo vietbao
Báo TQ: Triều Tiên không thể biện minh cho "hành động quá đáng"
Là phụ bản của Nhân dân Nhật báo, nhưng Global Times cũng phải thừa nhận tình trạng căng thẳng do Triều Tiên gây ra đã khiến cho cả thế giới bị sốc.
Tên lửa Triều Tiên trong cuộc diễu binh.
Theo Global Times, mặc dù hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng có rất ít khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên, tranh luận nóng bỏng về nguy cơ chiến tranh đã ảnh hưởng xấu đến tình hình ở Đông Bắc Á. Thế giới bên ngoài cảm thấy không an tâm về việc liệu nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un có thực sự nhận thức được những hậu quả thảm khốc khi chơi "con bài chiến tranh".
Các học giả Trung Quốc cho rằng Bình Nhưỡng không muốn chiến tranh. Mục đích của Bình Nhưỡng là biến Hiệp ước đình chiến Triều Tiên 1953 thành một hiệp ước hòa bình và được đảm bảo an ninh lâu dài. Một số người cho rằng Bình Nhưỡng đang áp dụng biện pháp cực đoan để thúc ép cộng đồng quốc tế phải chấp nhận đòi hỏi nói trên của CHDCND Triều Tiên.
Chỉ có điều, cuộc khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên không phải là một kịch bản "bất di, bất dịch". Không một ai biết trước liệu tình hình có vượt ra ngoài tầm kiểm soát hay không. Chế độ Triều Tiên coi vũ khí hạt nhân là "quốc bảo". Loại vũ khí này kích thích thói hoang tưởng của Triều Tiên hơn cả sức mạnh răn đe thật sự của nó.
Theo Global Times, Triều Tiên cần phải nhận ra đại cục và phải ứng xử một cách khôn khéo. Hành động khiêu khích gần đây tiếp tục làm tổn hại thêm uy tín của Triều Tiên và làm cạn kiệt khả năng áp dụng chiến lược răn đe của nước này trong tương lai.
Tình hình an ninh của Triều Tiên không đến nỗi tuyệt vọng đến mức phải Bình Nhưỡng có hành động vô đạo. Các nguồn lực cần thiết cho phát triển kinh tế không thể nào đạt được thông qua các thủ đoạn vô đạo đức.
Khi phải đối mặt với tình hình quốc tế đang ngày càng xấu đi và sự đoàn kết dân tộc phụ thuộc nhiều vào đối đầu với thế giới bên ngoài, Triều Tiên khó có thể theo đuổi con đường phát triển.
Trung Quốc và Nga là đối tác chiến lược của Triều Tiên. Nhưng nếu Bình Nhưỡng tiếp tục gây căng thẳng ở Đông Bắc Á trái ngược với lợi ích của hai nước nói trên, sự ủng hộ Triều Tiên của công chúng Trung Quốc đang dần phai nhạt. Về dài hạn, điều này quả là bất lợi cho Triều Tiên.
Sau nhiều lần đối đầu, Triều Tiên và liên minh Mỹ-Hàn đã nhận ra thực chất của nhau. Cả hai bên đều không muốn kích động Cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai. Những lời lẽ "đao to, búa lớn" về vũ khí hạt nhân, chiến tranh của Triều Tiên đang trở thành vô nghĩa.
Theo Global Times, Mỹ và Hàn Quốc cũng nên rút ra bài học, đặc biệt là Hàn Quốc. Hai nước cần có thái độ nghiêm túc giúp Bình Nhưỡng xây dựng lòng tin để giảm thiểu căng thẳng. Nếu không, Triều Tiên sẽ tiếp tục giở thủ đoạn với Hàn Quốc.
Theo vietbao
Quang cảnh Thủ đô Bình Nhưỡng trước "giờ G" Trong bối cảnh quân độiMỹ,Hàn QuốcvàNhật Bảnđang căng mắt dõi theo mọi động thái từ phía lãnh thổ Triều Tiên, Thủ đô Bình Nhưỡng vẫn hoàn toàn im ắng trước "giờ G". Những hình ảnh mới nhất về Thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên vừa được một luật sư người Trung Quốc chụp lại và gửi cho hãng tin CNN đăng tải....