Thách thức về tiến độ với Dự án cầu Mỹ Thuận 2
Không có nhiều thời gian dự phòng cho việc khởi công Dự án Xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 – công trình cầu vượt sông lớn nhất trên tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông vào cuối năm 2019.
Chốt kế hoạch
Cho đến thời điểm này, việc khởi công gói thầu xây lắp đầu tiên tại dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu thuộc Dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông vào quý IV/2019 vẫn đang được Bộ Giao thông – Vận tải theo đuổi quyết liệt.
Phối cảnh cầu Mỹ Thuận 2.
Đây là mục tiêu được các chuyên gia đánh giá là nhiều thách thức bởi khối lượng công việc chuẩn bị đầu tư còn lại để chủ đầu tư có thể triển khai trên thực địa công trình cầu vượt sông Tiền này là rất lớn do Dự án mới được phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi vào ngày 10/10/2018.
Vào giữa tháng 12/2018, Bộ Giao thông – Vận tải đã phê duyệt Kế hoạch triển khai Dự án Xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu trên cơ sở đề xuất của đơn vị đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án 7 (PMU7). Theo kế hoạch này, Dự án sẽ phải hoàn thành lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán; cắm cọc giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới trong quý I/2019; thực hiện cắm cọc giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới và bàn giao cho địa phương trong quý II/2019; lựa chọn nhà thầu xây lắp một số gói thầu đường dẫn để khởi công công trình trong quý IV/2019.
“Kế hoạch nói trên là thời gian tối thiểu để hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư theo quy định. Vì vậy, để đạt được tiến độ này, PMU7 sẽ phải kiểm soát chặt chẽ tiến độ thực hiện của từng hạng mục công việc”, Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải, ông Nguyễn Nhật chỉ đạo.
Trên thực tế, áp lực khởi công công trình sau gần 1 năm nữa đối với đại diện chủ đầu tư còn lớn hơn rất nhiều cảnh báo của lãnh đạo Bộ Giao thông – Vận tải, bởi trong bản kế hoạch vừa được phê duyệt không có thời gian dự trữ cho việc thực hiện công tác thẩm tra thiết kế kỹ thuật và dự toán, trong khi đây là 2 khâu mất rất nhiều thời gian.
Trong trường hợp chất lượng các hồ sơ pháp lý (hồ sơ thiết kế, dự toán, hồ sơ mời thầu…) của Dự án khi trình Bộ Giao thông – Vận tải thẩm định, phê duyệt không đảm bảo chất lượng, phải thay đổi, điều chỉnh nhiều lần sẽ dẫn tới nguy cơ vỡ tiến độ, làm ảnh hưởng đến thời gian thẩm định, phê duyệt.
Video đang HOT
Cần phải nói thêm rằng, ngoài quy mô mô vốn lên tới 5.003 tỷ đồng, Dự án Xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu còn là công trình xây dựng cầu vượt sông đặc biệt lớn, có độ phức tạp cao về kỹ thuật. Điểm nhấn kiến trúc và đồng thời cũng là thách thức kỹ thuật tại dự án này là việc xây dựng cầu chính vượt sông Tiền dài 1,906 km, quy mô 6 làn xe, rộng 25 m, trong đó, nhịp chính là cầu dây văng hai mặt phẳng dây với khổ thông thuyền rộng 300 m, trụ tháp dạng kim cương.
Mặt bằng đi trước
Điểm tựa lớn nhất cho Dự án Xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu lúc này chính là nguồn vốn đầu tư công trình đã được lên kế hoạch, bố trí đầy đủ.
Gia tăng kết nối cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Dự án Xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 có điểm đầu tại Km101 126 tại nút giao An Thái Trung thuộc huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), khớp nối với Dự án Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Điểm cuối tại Km107 740 (lý trình dự án) tại nút giao Quốc lộ 80 thuộc TP. Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long), khớp nối với Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ. Tổng chiều dài Dự án là 6,61 km.
Sau khi hoàn thành vào năm 2023, Dự án sẽ kết nối hai tuyến đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và Mỹ Thuận – Cần Thơ để hoàn thiện toàn tuyến cao tốc từ TP.HCM đi Cần Thơ theo quy hoạch, tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, kết nối các đường trục chính đang được đầu tư xây dựng; giảm áp lực cho cầu Mỹ Thuận hiện nay nói riêng và Quốc lộ 1A nói chung.
Theo Bộ Giao thông – Vận tải , Dự án đã được bố vốn trái phiếu chính phủ thuộc Kế hoạch Đầu tư trung hạn 2016 – 2020 bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội. Dự kiến phân bổ nguồn vốn cho công trình bám theo tiến độ thi công, trong đó năm 2018 là 18 tỷ đồng; năm 2019: 696 tỷ đồng; năm 2020: 1.475 tỷ đồng; năm 2021: 1.308 tỷ đồng; năm 2022: 909 tỷ đồng và năm 2023: 597 tỷ đồng. Chi phí giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư (đã bao gồm dự phòng) của Dự án là 406,741 tỷ đồng, trong đó, địa bàn tỉnh Tiền Giang là 297,804 tỷ đồng; địa bàn tỉnh Vĩnh Long là 108,937 tỷ đồng. Dự kiến, công tác giải phóng mặt bằng sẽ được tách thành các tiểu dự án độc lập và giao UBND các tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long thực hiện theo quy định.
Hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng Dự án đang được các địa phương triển khai rốt ráo để tạo quỹ đất sạch khi công trình khởi công xây dựng hệ thống đường dẫn vào cuối quý IV/2019. Ông Đinh Công Minh, Phó giám đốc PMU7 cho biết, tính đến cuối tháng 12/2018, UBND tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long đã hoàn thành việc thành lập Hội đồng Bồi thường, Hỗ trợ tái định cư Dự án và sẽ bắt tay vào công tác đo đạc, kiểm điểm sau khi chủ đầu tư bàn giao cọc giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ phê duyệt hồ sơ thiêt kế cắm cọc giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới để triển khai cắm cọc trên thực địa, PMU7 vừa đề nghị Bộ Giao thông – Vận tải cho phép thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới, bao gồm hồ sơ thiết kế các yếu tố cơ bản (phạm vi mặt cắt ngang, phạm vi đường gom, phạm vi công trình cầu cống, phạm vi nút giao…) trong cùng một hồ sơ.
“Đề nghị Bộ Giao thông – Vận tải xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép lựa chọn một đơn vị tư vấn nước ngoài có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện công tác kiểm tra, tính toán, đối chứng hồ sơ thiết kế kỹ thuật phần cầu chính dây văng, độc lập với nhà thầu tư vấn trong nước”, đại diện PMU7 kiến nghị.
Anh Minh
Theo Dautuonline
BOT bị phản ứng vì không lấy ý kiến người dân trước khi xây dựng?
Việc khảo sát ý kiến người dân về nhu cầu cấp thiết của các dự án BOT là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của dự án. Tuy vậy, nhiều dự án BOT như Cai Lậy (Tiền Giang), Mỹ Lộc (Nam Định), Thanh Nê (Thái Bình)... đã không tham khảo kỹ về ý kiến người dân vùng lân cận nên bị phản ứng gay gắt.
Thời gian qua, cả nước đã triển khai 68 dự án giao thông đường bộ được đầu tư theo hình thức BOT với kinh phí lên tới 208 ngàn tỉ đồng. Đây là một chủ trương tốt của Chính phủ nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng đường bộ và phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.
Tuy vậy, ngay khi đưa vào sử dụng, nhiều dự án BOT đã bị người dân phản ứng bằng nhiều cách gây ắc tắc giao thông nghiêm trọng. Tại các dự án này, xung đột giữa các doanh nghiệp vận tải, người dân và chủ đầu tư cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế xã hội.
Trước thực trạng trên, Bộ GTVT cho rằng khung pháp lý về các dự án BOT còn chưa thực sự rõ ràng. Bộ GTVT cũng nhận trách nhiệm về các sự cố xảy ra vừa qua và đã thanh kiểm tra hàng loạt các dự án BOT nhằm công khai, minh bạch mọi thông tin để người dân đồng tình ủng hộ.
Phát biểu tại hội thảo "BOT - Từ góc nhìn đa chiều" diễn ra tại TPHCM vào chiều 17/10, ông Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chia sẻ: "Phải khẳng định rằng, chúng ta đã triển khai khá nhiều dự án BOT thời gian qua nhưng luật của chúng ta chưa rõ. Do đó đã xảy ra nhiều bất cập trong việc triển khai các dự án BOT thời gian qua".
Ông Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng cần phải lấy ý kiến người dân trước khi làm BỌT.
"Khi triển khai dự án, các cơ quan quản lý, chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm nên triển khai nghiên cứu chưa hết vấn đề. Việc không khảo sát kỹ ý kiến người dân khi đưa dự án vào sử dụng nên người dân không ủng hộ. Ví dụ, dự án BOT Cai Lậy có tác động đến 13 tỉnh miền Tây nhưng lại không khảo sát ý kiến của người dân ở khu vực đó nên họ phản ứng. Bộ GTVT nhận trách nhiệm về những vấn đề trên. Hiện, Bộ cũng đã kiểm tra xem sai phạm ở đây sẽ xử lý ở đó", ông Nhật đánh giá.
Cũng theo ông Nhật, ngay sau khi phát hiện ra những bất cập, Bộ GTVT đã tích cực lắng nghe để hoàn thiện: "Từ năm 2016 đến nay, Bộ đã dừng 13 dự án BOT để xây dựng cơ chế và hoàn thiện khung pháp lý. Đồng thời, rút kinh nghiệm để các dự án sau này không tái diễn. Bộ cũng đã cho kiểm toán tất cả các dự án BOT để tính toán kỹ giá thu phí và thời gian thu phí. Tiếp đó, Bộ cũng đã cho rà soát lại tất cả các dự án BOT và giảm giá để có lợi cho người dân nhất".
Trước thực trạng đó, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nhà nước cần phải kiểm sát chặt hơn nữa các đề án về BOT. Việc chọn lựa các nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng góp phần nâng cao chất lượng và tính khả thi của các công trình BOT, đặc biệt BOT về giao thông, hạ tầng.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng có những dự án BOT không thành công. Những dự án này, không chỉ gây bức xúc đối với người dân mà còn là gánh nặng quốc gia.
"Do đó, để làm tốt BOT phải có một đội ngũ chuyên nghiệp và khả năng điều hành tốt. Nếu cứ nóng vội, thiếu chuyên môn thì BOT sẽ là gánh nặng cho quốc gia và người dân. Cụ thể, các dự án BOT bị phản đối vừa qua do thiếu tính chuyên nghiệp, chọn sai về địa điểm và chưa thực sự đúng nhu cầu người dân", ông Hiển nhấn mạnh.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng Việt Nam cần chuyên nghiệp hơn khi chọn chủ đầu tư BOT.
Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Tám - PGĐ Sở GTVT HCM cho rằng TPHCM đã luôn cân nhắc rất kỹ trước khi hợp tác đầu tư theo hình thức BOT.
"Về lĩnh vực giao thông TPHCM đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn. Do vậy, TP luôn thực hiện bằng nhiều giải pháp, trong đó có BOT. Khi triển khai các dự án này thì TP hết sức cân nhắc, làm sao vừa huy động được nguồn vốn của DN, đồng thời phải đảm bảo khả năng chịu đựng của người dân lưu thông tham gia đóng phí", ông Tám chia sẻ.
Xuân Hinh
Theo Dantri
Nhân sự mới Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải vừa tổ chức công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ. Ngày 25/12, Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn đã trao Quyết định số 2566/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về việc bổ nhiệm ông Tạ Quang Đôn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế giữ chức Vụ trưởng Vụ Pháp...