Thái Bình: Đầu tư 100 tỷ đồng triển khai kỹ thuật xạ trị ung thư hiện đại
Sau hơn bảy năm chuẩn bị về nguồn tài chính và nhân lực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã đầu tư khoảng 100 tỷ đồng để triển khai hệ thống máy móc xạ trị hiện đại nhất hiện nay, để điều cho bệnh nhân ung thư tại tỉnh này mà không phải chuyển tuyến.
Để triển khai hệ thống máy móc xạ trị hiện đại nhất hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã đầu tư khoảng 100 tỷ đồng để mua sắm hệ thống máy gia tốc tuyến tính của hãng Elekta (Thụy Điển) đa lá, đa mức năng lượng; hệ thống quản lý thông tin xạ trị MOSAIQ; hệ thống lập kế hoạch MONACO; hệ thống đo liều; hệ thống cố định bệnh nhân; hệ thống máy chụp CT mô phỏng tiên tiến nhất hiện nay.
Để triển khai hệ thống máy móc xạ trị hiện đại nhất hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã đầu tư khoảng 100 tỷ đồng
Cùng với đầu tư kinh phí, Bệnh viện Đa khoa Thái Bình cũng được Bệnh viện K Hà Nội chuyển giao danh mục kỹ thuật xạ trị đối với các loại bệnh ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư đại tràng; ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phần mềm; U lympho ác tính; xạ trị toàn não; ung thư vòm họng; ung thư lưỡi; ung thư hạ họng thanh quản; ung thư vú; ung thư cổ tử cung…
Được biết, mỗi năm tại Thái Bình có hàng nghìn ca bệnh nhân ung thư. Đơn cử, năm 2017 tại Thái Bình có tổng số 3.024 ca chuyển tuyến chuyên ngành ung bướu, trong đó có khoảng 1.500 ca bệnh có chỉ định xạ trị.
Video đang HOT
Năm 2018 có 2.082 ca, trong đó có khoảng hơn 1.000 ca có chỉ định điều trị xạ trị… Từ trước tới nay, toàn bộ bệnh nhân ung thư của tỉnh Thái Bình đều phải chuyển tuyến lên Hà Nội vì tại tỉnh này chưa có kỹ thuật, thiết bị điều trị đủ điều kiện.
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Thái Bình đang triển khai xạ trị cho bảy bệnh nhân cư trú tại tỉnh Thái Bình mắc bệnh ung thư vú, ung thư phổi và ung thư thực quản
Ông Phạm Văn Dịu, Giám đốc Sở Y tế Thái Bình cho biết biết: “Nhiều năm trước, Thái Bình đã có ý định đầu tư máy móc hiện đại để bệnh nhân ung thư có thể điều trị tại tỉnh nhằm giảm chi phí đi lại, ăn ở. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí quá lớn, việc tiếp cận và sử dụng thiết bị máy móc phức tạp nên sau 7 năm chuẩn bị, đến nay Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình mới triển khai được kỹ thuật này”.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hoàng, Trưởng khoa Xạ trị, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình cho biết thêm, hiện đang triển khai xạ trị cho bảy bệnh nhân cư trú tại tỉnh Thái Bình mắc bệnh ung thư vú, ung thư phổi và ung thư thực quản. Đơn vị đang tiến hành thu dung bệnh nhân để điều trị, thời gian tới dự kiến thực hiện xạ trị cho khoảng 60-70 bệnh nhân ung thư/ngày để khai thác tối đa thiết bị máy móc đầu tư.
Đức Văn
Theo Dân trí
Phương pháp đột phá đẩy lùi "ung thư tử thần"
Phương pháp tấn công tổng lực do một bác sĩ ung thư người Mỹ nghiên cứu đã có thể kéo dài sự sống gấp 5 lần cho bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư tuyến tụy - dạng ung thư tử thần.
Ung thư tuyến tụy là bản án tử đáng sợ với mọi bệnh nhân bởi lẽ các phương pháp tầm soát hiện nay chỉ có thể phát hiện ra dạng ung thư này khi nó đã lan rộng. Mọi biện pháp cứu chữa chỉ giúp kéo dài sự sống khoảng 1 năm, hoặc may mắn lắm là 18 tháng kể từ khi phát hiện. Nhưng một niềm hy vọng khó tin đã đến từ công trình đứng đầu bởi bác sĩ Mark Truty, đến từ hệ thống Mayo Clinic (Minnesota- Mỹ), nơi nổi tiếng với các nghiên cứu đột phá.
Bác sĩ Mark Truty, tác giả chính của nghiên cứu đột phá nhắm vào ung thư tuyến tụy. Ảnh: BRE MCGEE
Phương pháp mới được nghiên cứu suốt 7 năm dựa trên 149 bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy và đã giúp họ sống sót với thời gian trung bình là 4,9 năm, tức gần gấp 5 lần so với mức thời gian sống sót thông thường. Tỉ lệ bệnh nhân sống lâu hơn 5 năm lên tới 90%. Các con số có thể còn cao hơn nữa vì một nửa bệnh nhân tham gia nghiên cứu vẫn còn sống!
Bác sĩ Truty, người có cha chết vì ung thư tuyến tụy và là một bác sĩ phẫu thuật ung thư danh tiếng, cho biết phương pháp của ông kết hợp cả hóa trị, xạ trị, phẫu trị và thay thế các mạch máu cho bệnh nhân.
Trước đây, bệnh nhân ung thư tuyến tụy thường không được chỉ định phẫu thuật vì các bác sĩ tin rằng không thể loại bỏ hết các mô ung thư, cũng như khó lòng sửa chữa các mạch máu bị tổn thương nối với dạ dày, ruột và gan.
Tuy nhiên, bác sĩ Truty đã chứng minh rằng việc làm "phát nổ" các tế bào ung thư bằng thuốc và phóng xạ (hóa trị và xạ trị) trước khi phẫu trị và thay thế động mạch có thể giúp cuộc phẫu thuật hiệu quả hơn và kéo dài thời gian sống.
Theo ông, mấu chốt của vấn đề là áp dụng các phương pháp điều trị truyền thống nhưng biết cách sắp xếp chúng theo thứ tự để tối đa hóa hiệu quả. Ngoài ra, ông còn bổ sung bước tái tạo các động mạch và tĩnh mạch bị thương tổn thông qua cấy ghép mô lành từ các nơi khác trong cơ thể.
Bác sĩ Truty nhấn mạnh rằng tỉ lệ bệnh nhân ung thư tuyến tụy có thể phẫu thuật và kéo dài thời gian sống lên tới 50%. Một nửa số bệnh nhân tham gia nghiên cứu đã đến Mayo Clinic sau khi các bệnh viện khác thông báo rằng bệnh ung thư của họ là vô phương cứu chữa.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Annals of Surgery.
Theo Anh Thư
Theo Người lao động
"Câu chuyện khối u ở trẻ nhỏ và những lưu ý!": Chia sẻ của vị bác sĩ "quốc dân" khiến mẹ nào đọc rồi cũng không thể rời mắt khỏi con Bác sĩ Khánh chia sẻ thông tin hết sức cơ bản về những khối u ác tính ở trẻ em và mong mọi người luôn luôn chú ý đến con em mình, cảnh giác với những dấu hiệu khác thường mà trẻ gặp phải vì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh không nhẹ ở trẻ. Bất kì ai bị...