Thái Bình: Ngắm những con ba ba khổng lồ to đến phát khiếp trong cái ao chưa đến 1 sào
Trao đổi với DANVIET.VN, ông Trương Văn Cảm cho hay, với 1 ao vỏn vẹn chưa đến 1 sào nhưng khi chuyển từ nuôi cá sang nuôi ba ba gai khổng lồ, gia đình ông khá giả hẳn lên.
Mô hình nuôi ba ba gai khổng lồ của gia đình Cảm ở xã An Bình, huyện Kiến Xương (Thái Bình).
Về xã An Bình, hỏi ông Cảm nuôi ba ba không ai là không biết, bởi ông là một trong những người đầu tiên nuôi con ba ba gai khổng lồ ở cái xã này…
Nhờ nuôi ba ba to đến phát khiếp mà mỗi năm gia đình ông Cảm có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Từ ngày ông Cảm đưa giống ba ba gai về nuôi, cả xóm vui nhất là những lúc ông lội xuống ao đi một vòng và tóm cổ những con ba ba khổng lồ đưa lên mặt nước. Cứ mỗi lần ông tóm được 1 con đưa lên mặt nước, đội lên đầu là lũ trẻ con, người lớn hô lên thích thú, trầm trồ xuýt xoa khen ngợi.
Những lúc đó, cái ao nuôi ba ba gai khổng lồ rộng chưa tới 1 sào của gia đình ông Cảm chộn rộn, náo nhiệt hẳn lên.
Ngày đầu tiên ông Cảm mò bắt ba ba lên, mọi người bảo con ba ba ông Cảm nuôi to đến phát khiếp. Ba ba gì mà lưng to như cái mâm, cái đầu thì to như cổ chân người lớn. Bắt ba ba lên nghe nó thở phì phì như trâu… nhìn thấy mà hãi.
Cũng như bao nhiêu khách hiếu kỳ, câu chuyện giữa phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN với ông Cảm xung quanh con ba ba gai khổng lồ cứ rôm rả như ngô rang.
Rót chén trà mời khách ông Cảm kể, mang tiếng là ở nông thôn nhưng đất nhà ông lại chật chội. Ngoài cái nhà, cả cơ ngơi nhà ông có mỗi cái ao rộng 200m2 để kiếm tiền. Nhưng khổ nỗi, ở cái ao bé đấy, bao nhiêu năm ông Cảm nuôi thả cá mà chẳng khá lên được.
Cá nuôi ở ao chật đã chậm lớn, mỗi khi trái gió trở trời, nắng nóng hay giá rét, lũ cá còn chết dần chết mòn. Có thời gian chán, ông Cảm không thèm ngó ngàng gì tới cái ao. Nhưng rồi, cuộc sống khó khăn, bao nhiêu thứ cần đến đồng tiền, khiến nhiều lúc ông Cảm “nghĩ đi tính lại” phải làm sao bắt cái ao đó phải làm ra tiền.
Trung bình nuôi khoảng 3 năm ba ba gai sẽ xuất bán được và thường đạt trọng lượng trên dưới 4kg/con, nếu chăm tốt ba ba gai có thể đạt trên 5kg/con.
Một lần, cơm nước xong ông Cảm ngồi xỉa tăm xem ti vi vô tình mở đúng cái chương trình đang chiếu mô hình nuôi ba ba gai ở trên Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Nghe thấy nuôi loài ba ba gai khổng lồ cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt nuôi con ba ba này không cần diện tích lớn và thức ăn lại dễ kiếm, ông Cảm đã thấy “bồ kết”.
Thấy nuôi loài ba ba gai khổng lồ phù hợp với điều kiện đất chật và cái ao nhỏ của gia đình, đầu năm 2000, ông Cảm liền bắt xe lên tận thị xã Nghĩa Lộ tìm tới tận trang trại nuôi ba ba gai để xin thăm quan học hỏi.
Lúc lên tới nơi ông Cảm thấy toàn ba ba gai to khổng lồ đến phát khiếp mà mê quá. Có con ba ba gai còn “siêu to khổng lồ” hơn cả con ông xem trên ti vi hôm trước. Sau khi nắm bắt được kỹ thuật nuôi ba ba, được truyền đạt kinh nghiệm nuôi ba ba, ông liền “xuống tiền” mua luôn 20 con ba ba gai giống về nuôi thử.
“Bấy giờ, mỗi con ba ba gai giống có giá 70.000 đồng. Hồi đó, vàng mới có hơn 300 ngàn một chỉ thôi. Xách lũ ba ba giống về làng nói chuyện, ai cũng lè lưỡi chê tôi dở dơi bỏ đống tiền mua mấy con ba ba”, mặn chuyện, ông Cảm kể lại với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Video đang HOT
Tuy điều kiện tự nhiên ở địa phương khác với trên vùng Yên Bái, nhưng đàn ba ba không những không chết con nào mà còn thích nghi và phát triển tốt với môi trường ở đồng chiêm trũng Thái Bình. Sau một năm miệt mài chăm sóc, đàn ba ba của ông Cảm lớn nhanh và được ông bán mỗi con với giá 170.000 đồng. Tức là ông cứ bán 2 con ba ba gai là mua được hơn 1 chỉ vàng. Cả làng trầm trồ khen ngợi.
“Cứ bán mỗi con ba ba gai thịt là tôi lãi hẳn 100.000 đồng. Ngày đó không có một vật nuôi dưới nước nào hiệu quả bằng con ba ba gai. Thức ăn cho ba ba gai ở quê lại dễ kiếm như giun, ốc, cá tạp… nên chi phí chăn nuôi thấp. Tôi nhớ, tôi nuôi 20 con ba ba đó giống như nuôi chơi vậy, làm chơi nhưng lại ăn thật và kiếm hẳn được 2 triệu đồng”, ông Cảm nhớ lại.
Xung quanh ao nuôi ba ba, ông Cảm xây tường bao để tránh trường hợp ba ba có thể bò ra ngoài, trên mặt ao ông thả bèo tây với mục đích làm mát về mùa hè và giữ ấm về mùa đông
Thấy hiệu quả kinh tế cao, ông tiếp tục mở rộng mô hình nuôi ba ba gai. Đến nay gia đình ông Cảm đang nuôi hơn 700 con ba ba gai trong diện tích ao rộng 200m2. Trung bình mỗi năm, ông Cảm xuất bán hơn 600kg ba ba gai thương phẩm. Giá bán ba ba gai thương phẩm dao động từ 430.000 -450.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, gia đình ông Cảm lãi hơn 130 triệu đồng.
Theo ông Cảm, ba ba gai là một loại ba ba vô cùng dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với các loại ba ba thông thường.
Xung quanh ao nuôi ba ba, ông Cảm xây tường bao để tránh trường hợp ba ba có thể bò ra ngoài. Trên mặt ao ông Cảm thả bèo tây với mục đích làm mát về mùa hè và giữ ấm về mùa đông cho đàn ba ba. Toàn bộ ao nuôi ba ba của gia đình ông đều có hệ thống dẫn và thoát nước nhằm lưu thông và không để nguồn nước bị ô nhiễm dễ lây bệnh cho ba ba.
Vĩnh Long: Đi tát mương bắt được con càng đước khổng lồ, ai xem cũng trầm trồ
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Cảm cho biết, so với các loại vật nuôi khác thì giống ba ba này khá dễ nuôi và cho hiệu quả kinh tế cao. Trung bình nuôi khoảng 3 năm là ba ba sẽ đạt trọng lượng trên dưới 4kg, nếu giữ lại nuôi tiếp thì mỗi năm tiếp theo ba ba gai sẽ lớn được từ 3-5kg và sẽ cho hiệu quả kinh tế cực cao.
“Nếu trên cùng một diện tích thì không một loại vật nuôi thủy sản nào cho kinh tế bằng nuôi ba ba gai. Nếu nuôi cá thì một năm may mắn lắm thì kiếm được vài triệu đồng, còn không là mất cả chì lẫn chài, vì ao nhỏ nuôi cá không hiệu quả. Trong khi đó, ba ba là một loại vô cùng dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn lại rẻ tiền dễ kiếm và rẻ tiền, không cần diện tích lớn.
Cũng theo ông Cảm, đầu ra ba ba gai khá ổn định, chỉ cần cầm điện thoại a lô là có người đến tận nhà bắt. Thương lái chủ yếu là từ Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương…đến mua những con ba ba gai khổng lồ nhà ông Cảm. Ông Cảm cho hay, nuôi ba rất chắc ăn, chi phí đầu tư cho mô hình thấp, nuôi ba ba không bao giờ sợ lỗ.
Từ khi chuyển sang nuôi ba ba, gia đinh ông Cảm có cuộc sống tốt khấm khá hơn trước.
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi ba ba gai, ông Cảm cho hay, ba ba gai có thể nuôi trong bể xi măng hoặc trong ao, diện tích ao tùy thuộc vào mật độ thả nuôi, nhưng phải đảm bảo mật độ 0,5 – 2 con/m2, độ sâu mực nước ao từ 1,5 – 2m.
Đáy ao nuôi ba ba cần xây dựng sao cho có độ nghiêng dần về cống thoát nước, góc ao phải có lối cho ba ba bò lên khu đất trống để phơi nắng khi cần thiết.
Người nuôi phải đảm bảo nước trong ao, bể nuôi ba ba luôn sạch. Vào mùa đông nên chú ý để bèo nhiều, giúp hút chất bẩn trong nước và giữ ấm cho ba ba. Vào mùa hè thì vớt bớt bèo đi, tạo thông thoáng cho ba ba phát triển…
Thái Bình: Cụ thương binh cụt 1 chân, 85 tuổi vẫn "nuôi đủ thứ con", vợ ngày nào cũng có tiền
Là thương binh, tuy bị cụt một chân, nhưng cụ Nguyễn Quang Trung, 85 tuổi, ở khu Giang Nam, thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương (Thái Bình) vẫn miệt mài chăn nuôi "đủ thứ con".
Cụ Trung bảo, chăn nuôi chim bồ câu, ngan, gà, vịt, ngỗng giúp cụ khỏe mà sáng ra có cái cho cụ bà đi chợ...
Giữa cái nắng chói chang của mùa hè, chúng tôi tìm đến gia đình cụ Nguyễn Quang Trung, lúc chúng tôi đến thì ông Trung đang ở khu chuồng trại nuôi chim bồ câu, nuôi ngỗng trắng để cho đàn vật nuôi ăn. Do cụ Trung đang dở tay nên khi thấy chúng tôi đến vợ cụ liền ra tiếp chuyện.
Cụ Nguyễn Quang Trung giới thiệu về giống chim bồ câu ta đang được nuôi trong trang trại của gia đình.
Bà bảo, ông ấy năm nay đã 85 tuổi nhưng nuôi không thiếu thứ gì hết, nào chim bồ câu, nào gà, vịt, ngan, ngỗng...đủ cả. Ngày nào cũng có đồ để cho tôi đi chợ, ngày nào cũng tiền, hai ông bà già tiêu không hết.
"Thấy ông vất vả, nhiều lần tôi và các con khuyên ông nghỉ ngơi thôi nhưng ông ấy không chịu mà vẫn cứ làm. Hễ ngồi chơi một tý là ông ấy "ngứa chân ngứa tay" không chịu được, bảo không làm buồn chân buồn tay sinh ra ốm yếu...", vợ cụ Trung mặn chuyện.
Xong việc ngoài khu chuồng trại, cụ Trung trở vào trò chuyện. Cụ kể, năm 1960, cụ nhập ngũ và được đơn vị cử đi học trung cấp y.
Đến năm 1966 là thời điểm ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cụ được điều động vào phục vụ chiến trường Quảng Trị.
Năm 1968, không may đơn vị bị máy bay địch thả bom, cụ may mắn sống sót nhưng do vết thương quá nặng nên cụ mãi mãi mất đi một chân. Cụ trở về quê hương Thái Bình với tỷ lệ thương tật 51%, xếp hạng thương binh 3/4, và tiếp tục công tác trong ngành y.
Ngoài nuôi chim bồ câu, cụ Nguyễn Quang Trung còn nuôi hàng trăm con gà thịt, hàng ngàn con ngan, ngỗng, vịt thịt, vịt đẻ. Trong ảnh: Cụ Nguyễn Quang Trung giới thiệu một con ngỗng trắng to nuôi trong trang trại của gia đình...
Sau khi về hưu, với bản chất cần cù, chịu khó của người nông dân, ý chí của người lính bộ đội Cụ Hồ năm xưa, cụ Trung tiếp tục tìm cách làm giàu, làm kinh tế.
Nuôi đàn ba ba to "đến phát khiếp", lão nông này thành tỷ phú
Nhận thấy địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi, cụ mạnh dạn thuê 3 mẫu ruộng trũng để chuyển đổi làm trang trại.
Dẫn phóng viên Dân Việt đi thăm quan mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp, cụ Trung cho biết, hơn chục năm về trước, nơi đây là vùng trũng, đất bỏ hoang rất nhiều.
"Tiếc đất, tiếc của tôi cùng với người bạn xin thuê thầu, cải tạo để phát triển kinh tế. Ban đầu chủ yếu nuôi những vật nuôi truyền thống như: gà, ngan, vịt, cá...với quy mô nhỏ nên hiệu quả kinh tế không cao...", cụ Trung nhớ lại.
Đang loay hoay tìm hướng đi mới thì trong một lần tình cờ xem trên ti vi, cụ Trung nhận thấy mô hình nuôi chim bồ câu ta cho hiệu quả kinh tế cao. Sau nhiều lần tìm hiểu và đi thăm quan thực tế, đến năm 2010 cụ Trung đưa loại chim bồ câu ta về nuôi thử nghiệm.
Dù mới đưa về nuôi lần đầu, nhưng chim bồ câu ta phát triển rất tốt và cho hiệu quả kinh tế khá.
Thức ăn cho chim bồ câu ta chỉ là thóc, ngô... nên được bà con và thương lái ưa chuộng vì thịt chắc, thơm ngon.
Nhận thấy nuôi bồ câu ta cho hiệu quả kinh tế cao, cụ Trung tiếp tụ mở rộng chuồng trại để nuôi với số lượng lớn hơn.
Đến nay, sau gần 10 năm nuôi, hiện đàn bồ câu của cụ Trũng đã lên tới gần 200 đôi chim sinh sản. Trung bình mỗi tháng cụ bán gần 50 đôi chim câu thịt thương phẩm, với giá bán chim bồ câu thịt khoảng 120 ngàn/đôi.
Cũng theo cụ Trung, chim bồ câu ta siêu thịt, có thể nặng từ 1,2 kg trở lên, chi phí nuôi thấp mà giá trị kinh tế cao. Thịt chim bồ câu ta nuôi bằng thóc, ngô có giá trị dinh dưỡng khá cao, rất bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe người già, người mới ốm dậy và trẻ em.
Chim bồ câu ta thường đẻ 8 lứa/năm, mỗi lứa 2 trứng. Thời gian ấp trứng 15 ngày và chim non nuôi đến 1 tháng là có thể xuất bán. Thức ăn cho chim bồ chỉ là thóc, ngô nên được bà con và thương lái ưa chuộng vì thịt chắc, thơm ngon.
Cụ Trung bán chim bồ câu với giá bán 120.000 đồng/đôi thương phẩm, giá bán chim bồ câu giống là 150.000 - 160.000 đồng/đôi,
Cụ Nguyễn Quang Trung cho rằng, tham gia lao động, chăn nuôi giúp cụ vui, sống khỏe...
Ngoài nuôi bồ câu, cụ Trung còn nuôi hàng trăm con gà thịt, hàng ngàn con ngan, ngỗng, vịt thịt, vịt đẻ....Hầu như ngày nào gia đình cụ cũng có sản phẩm để bán.
Nhờ nuôi đủ thứ mà tháng nào cụ Trung cũng có "bỏ ống" được trên 10 triệu đồng.
Cụ Trung tâm sự: "Vì tuổi đã cao lên tôi không thể nuôi chuyên một thứ với quy mô lớn được, mình cứ nuôi mỗi loại một ít. Nuôi nhiều thứ, mỗi loại một ít thì gộp lại thu nhập cũng khá, chưa kể nhà mình nuôi được nên ăn uống thỏa mái, rồi cho các con, các cháu...Chả gì bằng của nhà nuôi được".
"Cứ mỗi lứa tôi nuôi hơn một trăm con gà lai chọi, hàng nghìn con vừa ngỗng, ngan, vịt đẻ và vịt thịt... Bán hết ứa này lại vào lứa mới, cứ quanh năm suốt tháng như vậy. Vì chim, gà, vịt, ngan, ngỗng nhà tôi chủ yếu nuôi bằng thóc ngô nên thịt chắc, thơm ngon. Vì thế, chhẳng bao giờ tôi phải mang đi đâu bán, dân quanh đây họ đến tận nhà mua hết", cụ Trung chia sẻ.
Bị nước cuốn xuống cống, bé trai 4 tuổi tử vong Trong lúc tắm mưa, bé trai 4 tuổi ở Bình Dương bị nước cuốn xuống cống và tử vong. Nhà chức trách đang làm rõ trách nhiệm trong vụ việc. Tối 10/6, Công an thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, đang điều tra, làm rõ nguyên nhân một bé trai 4 tuổi tử vong dưới cống thoát nước. Khu vực cống thoát...