Thái Bình: Cụ thương binh cụt 1 chân, 85 tuổi vẫn “nuôi đủ thứ con”, vợ ngày nào cũng có tiền
Là thương binh, tuy bị cụt một chân, nhưng cụ Nguyễn Quang Trung, 85 tuổi, ở khu Giang Nam, thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương (Thái Bình) vẫn miệt mài chăn nuôi “đủ thứ con”.
Cụ Trung bảo, chăn nuôi chim bồ câu, ngan, gà, vịt, ngỗng giúp cụ khỏe mà sáng ra có cái cho cụ bà đi chợ…
Giữa cái nắng chói chang của mùa hè, chúng tôi tìm đến gia đình cụ Nguyễn Quang Trung, lúc chúng tôi đến thì ông Trung đang ở khu chuồng trại nuôi chim bồ câu, nuôi ngỗng trắng để cho đàn vật nuôi ăn. Do cụ Trung đang dở tay nên khi thấy chúng tôi đến vợ cụ liền ra tiếp chuyện.
Cụ Nguyễn Quang Trung giới thiệu về giống chim bồ câu ta đang được nuôi trong trang trại của gia đình.
Bà bảo, ông ấy năm nay đã 85 tuổi nhưng nuôi không thiếu thứ gì hết, nào chim bồ câu, nào gà, vịt, ngan, ngỗng…đủ cả. Ngày nào cũng có đồ để cho tôi đi chợ, ngày nào cũng tiền, hai ông bà già tiêu không hết.
“Thấy ông vất vả, nhiều lần tôi và các con khuyên ông nghỉ ngơi thôi nhưng ông ấy không chịu mà vẫn cứ làm. Hễ ngồi chơi một tý là ông ấy “ngứa chân ngứa tay” không chịu được, bảo không làm buồn chân buồn tay sinh ra ốm yếu…”, vợ cụ Trung mặn chuyện.
Xong việc ngoài khu chuồng trại, cụ Trung trở vào trò chuyện. Cụ kể, năm 1960, cụ nhập ngũ và được đơn vị cử đi học trung cấp y.
Đến năm 1966 là thời điểm ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cụ được điều động vào phục vụ chiến trường Quảng Trị.
Năm 1968, không may đơn vị bị máy bay địch thả bom, cụ may mắn sống sót nhưng do vết thương quá nặng nên cụ mãi mãi mất đi một chân. Cụ trở về quê hương Thái Bình với tỷ lệ thương tật 51%, xếp hạng thương binh 3/4, và tiếp tục công tác trong ngành y.
Ngoài nuôi chim bồ câu, cụ Nguyễn Quang Trung còn nuôi hàng trăm con gà thịt, hàng ngàn con ngan, ngỗng, vịt thịt, vịt đẻ. Trong ảnh: Cụ Nguyễn Quang Trung giới thiệu một con ngỗng trắng to nuôi trong trang trại của gia đình…
Sau khi về hưu, với bản chất cần cù, chịu khó của người nông dân, ý chí của người lính bộ đội Cụ Hồ năm xưa, cụ Trung tiếp tục tìm cách làm giàu, làm kinh tế.
Nuôi đàn ba ba to “đến phát khiếp”, lão nông này thành tỷ phú
Nhận thấy địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi, cụ mạnh dạn thuê 3 mẫu ruộng trũng để chuyển đổi làm trang trại.
Dẫn phóng viên Dân Việt đi thăm quan mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp, cụ Trung cho biết, hơn chục năm về trước, nơi đây là vùng trũng, đất bỏ hoang rất nhiều.
“Tiếc đất, tiếc của tôi cùng với người bạn xin thuê thầu, cải tạo để phát triển kinh tế. Ban đầu chủ yếu nuôi những vật nuôi truyền thống như: gà, ngan, vịt, cá…với quy mô nhỏ nên hiệu quả kinh tế không cao…”, cụ Trung nhớ lại.
Video đang HOT
Đang loay hoay tìm hướng đi mới thì trong một lần tình cờ xem trên ti vi, cụ Trung nhận thấy mô hình nuôi chim bồ câu ta cho hiệu quả kinh tế cao. Sau nhiều lần tìm hiểu và đi thăm quan thực tế, đến năm 2010 cụ Trung đưa loại chim bồ câu ta về nuôi thử nghiệm.
Dù mới đưa về nuôi lần đầu, nhưng chim bồ câu ta phát triển rất tốt và cho hiệu quả kinh tế khá.
Thức ăn cho chim bồ câu ta chỉ là thóc, ngô… nên được bà con và thương lái ưa chuộng vì thịt chắc, thơm ngon.
Nhận thấy nuôi bồ câu ta cho hiệu quả kinh tế cao, cụ Trung tiếp tụ mở rộng chuồng trại để nuôi với số lượng lớn hơn.
Đến nay, sau gần 10 năm nuôi, hiện đàn bồ câu của cụ Trũng đã lên tới gần 200 đôi chim sinh sản. Trung bình mỗi tháng cụ bán gần 50 đôi chim câu thịt thương phẩm, với giá bán chim bồ câu thịt khoảng 120 ngàn/đôi.
Cũng theo cụ Trung, chim bồ câu ta siêu thịt, có thể nặng từ 1,2 kg trở lên, chi phí nuôi thấp mà giá trị kinh tế cao. Thịt chim bồ câu ta nuôi bằng thóc, ngô có giá trị dinh dưỡng khá cao, rất bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe người già, người mới ốm dậy và trẻ em.
Chim bồ câu ta thường đẻ 8 lứa/năm, mỗi lứa 2 trứng. Thời gian ấp trứng 15 ngày và chim non nuôi đến 1 tháng là có thể xuất bán. Thức ăn cho chim bồ chỉ là thóc, ngô nên được bà con và thương lái ưa chuộng vì thịt chắc, thơm ngon.
Cụ Trung bán chim bồ câu với giá bán 120.000 đồng/đôi thương phẩm, giá bán chim bồ câu giống là 150.000 – 160.000 đồng/đôi,
Cụ Nguyễn Quang Trung cho rằng, tham gia lao động, chăn nuôi giúp cụ vui, sống khỏe…
Ngoài nuôi bồ câu, cụ Trung còn nuôi hàng trăm con gà thịt, hàng ngàn con ngan, ngỗng, vịt thịt, vịt đẻ….Hầu như ngày nào gia đình cụ cũng có sản phẩm để bán.
Nhờ nuôi đủ thứ mà tháng nào cụ Trung cũng có “bỏ ống” được trên 10 triệu đồng.
Cụ Trung tâm sự: “Vì tuổi đã cao lên tôi không thể nuôi chuyên một thứ với quy mô lớn được, mình cứ nuôi mỗi loại một ít. Nuôi nhiều thứ, mỗi loại một ít thì gộp lại thu nhập cũng khá, chưa kể nhà mình nuôi được nên ăn uống thỏa mái, rồi cho các con, các cháu…Chả gì bằng của nhà nuôi được”.
“Cứ mỗi lứa tôi nuôi hơn một trăm con gà lai chọi, hàng nghìn con vừa ngỗng, ngan, vịt đẻ và vịt thịt… Bán hết ứa này lại vào lứa mới, cứ quanh năm suốt tháng như vậy. Vì chim, gà, vịt, ngan, ngỗng nhà tôi chủ yếu nuôi bằng thóc ngô nên thịt chắc, thơm ngon. Vì thế, chhẳng bao giờ tôi phải mang đi đâu bán, dân quanh đây họ đến tận nhà mua hết”, cụ Trung chia sẻ.
Lạng Sơn: Nuôi "chim hòa bình ", 8X vượt qua tai nạn, thương tật thành triệu phú
Anh Lương Văn Sơn (SN 1988, trú tại thôn Lân Bông, thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) cũng đang bước đầu thành công với mô hình nuôi chim bồ câu.
Nuôi chim bồ câu mang lại thu nhập khá giúp chàng trai vượt qua nổi đau thương tật sau một tai nạn...
Vượt lên số phận
Theo chân cán bộ Hội Nông dân thị trấn Chi Lăng, chúng tôi có mặt tại căn nhà nhỏ của gia đình anh Lương Văn Sơn. Anh Sơn cho biết, anh xuất thân trong gia đình thuần nông, sau khi tốt nghiệp Đại học, anh làm việc tại Nhà máy xi măng Đồng Bành ngay gần nhà.
Tuy nhiên, trong một lần gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng, cánh tay trái của anh không thể hoạt động bình thường được.
Anh Sơn cho thức ăn và thường xuyên dọn dẹp, lau rửa lồng, khay thức ăn cho đàn chim bồ câu.
"Đó thực sự là một cú sốc lớn đối với mình và gia đình. Sau tai nạn, cánh tay mình yếu, không thể tự giơ lên được nên hầu hết những công việc nặng cần lực ở tay đều không làm được. Thời điểm đó mình buồn và bất lực vô cùng", anh Sơn chia sẻ.
Sau khi xin nghỉ việc ở nhà máy xi măng, anh Sơn luôn nung nấu ý định phát triển mô hình kinh tế tại địa phương.
Kinh hãi đàn sâu biển khổng lồ ăn sạch bãi ngao giống ở Ninh Bình
Nói về cơ duyên gắn bó với loài chim bồ câu- biểu tượng của hòa bình này, anh Sơn cho biết: "Tình cờ một lần về nhà họ hàng ở tỉnh Bắc Giang chơi, mình được tham quan mô hình nuôi chim bồ câu của anh trai họ. Trại chim bồ câu hàng nghìn con của anh đã hút trí tò mò của mình. Anh chủ trại chim cũng biết hoàn cảnh của mình nên có động viên mình thử sức với nghề nuôi chim bồ câu".
Sau khi từ Bắc Giang về, anh Sơn bàn với bố mẹ và quyết định cải tạo khu chuồng lợn cũ của gia đình để làm chuồng nuôi chim bồ câu. Nhờ ít vốn tích cóp được khi còn đi làm, cùng với sự hỗ trợ, động viên của gia đình và anh họ, tháng 1/2020, anh Sơn đã mạnh dạn nuôi 100 đôi chim bồ câu.
"Mình nhập chim bồ câu giống tại trại nuôi của anh họ nên cũng được anh ưu ái, hỗ trợ, tư vấn rất nhiều. Về kỹ thuật nuôi chim bồ câu, mình đều gọi điện nhờ anh tư vấn nên dù mới khởi đầu nhưng cũng rất tự tin và yên tâm. Cứ cái gì không biết, hoặc chim bồ câu có vấn đề gì thì mình lại gọi điện hỏi anh," anh Sơn nói.
Ngoài ra anh Sơn cũng chủ động tự mày mò, học hỏi kiến thức, kỹ thuật nuôi bồ câu, kinh nghiệm nuôi chim bồ câu này trên sách, báo, internet, mạng xã hội...
Thành công bước đầu
Hiện tại, gia đình anh Sơn đang nuôi 100 cặp chim bồ câu bố mẹ sinh sản. Theo anh Sơn, anh tính đầu tư mua chim giống ban đầu, sau đó có thể tự nhân giống vừa giảm được chi phí đầu tư vừa có nguồn giống bảo đảm.
Ngay từ khi bắt đầu nuôi chim bồ câu, anh đã cải tạo, xây dựng chuồng trại kiên cố với tổng kinh phí đầu tư khoảng 20 triệu đồng.
Thức ăn chủ yếu của chim bồ câu là ngô trộn chung với 1 phần nhỏ cám.
Anh Sơn chia sẻ, bồ câu cũng dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là ngô (chiếm 70%) và cám, cho chim bồ câu ăn 2 lần/ngày.
Với chim bồ câu mẹ thì mỗi ngày phải cho ăn thêm và phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại; thức ăn, nước uống phải sạch sẽ, không bị nấm mốc. Nếu chim bồ câu bị bệnh thường là bệnh gà rù, thương hàn, vì vậy nên tiêm vaccine phòng bệnh đúng định kỳ.
Loài rắn đẻ trứng khổng lồ, không nọc độc nhưng vô cùng nguy hiểm
Giống chim bồ câu này có khả năng sinh sản rất đều và cao. Mỗi con bồ câu mái sau 4 - 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng.
Trung bình mỗi con chim bồ câu mái sẽ đẻ từ 8 - 10 lứa/năm. Sau khi ấp 16 - 18 ngày trứng nở, chim con được chim bố, mẹ chăm sóc tại chuồng, sau khoảng 25 ngày, khi đạt đủ cân nặng thì có thể xuất chuồng bán thương phẩm.
Giá một đôi chim bồ câu giống khoảng hơn 200.000 đồng; giá chim bồ câu thịt thương phẩm 140.000 đồng/đôi.
Hiện tại anh Sơn cho chim bồ câu bố mẹ tự ấp trứng và nuôi con.
Mỗi cặp bồ câu bố mẹ sinh sản được bố trí nuôi trong lồng riêng, thích hợp với môi trường nuôi nhốt, kháng bệnh cao, trọng lượng đạt cao hơn các giống chim bồ câu khác.
Hiện tại trại nuôi của anh Sơn đang có 100 cặp chim bố mẹ và bắt đầu sinh sản.
Anh Sơn tâm sự, tuy mới khởi đầu nhưng anh thấy mô hình này phù hợp với sức khỏe của bản thân, không quá nặng nhọc.
Thời gian tới anh sẽ đầu tư thêm chuồng trại thoáng mát và tăng đàn lên 500 - 600 cặp chim bồ câu bố mẹ. Anh cũng dự kiến sẽ đầu tư máy ấp để tỉ lệ trứng nở thành chim non đạt cao nhất.
"Lúc đầu nuôi chim bồ câu, ngoài khó khăn về vốn thì mình cũng hoang mang vì chưa có kỹ thuật, kinh nghiệm thực tế khi chăm sóc chim. Dù là chim bồ câu dễ nuôi, ít dịch bệnh nhưng cũng nhiều điều gian nan. Tuy nhiên nhờ có gia đình, anh em họ hàng động viên nên mình cũng cố gắng, bớt mặc cảm sống vui vẻ, tích cực hơn", anh Sơn nói.
Đây đang là hướng chăn nuôi mới mẻ trong bối cảnh ngành chăn nuôi lợn đang gặp nhiều khó khăn.
Anh Sơn cho biết thêm, anh sẵn sàng giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim bồ câu với bất kỳ ai có cùng chí hướng để cùng nhau học hỏi, phát triển kinh tế. Hiện nay, ngoài việc nuôi bồ câu anh Sơn còn cùng gia đình phát triển, chăm sóc hơn 200 gốc na trên núi đá mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Anh Vũ Văn Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng cho biết: "Thời gian qua, dịch bệnh xuất hiện trên đàn lợn khiến người dân bị thiệt hại lớn, nhiều trại nuôi điêu đứng. Nhiều hộ dân hiện vẫn chưa dám tái đàn mà chuyển sang hướng chăn nuôi mới. Bà con tận dụng chuồng lợn, cải tạo lại cho phù hợp để chăn thả gà, nuôi chim bồ câu. Mặc dù là mới nhưng mô hình nuôi chim bồ câu của anh Sơn cũng bước đầu mang lại hiệu quả".
Cậu học trò lớp 12 tự chăn nuôi kiếm tiền đi học Từ khi sinh ra, Dũng không biết mặt bố, mẹ em vì cuộc sống khó khăn nên tha hương làm thuê. Thiếu cha mẹ, cậu học trò này ở nhà một mình tự chăn nuôi, kiếm tiền trang trải cuộc sống và việc học tập. Nhân vật chúng tôi nhắc đến đó là em Trần Trọng Dũng (SN 2002), ở thôn 9 Thiên...