Thách thức Trung Quốc khi Nga hướng Đông
Nếu như Mỹ đang tiến hành một loạt các hoạt động rầm rộ khẳng định quyết tâm xoay trục chiến lược sang Châu ÁThái Bình Dương thì Nga cũng đang thể hiện ý định sắp vươn ra hoặc sắp quay trở lại với khu vực này ở vị trí một cường quốc đối tác. Tuy nhiên, những nỗ lực này cũng đang phải đối mặt với một thách thức rất lớn mang tên Bắc Kinh.
Không phải đợi đến khi hục hặc với phương Tây về chuyện Ukraine, Nga mới tính đến chuyện phải xoay sang Châu Á. Hồi tháng 6/2013, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới St. Peterburg, Tổng thống Nga Putin đã công bố kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Nga bằng cách hướng về khu vực Châu ÁThái Bình Dương, chứ không phải thị trường truyền thống ở châu Âu. Ông công bố kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Nga bằng cách hướng về khu vực Châu ÁThái Bình Dương chứ không phải là thị trường truyền thống ở châu Âu.
Trước đó, Moskva cũng mạnh tay chi 20 tỉ USD để “lột xác” Vladivostock, biến thành phố thủ phủ của vùng Viễn Đông thành nơi tiếp đón long trọng Hội nghị thượng đỉnh APECmột sự kiện quảng cáo cho kế hoạch hướng Đông của mình. Còn nhớ, trong cuộc họp báo bế mạc APEC đó, Tổng thống Nga Putin tỏ rõ quyết tâm này: “Nhất định chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển và cải thiện điều kiện sống ở khu vực Đông Siberia. Chúng tôi sẽ sử dụng và tận dụng những vận hội mới mà sự hội nhập và hợp tác với các láng giềng Châu ÁThái Bình Dương đang mở ra”. Có hai vế trong phát biểu này: Nay là lúc mà Nga sẽ đầu tư thích đáng vào khu vực Viễn Đông và cũng là lúc mà tương lai nước Nga sẽ gắn chặt với Châu ÁThái Bình Dương, thay vì chỉ với châu Âu như trong suốt bề dày lịch sử.
Nga – Trung gắn kết với nhau bằng những thỏa thuận năng lượng “khủng”
Video đang HOT
Có một thực tế là Nga cũng sớm nhận ra và chấp nhận thích nghi với một khái niệm thời thượng là sự thay đổi sức mạnh toàn cầu đang hướng về phía đông. Tuy nhiên, không giống như Mỹ hay bất kỳ nước phương Tây nào, việc chuyển hướng chiến lược của Nga sang Châu ÁThái Bình Dương được thúc đẩy nhiều bởi sự bất mãn với phương Tây trong làm ăn kinh tế, đặc biệt là buôn bán khí đốt và sự lo lắng của Nga về lỗ hổng ở sườn phía đông, nơi dân cư thưa thớt nhưng tài nguyên thì giàu có tưởng như vô biên.
Liên minh châu Âu (EU) là khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga và bản thân nhu cầu khí đốt của khối này cũng phụ thuộc tới 1/3 nguồn nhập khẩu từ Nga. Những tưởng, EU cũng phải “nể” Nga vài phần, nhưng liên minh này lại luôn “có chuyện” để mà vừa buôn bán vừa gây gổ với Nga, như chuyện điều tra chống độc quyền nhằm vào Gazprom, đòi Nga hạ giá bán khí đốt… Bất đồng giữa đôi bên trong cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng như những nỗ lực công khai của EU trong việc giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga gần như đang là “giọt nước tràn ly”, thôi thúc Moskva phải tìm kiếm thị trường mới cho nguồn “vàng xanh” của mình. Và đương nhiên, Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là Trung Quốcnhững thị trường lớn, sẵn tiền và khát năng lượng là những cái tên không thể bỏ qua.
Do đó, nếu như chiến lược “xoay trục” của Mỹ bị cho là nhằm kiềm chế “sự trỗi dậy” của Trung Quốc, thì Moskva lại bỏ nhiều công sức để nhấn mạnh rằng mục tiêu chính của họ là hợp tác với Bắc Kinh, chứ không phải cạnh tranh, càng không phải kiềm chế. Thực tế, lãnh đạo Nga đang coi việc phát triển quan hệ kinh tế với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình ở châu Á. Trung Quốc cũng mạnh tay đổ tiền vào vùng Viễn Đông của Nga khi công bố đầu tư 5 tỉ USD vào các dự án phát triển ở khu vực này và tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng cũng như các dự án kinh tế dài hạn khác.
Tuy nhiên, mặc dù Moskva đang rất cần vốn đầu tư nước ngoài để phát triển vùng Siberia và Viễn Đông, đặc biệt trong việc xây dựng cái gọi là “Vùng lãnh thổ phát triển tiên tiến” (được đề xuất bởi Bộ Phát triển Viễn Đông Nga), nhưng cũng rất khó để đánh giá quá cao tầm quan trọng nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc. Đặc biệt, thực tế người Trung Quốc di dân đang hình thành một cộng đồng sắc tộc lớn thứ 4 và chiếm lượng lớn nhất trong số những người định cư ở Đông Siberia và Viễn Đông, chỉ sau người Nga, Tatar, Ukraine, đang làm dấy lên lo ngại rằng: Chỉ sau 20 năm nữa, cả khu vực Viễn Đông và Siberia sẽ toàn nói tiếng Hoa.
Bên cạnh đó, hiện nay đang có sự mất cân bằng trong cơ cấu thương mại giữa NgaTrung Quốc, khi mà xuất khẩu của Nga chủ yếu dựa vào năng lượng, nguyên liệu thô, thủy sản và lâm sản, trong khi xuất khẩu Trung Quốc ở một mức độ cao hơn nhiều, bao gồm các trang thiết bị và hàng hóa đã gia công. Việc này đặt ra một câu hỏi là liệu sự hợp tác của mối quan hệ như vậy có thể góp phần vào sự phát triển sáng tạo và hiện đại hóa của Nga? Moskva liệu có đứng trước nguy cơ trở thành một thị trường nguyên liệu phụ thuộc vào Trung Quốc?
Mặt khác, thái độ thận trọng trong việc thể hiện lập trường chính sách đối ngoại của Trung Quốc liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine cho thấy, Bắc Kinh không quan tâm đến việc ủng hộ một cách rõ ràng các hành động của Nga trước nguy cơ xảy ra xung đột với phương Tây. Trung Quốc vẫn tỉnh táo và đang cố gắng để tránh đối đầu với cả Nga và Mỹmột đối tác được xem là có mối quan hệ quan trọng của Bắc Kinh.
Ngoài ra, trong khi đang xoay trục chiến lược về châu Á, tiếng nói “khẽ khàng” của Nga trước các hành vi hung hăng của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng gần đây, trong đó có cả những đối tác chiến lược hay bạn hàng quan trọng của Nga như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, thực sự khiến Moskva khó mà ghi điểm được với châu lục này, ít nhất là về niềm tin.
Theo Năng Lượng Mới
Nga "luôn đề phòng Trung Quốc"
Năng lượng có thể là động lực hình thành một mối quan hệ Nga - Trung kiểu mới song "quan hệ này chỉ mang tính thực dụng kinh tế"
Sau hơn một thập kỷ bị trì hoãn, ngày 21-5, Nga và Trung Quốc ký thỏa thuận khí đốt lịch sử với giá trị được cho là lên đến 400 tỉ USD và có thời hạn 30 năm. Phản ứng chính thức của phía Nga là hoan hỷ: Nga đã tìm thấy thị trường mới và không còn bị phụ thuộc vào Tây Âu với những lệnh trừng phạt không biết khi nào giáng xuống. Thỏa thuận cũng giúp Nga phát triển các mỏ mới ở phía Đông Siberia, giúp khu vực hẻo lánh này phát triển công nghiệp và hạ tầng giao thông. Ngay sau khi tin tức loan ra, giá cổ phiếu của tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) tăng nhanh, tiếp tục đà phục hồi sau quý I/2014 giảm mạnh vì vụ Nga sáp nhập Crimea.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phía sau) tại Thượng Hải ngày 20-5
Tuy nhiên, trong bài viết đăng trên báo Moscow Times mấy ngày sau đó, cây bút Alexei Bayer buông một câu bình luận: "Có thể Tổng thống Vladimir Putin đang cầm cố tương lai của nước Nga". Theo tác giả, các nhà kinh tế chỉ ra rằng giá bán trong thỏa thuận - đang được giữ bí mật - dường như rất sát giá sản xuất và vận chuyển. Ngân sách liên bang cũng chẳng hưởng lợi bao nhiêu bởi thuế đánh vào tài nguyên thiên nhiên trong thỏa thuận đã được dỡ bỏ. Thêm vào đó, 38 tỉ m3 bán cho Trung Quốc hằng năm không đủ bù đắp tổn thất từ thị trường châu Âu, chưa kể đến năm 2018, dòng khí đốt mới bắt đầu chảy.
Theo ông Bayer, Nga chưa bao giờ lưu ý đến hơn thiệt kinh tế khi đưa ra quyết sách chính trị dù bản thân nước này không phát triển được công nghiệp và phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu dầu, khí đốt. Những nước như vậy thường phát đạt khi giá cả thế giới lên và khó khăn khi giá xuống nhưng lại rất thích dùng năng lượng làm sức ép chính trị. Điển hình là quyết định cấm vận dầu mỏ của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vào đầu những năm 1970 để trừng phạt phương Tây vì đã ủng hộ Israel trong cuộc chiến Ả Rập - Israel năm 1973. Riêng Nga thường xuyên dùng khí đốt làm vũ khí khống chế Ukraine, Belarus và Tây Âu, trong khi kinh tế Nga cũng lao đao không kém.
Ngoài khía cạnh kinh tế, thỏa thuận nêu trên còn dẫn đến nhiều suy đoán về một liên minh đối trọng với Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương cũng như giành được nhiều ảnh hưởng địa chiến lược trong các vấn đề quốc tế khác. Thế nhưng, bà Morena Skalamera - chuyên gia quốc tế của Trường Harvard Kennedy (Mỹ) - cho rằng bất chấp sự gắn kết về năng lượng, Nga vẫn luôn đề phòng những tính toán của hải quân Trung Quốc ở Bắc Thái Bình Dương và vùng Bắc Cực. Xích lại gần Trung Quốc nhưng Nga vẫn cải thiện quan hệ với Nhật Bản. "Nga không ủng hộ các hành động bành trướng của Trung Quốc trên biển và gần đây đã ủng hộ Việt Nam trong tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông. Nga cũng tuyên bố cho phép Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thăm dò dầu khí ở biển Pechora gần Bắc Cực" - bà Skalamera viết.
Cũng theo bà Skalamera, Nga - Trung vẫn duy trì thế so kè ra mặt tại Trung Á. Hơn nữa, mỗi nước có những mối bận tâm riêng. "Năng lượng có thể là động lực hình thành một mối quan hệ Nga - Trung kiểu mới song quan hệ này chỉ mang tính thực dụng kinh tế!" - bà Skalamera kết luận.
Theo Người Lao Động
Quan hệ Nga-Trung không bao giờ thuần túy kinh tế mà đậm mùi chính trị Quan hệ Nga-Trung cũng gắn liền với các nhu cầu của Trung Quốc nhằm tìm kiếm một số liên minh hiện tại ở Đông Bắc Á và Biển Đông. Nga và Trung Quốc đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng trong chuyến thăm của ông Putin. Đài Tiếng nói Nước Nga ngày 25/5 dẫn phân tích của giới chuyên gia...