Thái Bình: Khởi tố hai bị can đào trái phép đất đầm đem bán
Từ năm 2021 đến thời điểm bị bắt, 2 bị can đã khai thác trái phép đất đầm, bán cho nhà máy gạch của Công ty CP Đầu tư kinh tế Hồng Hà lấy hơn 1,1 tỉ đồng.
Ngày 30.3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam Đặng Văn Châu (48 tuổi) và Nguyễn Văn Tân (53 tuổi, cùng trú tại H.Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) về tội “khai thác trái phép khoáng sản”.
Bị can Đặng Văn Châu tại cơ quan điều tra. Ảnh CACC
Trước đó, ngày 15.3 vừa qua, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh Thái Bình) đã ra Quyết định khởi tố vụ án “vi phạm quy định về nghiên cứu thăm dò, khai thác tài nguyên” theo Điều 227, Bộ luật Hình sự.
Ngày 16.3, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã chuyển hồ sơ vụ án đến Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình để tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, xử lý các đối tượng theo quy định pháp luật.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 2.3, qua công tác trinh sát tại khu vực đầm giáp đê biển số 6 (thuộc địa phận thôn Hưng Long Bắc, xã Đông Long, H.Tiền Hải), Tổ công tác Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Thái Bình phối hợp Công an H.Tiền Hải bắt quả tang một số người điều khiển phương tiện (gồm 1 máy múc loại 200PC, 5 xe ô tô tải) đang có hoạt động khai thác, múc đất (nghi là khoáng sản) đưa lên xe ô tô tải vận chuyển đến bán cho Công ty CP Đầu tư kinh tế Hồng Hà (ở xã Đông Trà, H.Tiền Hải) để làm vật liệu xây dựng.
Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận, Châu (là chủ đầm) thỏa thuận với Tân dùng máy múc xúc đất đưa lên các xe tải vận chuyển đất vào nhà máy gạch của Công ty CP Đầu tư kinh tế Hồng Hà để bán.
Cả hai bắt đầu công việc từ năm 2021. Đến thời điểm bị bắt (tháng 2.3), tổng khối lượng đất các đối tượng đã khai thác từ đầm vận chuyển bán cho nhà máy gạch của Công ty CP Đầu tư kinh tế Hồng Hà là 9.225 m 3 trị giá hơn 1,1 tỉ đồng.
Video đang HOT
Những chuyên án rúng động Tây Nam Bộ
Thời gian qua, công an các tỉnh, thành phố tại vùng Tây Nam Bộ đẩy mạnh công tác tấn công trấn áp tội phạm với phương châm "đánh mạnh, đánh trúng" vào các đường dây tội phạm, đối tượng cầm đầu nhằm "xử lý một vụ có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực".
Nhiều chuyên án lớn được xác lập, đấu tranh, triệt phá...
Những vụ án trốn thuế "khủng"
Tháng 4-2022, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Ngô Phú Cường (tức Cường "cát") để điều tra về hành vi trốn thuế. Cường "cát" là cái tên quen thuộc trong giới kinh doanh cát tại An Giang và Đồng bằng sông Cửu Long.
Mặc dù được dân trong giới kinh doanh mua bán tài nguyên khoáng sản gọi là Cường "cát" nhưng thực tế đối tượng này chưa từng được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động trong lĩnh vực khai thác cát sông trên địa bàn An Giang. Qua tìm hiểu của phóng viên, được biết Cường đã thành lập và trực tiếp quản lý, điều hành 4 công ty kinh doanh mua bán cát. Thông qua 2 số tài khoản cá nhân của mình từ năm 2016 đến năm 2020, Cường đã giao dịch số tiền mua bán cát là hơn 63 tỷ đồng.
Công an tỉnh An Giang tống đạt quyết định khởi tố và khám xét nơi ở, nơi làm việc của Ngô Phú Cường (tức Cường "cát").
Tuy nhiên, Cường không xuất hóa đơn, không ghi chép vào sổ sách kế toán, không kê khai nộp thuế số tiền này. Kết quả giám định của Cục Thuế tỉnh An Giang bước đầu xác định Cường đã trốn thuế với số tiền trên 19 tỷ đồng. Vụ án đang được Công an tỉnh An Giang tiếp tục mở rộng điều tra...
Trốn thuế trong lĩnh vực kinh doanh vàng cũng là một "món mồi" béo bở được đối tượng dùng mọi thủ đoạn để thực hiện bằng được. Trong chuyên án điều tra đường dây buôn lậu do Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường) cầm đầu, ngoài các tội danh như: "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài", "Buôn lậu đường cát", "Buôn lậu vàng", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới", "Rửa tiền"... Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đã đấu tranh, làm rõ hành vi trốn thuế của Mười Tường. Với thủ đoạn lập ra nhiều công ty, cơ sở kinh doanh với các lĩnh vực khác nhau, từ năm 2010 đến năm 2020 đối tượng Mười Tường đã không thực hiện việc kê khai nộp thuế theo quy định với tổng số tiền là hơn 4.000 tỷ đồng.
Căn cứ vào từng mặt hàng cũng như lĩnh vực kinh doanh, cơ quan chức năng đang khẩn trương làm rõ, xác định số tiền mà Mười Tường trốn thuế.
Ngoài ra, trong đường dây buôn lậu do Mười Tường cầm đầu, thực hiện, một số tiệm vàng trên địa bàn TP Châu Đốc đã được Cơ quan điều tra Công an tỉnh An Giang xác định có dấu hiệu trốn thuế.
Đối tượng Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường).
Điển hình như: Tiệm vàng Trương Hưng, từ năm 2014 đến năm 2020, đã không kê khai nộp thuế theo quy định tổng số tiền gần 9.000 tỷ đồng; tiệm vàng Trương Liêm từ năm 2014 đến năm 2020 không kê khai nộp thuế theo quy định tổng số tiền hơn 3.600 tỷ đồng... Đặc biệt, liên quan vụ án này, ban chuyên án đã mở rộng điều tra với quyết tâm làm trong sạch lực lượng, xử lý cán bộ vi phạm, tiếp tay cho tội phạm. Cụ thể, ban chuyên án đã phát hiện và tiến hành khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Văn Võ (sinh năm 1968, cư trú ấp Bình Phú, xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), nguyên cán bộ Công an tỉnh An Giang đã tham gia trực tiếp vào các giao dịch ngân hàng nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp nhiều tỷ đồng do Mười Tường phạm tội mà có.
Trước đó, vào tháng 3-2021, sau khi khởi tố bị can Trần Trí Mãnh về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả" với hành vi sản xuất, buôn bán phụ tùng xe gắn máy và nhớt xe giả các loại, trong quá trình điều tra mở rộng chuyên án, Cơ quan công an tiếp tục làm rõ từ năm 2018 đến tháng 3-2021, thông qua các hoạt động kinh doanh của mình, Trần Trí Mãnh đã không kê khai nộp thuế theo quy định số tiền trên 161 tỷ đồng nhằm thực hiện hành vi trốn thuế gần 49 tỷ đồng.
Trong quá trình đấu tranh với Mãnh để làm rõ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang phát hiện trước khi bị bắt hơn 2 tháng, Mãnh chuyển khoản cho một số tài khoản lạ với số tiền 10 tỷ đồng với mục đích cá nhân. Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đã khởi tố, bắt giữ 4 đối tượng liên quan...
Với quan điểm không có vùng cấm, không có ngoại lệ, hiện nay Công an tỉnh An Giang đang tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan chức năng để truy xét và truy thu số tiền mà các đối tượng đã trốn thuế trong các vụ án. Đồng thời, tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ và cương quyết xử lý nghiêm minh theo pháp luật đối với những tập thể, cá nhân nào có hành vi tiếp tay hoặc bao che cho các đối tượng thực hiện hoạt động trốn thuế. Những vụ án trốn thuế trên như một hồi chuông cảnh báo về công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng trong ngành thuế nhằm tránh gây thất thoát tài sản nhà nước.
Phá nhiều vụ án lừa đảo quy mô lớn
Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ở vùng sông nước Cửu Long đang có những diễn biến hết sức phức tạp. Đáng chú ý các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đầu tư mua bán đất đai, bất động sản được các đối tượng thực hiện hết sức tinh vi, có sự dàn xếp, sắp đặt khiến nạn nhân bị lừa đảo trong suốt một thời gian dài mà không hay biết. Với thủ đoạn ranh mãnh, tinh vi dưới lớp bọc là một doanh nhân thành đạt, là chủ nhiều công ty hoạt động đa lĩnh vực, Võ Thanh Long (sinh năm 1983, cư trú tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ; nguyên Tổng Giám đốc Công ty CP quốc tế Ước mơ Việt và Công ty CP Bất động sản Cao Thắng) đã cầm đầu, tổ chức cho các đồng phạm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 816 bị hại ở 39 tỉnh, thành phố với số tiền 159,7 tỷ đồng. Đây là vụ án xâm phạm về sở hữu có quy mô lớn nhất từ khi thành lập tỉnh Hậu Giang đến nay.
Nhớ lại đầu năm 2017, lễ khánh thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Phú Hữu - Hậu Giang (xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) diễn ra rầm rộ, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Dù chưa có quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Hậu Giang, đồng thời chưa được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cấp giấy phép hoạt động nhưng Võ Thanh Long đã cùng nhân viên của mình tổ chức hàng trăm đoàn khách tham quan, nhằm kêu gọi góp vốn với nhiều hình thức. Chỉ trong thời gian 2,5 năm, Long cùng đồng bọn đã huy động vốn của 816 người ở 39 tỉnh, thành phố trên cả nước với số tiền 159,7 tỷ đồng bằng hình thức đa cấp như: Hợp đồng hợp tác đầu tư; thanh lý hợp đồng mua phiếu bảo trì của Công ty Ước mơ Việt để mua cổ phần Công ty Bất động sản Cao Thắng; bán cổ phần Công ty Cao Thắng; bán vé ITO; hợp đồng đại lý bán vé du lịch...
Để thu hút người dân bỏ tiền đầu tư vào công ty của mình, Võ Thanh Long cùng 9 đối tượng khác cung cấp thông tin sai sự thật về dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Phú Hữu để huy động vốn. Từ tháng 4-2018 đến tháng 10-2019, thấy việc kêu gọi hợp tác đầu tư, bán cổ phần không còn thuận lợi nên Võ Thanh Long tổ chức nhiều cuộc họp với các thành viên chủ chốt khác trong công ty để bàn bạc về chiến lược kinh doanh vé điện tử (vé ITO) lấy tiền đầu tư xây dựng dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Phú Hữu - Hậu Giang.
Phiên xét xử Võ Thanh Long cùng đồng phạm thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận.
Long phân công nhân viên Phòng IT chịu trách nhiệm thiết kế, lập trình website: "ve.phuhuutravel.com" để giao dịch, mua bán vé với khách hàng, phân công. Các nhân viên khác có nhiệm vụ phát triển thị trường kinh doanh, tìm kiếm khách hàng mua vé ITO. Ngoài ra, một nhóm nhân viên được giao phụ trách thuyết trình, Long cùng tham gia với vai trò là diễn giả chính tại hội thảo để giới thiệu về Công ty Cao Thắng, về dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Phú Hữu - Hậu Giang và các chính sách, quyền lợi mà khách hàng được hưởng khi mua vé nhằm thu hút nhiều người đầu tư tiền mua vé ITO của Công ty Cao Thắng. Ngoài tiền lương, Long còn chi tiền % doanh số mà Công ty Cao Thắng thu được từ việc bán vé ITO cho các thành viên chủ chốt của công ty. Khách mua vé ITO sẽ được công ty của Long tạo cho một tài khoản ID để truy cập vào website: "ve.phuhuutravel.com" thực hiện việc kiểm tra số lượng vé, xuất vé bán cho công ty.
Nhiều vụ án lớn được lực lượng công an các tỉnh miền Tây Nam Bộ giải mã.
Tuy nhiên, tất cả chỉ là màn kịch do Võ Thanh Long cùng cấp dưới diễn để lừa khách hàng. Cuối tháng 10-2019, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Bộ Công thương thông tin: website "ve.phuhuutravel.com" chưa được Công ty Cao Thắng thực hiện thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng với Bộ Công thương theo quy định, chưa tiến hành đăng ký hoạt động... Tin vào "bức tranh" do Võ Thanh Long và cấp dưới vẽ ra, nhiều trường hợp đã dùng tất cả số tiền là tài sản tích lũy từ nhiều năm, có người thấy lợi nhuận cao nên đi vay vốn ngân hàng để đầu tư... với mong muốn cải thiện kinh tế. Với hình thức bán vé ITO thông website: "ve.phuhuutrav[1]el.com", có 366 người đã tin tưởng đầu tư với tổng số tiền trên 50,4 tỷ đồng.
Võ Thanh Long đã bị kết án tù chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Cùng tội danh trên, 9 bị cáo là tay chân của Long cũng phải nhận các án phạt tù thích đáng.
Ông Phạm Văn Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh An Giang cho biết, thời gian qua tình hình doanh nghiệp trên địa bàn có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế, cụ thể là trốn thuế đang có những diễn biến khá phức tạp.
Trước câu hỏi của phóng viên về việc dư luận cho rằng có sự tiếp tay của cán bộ ngành thuế cho các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hay không, ông Phạm Văn Dũng khẳng định: "Đến nay, chưa có chứng cứ để nói cán bộ ngành thuế tỉnh An Giang có vi phạm liên quan. Hằng năm, hằng quý, hằng tháng, Cục Thuế tổ chức thanh, kiểm tra theo quy định quản lý thuế".
Quảng Ninh: Khởi tố 2 cán bộ Công ty CP Nhiệt điện Đông Triều TKV tội tham ô tài sản Thông tin được công bố tại hội nghị giao ban công tác tháng 8-2022 của Công an tỉnh Quảng Ninh vừa được tổ chức, dưới sự chủ trì của đại tá Đinh Văn Nơi - giám đốc Công an tỉnh. Đại tá Đinh Văn Nơi - giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh - chủ trì chương trình hội nghị giao ban công...