Thái Bình Dương tương lai trong tay Mỹ?

Theo dõi VGT trên

Về quân sự – an ninh, mặc dù Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về tiềm lực quân sự, nhưng những đầu tư mạnh mẽ cho quốc phòng của Trung Quốc đang thu hẹp dần khoảng cách tiềm lực sức mạnh với Mỹ.

Trong 4 năm nhiệm kỳ thứ nhất, chính quyền Obama đã tiến hành chuyển trọng tâm chính sách đối ngoại mạnh mẽ sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Những biểu hiện của chính sách này là khá rõ ràng, khi Mỹ đã tăng cường sự hiện diện tại khu vực, tích cực tham gia các thể chế đa phương. Chính vì vậy, xu hướng của chính sách này trong tương lai và những tác động của nó tới cấu trúc khu vực là điều được các nước châu Á vô cùng quan tâm.

Trong khoảng thời gian nhiệm kỳ II của chính quyền Obama, chiều hướng chính sách “tái cân bằng” của Mỹ sẽ bị chi phối bởi vai trò của giới hoạch định chính sách trong quá trình xác định khu vực ưu tiên và vấn đề tương quan lực lượng giữa Mỹ – Trung Quốc.

Tương lai trong tay ai

Về xác định khu vực ưu tiên, việc Quốc hội Mỹ ngày càng kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu ngân sách, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng cho thấy nguồn lực không cho phép Mỹ căng sức và cam kết quá mức ở tất cả các khu vực trên thế giới. Vì vậy, bên cạnh việc hiện đại hóa quân sự và cắt giảm số lượng binh lính, chính quyền Obama phải sắp xếp lại ưu tiên đối ngoại nói chung trong đó có ưu tiên dành cho các khu vực. Theo đó, chính quyền Obama sẽ giảm bớt sự hiện diện và cam kết ở Trung Đông – là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Mỹ và tăng cường ở châu Á – Thái Bình Dương.

Trong các cơ quan hoạch định chính sách, Quốc hội cũng có những tác động nhất định tới quá trình xác định khu vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Hiện nay, trong lĩnh vực đối ngoại, Quốc hội Mỹ đang quan tâm tới ít nhất là ba vấn đề, bao gồm chi tiêu ngân sách, các vấn đề pháp lý và lựa chọn chiến lược sắp tới của nước Mỹ.

Theo đó, đầu tiên, chính quyền Obama phải giải trình việc sử dụng ngân sách như thế nào để có thể triển khai chiến lược ở châu Á – Thái Bình Dương có hiệu quả trong bối cảnh cắt giảm chi tiêu cho quốc phòng. Thứ hai, các cơ quan liên quan phải điều chỉnh luật như thế nào cho phù hợp với những cơ chế Mỹ đang triển khai. Điển hình như nếu đàm phán TPP thành công, chính sách thương mại hiện hành sẽ phải được điều chỉnh cho phù hợp với các thỏa thuận thương mại mới. Thứ ba, chính quyền Obama phải xem xét phân bổ các nguồn lực hiện tại trong việc đáp ứng các mục tiêu chính sách mà không làm ảnh hưởng tới các mục tiêu chiến lược tại các khu vực khác trên thế giới.

Mặc dù vẫn còn những khó khăn trong nội bộ giới hoạch định phải giải quyết, Tổng thống Obama vẫn sẽ tiếp tục ưu tiên các chính sách cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Bởi vì, khu vực Tây Thái Bình Dương gồm nhiều các nước vừa và nhỏ là các nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, còn tiềm ẩn các cơ hội hợp tác, đầu tư. Các nước này sẽ giúp Obama đạt được các lợi ích về kinh tế, an ninh và ảnh hưởng; đồng thời, giải quyết các vấn đề trong nước như thất nghiệp, nợ công.

Một yếu tố tác động tới tương lai chính sách tái cân bằng của Mỹ chính là tương quan lực lượng giữa Mỹ – Trung. Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, sự phân bổ quyền lực thế giới cho thấy sức mạnh Mỹ đã suy yếu tương đối trong khi Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ. Trong khi, mục tiêu xuyên suốt của Mỹ là duy trì vị thế số 1 toàn cầu về sức mạnh và ảnh hưởng. Chính yếu tố này đã thúc đẩy chính quyền Obama kết nối các “nan hoa” ở châu Á – Thái Bình Dương với “đầu trục” Mỹ, nhằm ngăn chặn những yếu tố bất lợi do chênh lệch trong tương quan lực lượng với Trung Quốc gây ra.

Thái Bình Dương tương lai trong tay Mỹ? - Hình 1

Video đang HOT

Trong tương quan lực lượng Mỹ – Trung về kinh tế, chính phủ Mỹ trong hơn một thập niên qua luôn trong tình trạng nợ kinh niên, cụ thể 5.600 tỷ USD năm 2000, 7.930 tỷ USD năm 2005, 13.560 tỷ USD năm 2010, và năm 2012 là 16.066 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, Trung Quốc sau hơn 30 năm phát triển đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và có nguồn dữ trữ ngoại tệ khổng lồ là 1.500 tỷ USD năm 2008. Theo nhiều dự báo của Mỹ và quốc tế, trong tương lai, tương quan lực lượng sẽ tiếp tục theo chiều hướng bất lợi cho Mỹ và có lợi cho Trung Quốc. Theo dự báo của Goldman Sachs, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về mặt kinh tế vào năm 2041.

Về quân sự – an ninh, mặc dù Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về tiềm lực quân sự, nhưng những đầu tư mạnh mẽ cho quốc phòng của Trung Quốc đang thu hẹp dần khoảng cách tiềm lực sức mạnh với Mỹ. Năm 2010, Mỹ chi tiêu cho quốc phòng lớn gấp 9 lần của Trung Quốc (Mỹ: 692,8 tỷ USD, Trung Quốc: 76,4 tỷ USD). Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, Mỹ phải liên tục cắt giảm chi tiêu quốc phòng, thì Trung Quốc ngược lại. Ví dụ vào tháng 3 năm 2011, Bắc Kinh đã tuyên bố mức tăng 12,7%, nâng chi tiêu cho quốc phòng lên mức 91,5 tỷ USD.

Xét trên các khía cạnh khác như khả năng tác chiến toàn cầu và răn đe hạt nhân, Mỹ vẫn tỏ ra vượt trội so với Trung Quốc, song những động thái cứng rắn của Trung Quốc ở khu vực Đông Á khiến Mỹ không thể để lợi ích quốc gia cũng như lợi ích của các đồng minh ở khu vực bị đe dọa. Vì vậy, trong thời gian tới, song song với giải quyết các điểm nóng trên thế giới như Syria, Iran, Bắc Triều Tiên; Mỹ sẽ tiếp tục triển khai và làm sâu sắc thêm nội hàm của chính sách tái cân bằng.

Tương tác đa chiều

Cấu trúc khu vực có thể hiểu là tổng thể những tổ chức, thể chế, cơ chế, những dàn xếp, tiến trình,…nhằm duy trì hòa bình, ổn định của khu vực. Cấu trúc khu vực thường bao gồm 2 bộ phận chủ yếu là các dàn xếp song phương và các thể chế đa phương được xây dựng trên 2 lĩnh vực chính là chính trị – an ninh và kinh tế.

Với cách hiểu chung nhất về cấu trúc khu vực như trên, có thể thấy những triển khai “xoay trục” của Mỹ trên bình diện song phương và đa phương đã, đang và sẽ có những tác động sâu sắc tới cấu trúc khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong số các bộ phận cấu thành cấu trúc khu vực, các dàn xếp an ninh song phương giữ vai trò chủ đạo. Liên minh Mỹ – Nhật khẳng định vai trò trụ cột trong việc ứng phó với các thách thức an ninh ở khu vực Đông Bắc Á. Liên minh Mỹ – Hàn không ngừng được thắt chặt sau những động thái hạt nhân của Triều Tiên. Liên minh Mỹ – Philippines được làm sống lại sau những căng thẳng tại biển Đông năm 2011. Quan hệ Mỹ – Ấn được nâng cấp lên đối tác chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu của hai nước trong bối cảnh mới, được ví như mối quan hệ “định hình thế kỷ XXI”.

Bên cạnh hình thái “trục – nan hoa”, giữa các đồng minh của Mỹ đã có sự phối hợp với nhau như Mỹ-Nhật-Úc, Mỹ-Ấn-Nhật hay Mỹ-Nhật-Philippines. Các liên minh do Mỹ lãnh đạo có xu hướng kiên kết với nhau thành một mạng lưới phòng thủ đa phương. Chính Mỹ cũng khuyến khích các nước đồng minh năng động để chia sẻ trách nhiệm với Mỹ trong hoàn cảnh sức mạnh Mỹ đang suy giảm tương đối.

Các thể chế an ninh đa phương đang chứng kiến nhiều xáo trộn do chính sách xoay trục của Mỹ. Sự tham gia tích cực của Mỹ vào EAS kể từ 2011 có thể khiến hợp tác EAS tiến triển nhanh, trở thành một diễn đàn chủ chốt ở châu Á – Thái Bình Dương. Khi đó, nhiều khả năng EAS sẽ thay thế vị trí của ARF và ADMM trong hợp tác chính trị – an ninh ở khu vực.

Về cấu trúc kinh tế khu vực, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự thúc đẩy của Mỹ đang cạnh tranh tầm ảnh hưởng với các khu vực mậu dịch tự do ASEAN 1. Tuy chỉ hình thành bên lề APEC, nhưng nếu đàm phán giữa các nước tham gia Hiệp định thuận lợi, TPP với sự tham gia của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, Hàn,… hoàn toàn có khả năng vươn lên trở thành cơ chế tự do hóa kinh tế chủ đạo ở châu Á – Thái Bình Dương.

Như vậy, với thực tế chính sách xoay trục/tái cân bằng của Mỹ ít nhất vẫn sẽ được tiếp tục trong nhiệm kỳ II của Obama, những tác động của chính sách này tới cấu trúc khu vực sẽ còn phức tạp. Điều này đòi hỏi các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương phải có biện pháp phù hợp để ứng phó với những thách thức to lớn, nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định của khu vực.

Theo Dantri

Trung Quốc cũng đang “xoay trục” ngoại giao?

Phải chăng Trung Quốc, dưới thời tân chủ tịch Tập Cận Bình, đang tiến hành một cuộc "xoay trục" ngoại giao của riêng mình, song song với sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ về châu Á?

Trung Quốc cũng đang xoay trục ngoại giao? - Hình 1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Sáng kiến quốc tế quan trọng đầu tiên của Tập Cận Bình - chuyến công du nước ngoài chính thức đầu tiên đến tiên đến Nga, và ngay sau đó tham dự hội nghị thượng đỉnh BRIC ở Nam Phi - cho thấy Trung Quốc đang tìm cách gây dựng mối quan hệ với các cường quốc mới nổi hùng mạnh nhất thế giới để đối phó với chiến lược ngoại giao của Mỹ. Và trên thực tế, khả năng này đã được củng cố bởi tuyên bố mới đây của ông về quan hệ với Ấn Độ khi ông gọi đó là "một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất" đối với Trung Quốc.

Sự quan tâm ngay từ ban đầu đôi với quan hệ Trung-Ấn của Tập Cận Bình là một điểm mới lạ so với các nhà lãnh đạo trước đó. Ông đề ra cương lĩnh 5 điểm, giống như "5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình" của Jawaharlal Nehru được triển khai theo Hiệp định Panchsheel 1954.

Theo cương lĩnh của Tập Cận Bình, cho đến khi hoàn tất giải quyết các vấn đề lãnh thổ, hai nước nên hợp tác để giữ vững hòa bình và ổn định, ngăn chặn tranh chấp biên giới ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ toàn cục. Trung Quốc và Ấn Độ nên duy trì thông tin liên lạc chiến lược chặt chẽ nhằm duy trì quan hệ song phương "đi đúng hướng".

Ngoài ra, hai nước nên khai thác thế mạnh tương đối của nhau và mở rộng hợp tác cùng có lợi về cơ sở hạ tầng, đầu tư và các lĩnh vực khác; thúc đẩy quan hệ văn hóa để tăng cường tình hữu nghị; và mở rộng hợp tác trong các diễn đàn đa phương nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia đang phát triển trong việc đối phó với các thách thức toàn cầu. Cuối cùng, hai bên nên giúp đỡ giải quyết những mối quan tâm cốt lõi của nhau.


Mặc dù Tập Cận Bình đang phải đau đầu đối phó với những thách thức trong nước từ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào tháng 11 năm ngoái, và hiện đảm nhận thêm chức vụ Chủ tịch nước từ tháng 3, quan hệ với Ấn Độ có thể có tác động trực tiếp đến các điều kiện bên trong. Đơn cử, muốn ngăn chặn nạn buôn lậu m.a t.úy ở tỉnh Vân Nam ở phía cảnh sát và lực lượng an ninh Trung Quốc phải đặc biệt để tâm đến những diễn biến ở Myanmar, một đất nước cũng là mối quan tâm đặc biệt đối với Ấn Độ.

Tiếp đến là Tây Tạng, có lẽ là quan ngại an ninh trong nước lớn nhất của Trung Quốc, và cũng là nguồn gốc gây căng thẳng từ nhiều năm qua với Ấn Độ, do những tranh chấp lãnh thổ. Sự phẫn nộ gần đây của Trung Quốc đối việc Dalai Lama đến thăm tu viện Tawang ở Arunachal Pradesh, phần lãnh thổ bên phía Ấn Độ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, cho thấy vấn đề này vẫn đang có sức ảnh hưởng đến thế nào đến quan hệ hai nước.

Hu Shisheng, nhà phân tích chiến lượng Nam Á hàng đầu tại Viện Quan hệ Quốc tế đương đại Trung Quốc, nói rằng những chuyến thăm như vậy không có nghĩa "quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc đang trong tình trạng rối ren", mặc dù nguy cơ bất ổn còn cao.

Tuy nhiên, dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc dường như nhìn theo hướng tích cực nhiều hơn. Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, tờ Nhân dân Nhật báo, mới đây xác định "hai lĩnh vực quan tâm đối với Ấn Độ" có ý nghĩa quan trọng nhất. Với vấn đề biên giới được kiểm soát hiệu quả, sẽ có nhiều sự chú trọng hơn đối với "các vấn đề thương mại và đa phương" nơi thành công có thể mở ra một "chương mới" đầy hân hoan trong quan hệ hai nước.

Vậy có nghĩa nghi kỵ giữa hai nước đã biến mất? Nhân dân Nhật báo dường như coi mối quan hệ hiện nay là bình thường. Ấn Độ có vẻ cũng tin tưởng như vậy. Thực vậy, một quan chức cấp cao Ấn Độ, khi nói về căng thẳng tại Biển Đông, mới đây được dẫn lời nói rằng "Bạn không thể coi cuộc đối đầu trên biển giữa Ấn Độ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi".

"Ấn Độ - Thái Bình Dương là một khu vực địa chính trị", quan chức này nói, "nhưng hãy nhìn vào tình thế hiện nay ở Ấn Độ Dương. Tình hình ở gần Trung Quốc hơn, dù là biển Hoa Đông, gần Nhật Bản, hay ở Tây Thái Bình Dương, là hoàn toàn khác biệt. Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ - mỗi nước đều cần các liên kết biển: năng lượng của mỗi nước đi qua đó".

Tuy vậy, một báo cáo mật của Bộ Quốc phòng Ấn Độ lại nhấn mạnh "số lượng ngày càng tăng các tàu ngầm Trung Quốc mạo hiểm vào khu vực Ấn Độ Dương, gây ra đe dọa đến lợi ích an ninh của Ấn Độ". Báo cáo chỉ ra, " có ít nhất 22 lần phát hiện tàu nghi là tàu tấn công của Trung Quốc đi tuần tra bên ngoài vùng lãnh hải của Trung Quốc vào năm ngoái" và cảnh báo "sự tập trung ngầm" của hải quân Trung Quốc có thể nhằm "kiểm soát các tuyến thông thương liên lạc nhạy cảm cao".

Nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm củng cố quan hệ với cường quốc láng giềng khác, Nga, nên được nhìn nhận là sự bổ sung cho việc tiếp cận với Ấn Độ của ông. Tại đây, ông đã được sự ủng hộ bởi thái độ cứng rắn rõ rệt của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với Mỹ và phương Tây. Trung Quốc chia sẻ mối hoài nghi của Nga. Trên thực tế, Tập Cận Bình thậm chí còn tuyên bố, về địa chính trị, Nga và Trung Quốc "có chung một tiếng nói".

Đương nhiên cũng có những lý do hoàn toàn hợp lý cho mối quan hệ Trung-Nga gần gũi hơn. Họ là thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Trung Quốc là nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, trong khi Nga là nhà cung cấp năng lượng lớn nhất. Quan hệ thương mại cũng đang bùng nổ, đạt giá trị 88 tỷ USD vào năm ngoái.

Cuộc xoay trục khu vực của Tập Cận Bình nên được nhìn nhận trong tầm nhìn tổng thể về "chấn hưng Trung Hoa", đòi hỏi Trung Quốc phải lấy lại vài trò lãnh đạo cao nhất ở châu Á mà nước này từng làm được trong phần lớn lịch sử của mình. Tham vọng của ông rất lớn, nhưng hãy chờ xem ông có thể làm được gì, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Tổng thống Biden thừa nhận tranh luận không tốt, nhưng cam kết đ.ánh bại ông Trump
14:10:50 29/06/2024
Ấn Độ chìm trong khủng hoảng cháy rừng vì nắng nóng
06:55:29 29/06/2024
UAE rút ngắn bài giảng tại các thánh đường Hồi giáo để tránh nắng nóng
07:02:22 29/06/2024
Đảng lao động Triều Tiên khai mạc phiên họp toàn thể
12:09:29 29/06/2024
Hàn Quốc: Cho phép sinh viên quốc tế tham gia lĩnh vực điều dưỡng
14:16:52 29/06/2024
Trung Quốc khai trừ đảng hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng
17:30:55 29/06/2024

Tin đang nóng

Phát hiện 1 sao nữ Vbiz làm trái quy định khi đến dự cưới Midu và Minh Đạt?
20:10:21 30/06/2024
Hoa hậu Khánh Vân và chồng sắp cưới: Dính như sam suốt 5 năm trong mọi hoạt động
20:00:13 30/06/2024
Nữ nghệ sĩ Việt đình đám: Đang có chồng vẫn làm đám cưới với người khác, U50 trẻ đẹp, tài sản khủng
19:42:39 30/06/2024
Mỹ nhân được bạn trai bế thốc để giật hoa cưới Midu, lộ hint muốn cưới dù chưa công khai?
16:22:11 30/06/2024
Thấy bố mẹ chồng đưa nhân tình của chồng đang mang bầu con trai về để chăm, tôi chẳng chút khó chịu lại cười tươi đưa ông bà tờ giấy lạ
18:04:57 30/06/2024
Thiếu gia Minh Đạt: "Với tôi, một đời này vẫn chưa đủ để yêu Midu"
23:23:08 30/06/2024
Cãi nhau với chồng tôi bỏ đi và tắt cả điện thoại, sáng mở lên đã thấy 23 cuộc gọi nhỡ, về nhà thì thấy phông rạp đã dựng, một cái đám tang trong hối hận
17:46:13 30/06/2024
Rộ nghi vấn sắp xếp kết quả trong "Anh trai vượt ngàn chông gai" vì lỗi này liên tục mắc phải?
21:00:08 30/06/2024

Tin mới nhất

Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng

23:03:37 30/06/2024
Ngày 30/6, vòng đầu tiên của cuộc bầu cử trước thời hạn tại Pháp diễn ra với sự tham gia của 4.011 ứng cử viên, giảm mạnh so với tổng số 6.293 năm 2022.

Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU

23:00:44 30/06/2024
Hãng tin DW (Đức) dẫn lời Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Hungary Janos Boka nêu rõ, với khẩu hiệu Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại , mục tiêu trọng tâm của Hungary trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU là tăng cường năng lực cạnh tranh ...

Người dân Pháp đi bầu cử Quốc hội vòng một

20:11:28 30/06/2024
Trong khi các cam kết của phe đa số được đ.ánh giá là phù hợp với thực tế, thì các đề xuất của phe cực hữu và phe cánh tả đã ít nhiều gây nghi ngại cho giới quan sát do có nhiều khúc mắc về nguồn tài chính để hiện thực hóa.

Đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa của Philippines: Vòng ba của cuộc chiến công hàm?

19:53:00 30/06/2024
Tại sao Philippines trình thềm lục địa mở rộng tại Biển Đông sau 15 năm của thời hạn cuối cùng? Câu trả lời là chính quyền Philippines dưới sự lãnh đạo của TT JrMarcos đang chuyển dịch chính sách theo hướng quyết liệt và minh bạch hơn ở...

Tổng thống Mỹ Joe Biden trấn an các nhà tài trợ sau màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

19:48:22 30/06/2024
Tuy nhiên, các thành viên cấp cao của đảng Dân chủ, trong đó có 2 cựu Tổng thống là ông Barack Obama và ông Bill Clinton, đều tái khẳng định sự ủng hộ đối với ông Biden.

Cháy rừng vượt tầm kiểm soát tại Hy Lạp

19:43:42 30/06/2024
Trong điều kiện nắng nóng, gió lớn tại nhiều khu vực trên cả nước, chỉ riêng ngày 29/6 đã xảy ra khoảng 50 đám cháy rừng. Chính quyền sở tại khuyến cáo người dân tránh xa các khu vực rừng.

LHQ bắt đầu chuyển hàng vào Gaza từ cầu tàu tạm của Mỹ

19:18:13 30/06/2024
Người phát ngôn của Phủ Tổng thống Ai Cập lưu ý rằng các nghị quyết quốc tế là cách tốt nhất để đảm bảo sự ổn định bền vững trong khu vực.

Đảo chính, bạo loạn và nổi dậy: 'Ngọn núi lửa chính trị' Bolivia liên tục phun trào

19:00:20 30/06/2024
Ông Archondo lập luận rằng chưa có cuộc đảo chính nào kể từ khi trật tự chung được duy trì ở Bolivia, ngay cả trong cuộc khủng hoảng năm 2019 hoặc vụ việc hôm 26/6. Ông nói, quân đội chưa hề cai trị đất nước dù chỉ một phút .

Ai Cập: Lo ngại giá nông sản tăng vọt do khủng hoảng phân bón

18:51:29 30/06/2024
Thời tiết nắng nóng gay gắt đã buộc Chính phủ Ai Cập tạm dừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho các nhà máy phân bón để chuyển nguồn cung cho các nhà máy phát điện nhằm giải quyết tình trạng mất điện kéo dài tới 4 giờ mỗi ngày ở một số khu ...

Giao lưu cộng đồng các nước ASEAN tại Argentina

18:40:12 30/06/2024
Trao đổi thương mại giữa Argentina và ASEAN tăng trưởng đều trong những năm qua. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Argentina tới các nước thành viên ASEAN vượt 5 tỷ USD, và nhập khẩu đạt 4,1 tỷ USD.

Vùng Caribe đối mặt với cơn bão lớn, nguy hiểm đầu tiên trong năm

18:01:53 30/06/2024
Tại thủ đô Bridgetown của Barbados, hàng dài ô tô xếp hàng chờ mua xăng, trong khi các siêu thị và cửa hàng tạp hóa chật kín người mua thực phẩm, nước uống và đồ dùng.

Lở đất tại Kyrgyzstan, ít nhất 1.300 người phải sơ tán

17:43:41 30/06/2024
Bộ Tình trạng khẩn cấp Kyrgyzstan cho biết tỷ lệ lở đất tại nước này trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 6/2024 tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái.

Có thể bạn quan tâm

Diễn viên Quốc Hùng phim "Hồ sơ lửa" bị tai nạn giao thông: Sức khỏe giờ ra sao?

Sao việt

23:44:49 30/06/2024
Bà Ngọc Mai - vợ của diễn viên Quốc Hùng cho biết, sau vụ tai nạn giao thông vào chiều 28/6, nam diễn viên vẫn đang được điều trị hồi sức tích cực.

'Mùa hè đẹp nhất' đ.ánh dấu lần chào sân điện ảnh của Vũ Khắc Tuận trong vai trò đạo diễn

Hậu trường phim

23:27:58 30/06/2024
118 phút phim điện ảnh đầu tay Mùa hè đẹp nhất của đạo diễn Vũ Khắc Tuận hoàn toàn để lại cho người xem một cảm xúc đẹp, dung dị và rất thanh xuân.

"Chồng hụt" công khai bạn gái, Dương Mịch bỗng bị réo gọi vì scandal m.áu l.ạnh "đá" tình cũ

Sao châu á

23:18:41 30/06/2024
Dương Mịch nhiều năm mang tiếng vì nghi vấn bỏ rơi nam tài tử đình đám một thời này sau khi anh bị bỏng nặng, ngoại hình biến dạng và sự nghiệp lao dốc.

ĐTCL mùa 11: Top 3 tướng mạnh tới mức game thủ phải cạnh tranh cực kỳ gay gắt để sở hữu

Mọt game

22:46:37 30/06/2024
Nói không quá thì Illaoi là vị tướng hưởng lợi cực lớn từ meta ĐTCL trong những phiên bản trở lại đây nhờ bộ tộc - hệ quá mạnh. Từng có thời điểm tộc U Linh trở nên quá mạnh nhờ lượng sát thương cộng thêm khổng lồ nên Illaoi rất được ti...

Lisa lập kỷ lục mới với MV chục triệu lượt xem "Rockstar"

Nhạc quốc tế

22:46:04 30/06/2024
Chỉ sau một ngày ra mắt, MV mới nhất của Lisa Rockstar đã lập loạt kỷ lục mới. MV đạt hơn 20 triệu lượt xem chỉ sau 12 giờ phát hành và hiện có hơn 36 triệu lượt xem trên YouTube.

Hà Lê không nhận là đại gia, tự nhận "ngoan" hơn khi lấy vợ

Nhạc việt

22:40:48 30/06/2024
Chia sẻ với phóng viênDân trí, Hà Lê cho biết, ngay khi được mời vào chương trìnhAnh trai vượt ngàn chông gai (gọi tắt làAnh Tài), anh đồng ý ngay vì muốn được thử sức với những điều mới mẻ.

Nữ coser hóa thân xuất sắc thành nàng waifu tóc xanh trong Mushoku Tensei

Cosplay

22:28:50 30/06/2024
Người mẫu Malaysia Sally đã thu hút sự chú ý của người hâm mộ anime và cosplay với màn hóa thân thành cô nàng Roxy Migurdia, một nhân vật được yêu thích trong loạt phim Mushoku Tensei: Jobless Reincarnation.

Đặc sắc đêm trình diễn áo dài Việt Nam với hanbok Hàn Quốc

Thời trang

22:23:51 30/06/2024
Nhà thiết kế Nguyễn Lan Vy và Hội Việt - Hàn mang đến bộ sưu tập áo dài Việt Nam với hanbok Hàn Quốc có chủ đề Sắc hoa hội tụ với nhiều màu sắc, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước.

Lớn tiếng với Tuấn Hưng, Tự Long thừa nhận 't.uổi cao, dễ cáu gắt, hay dỗi'

Tv show

22:07:26 30/06/2024
Tự Long lớn giọng vì lo lắng phần đồng diễn đầu thất bại. Anh nhắc nhở Tuấn Hưng vì ca sĩ đàn em là ca sĩ lâu năm nhưng chưa thuần thục động tác

Ba người trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát khỏi đám cháy

Tin nổi bật

21:53:45 30/06/2024
Nghe người dân truy hô, 3 người sống tại căn nhà 3 tầng trong hẻm đã nhanh chóng trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát nạn trước khi lửa và khói bao trùm căn nhà...

HLV Slovakia tuyên bố sẽ làm nên 'cơn địa chấn' trước tuyển Anh

Sao thể thao

21:32:50 30/06/2024
Cuộc so tài Anh - Slovakia diễn ra lúc 23h tối nay (30/6). Mặc dù bị đ.ánh giá thấp hơn nhưng HLV Slovakia tuyên bố vẫn sẽ chơi tấn công trước Anh và sẽ làm nên cơn địa chấn.