Thách thức TQ, lực lượng vũ trang 226 năm của Mỹ muốn “triển khai dài hạn” ở biển Đông
Sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống ngày 20/1 tới, Mỹ có khả năng triển khai thường trực lực lượng bảo vệ bờ biển của nước này ở khu vực biển Đông.
Tư lệnh Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, Đô đốc Paul Zukunft, trả lời phỏng vấn tạp chí Breaking Defense (Mỹ) hôm 2/1 cho hay, ông đã thảo luận cùng Đô đốc John Richardson, Tư lệnh hải quân Mỹ, về khái niệm liên quan đến triển khai dài hạn lực lượng này ở biển Đông và các khu vực liên quan.
Zukunft tuyên bố động thái này có thể giúp tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Mỹ và các đồng minh, đối tác như Nhật Bản, Philippines, các nước ASEAN… để cùng thúc đẩy quyền tự do hàng hải trên biển Đông.
Đây không phải lần đầu Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ (USCG) nêu chủ trương đưa lực lượng của mình đến châu Á.
Hồi tháng 2/2016, Phó tư lệnh USCG Charles D. Michel nói rằng các quan chức Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ hy vọng các tàu cảnh sát biển Mỹ sẽ hiện diện ở biển Đông.
Hôm 29/11, Paul Zukunft trả lời báo chí Mỹ cũng nêu quan điểm tương tự. Ông nhắc nhở chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump rằng nếu Lầu Năm Góc muốn phát huy tốt hơn vai trò của USCG thì cần đưa lực lượng này tới biển Đông và Hoa Đông, nơi các tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động với tần suất ngày càng lớn.
Video đang HOT
Ông nói, nếu chính quyền Trump ra lệnh, USCG sẽ hỗ trợ các nước Đông Nam Á và cả các quốc gia khác phát triển năng lực chấp pháp trên biển, hỗ trợ gìn giữ hòa bình, an ninh ở các vùng biển lân cận.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đã góp mặt trong mọi cuộc chiến mà nước này tham gia kể từ năm 1790, mới nhất là các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan đầu thế kỷ 21 (Ảnh: military.com)
Chuyên gia quân sự Trung Quốc, ông Trương Quân Xã trả lời phỏng vấn Thời báo Hoàn Cầu cho hay, USCG bình thường chịu sự quản lý của Bộ an ninh nội địa Mỹ, trong thời chiến thì do Bộ tác chiến hải quân quản lý.
Đây là một trong 5 lực lượng vũ trang của Mỹ (bên cạnh Lục quân, Thủy quân lục chiến, Hải quân và Không quân), có lịch sử từ năm 1790, với nhiệm vụ chủ yếu là chấp pháp trên biển.
Theo ông Trương, USCG tập trung bảo vệ an ninh và phòng thủ cho lãnh thổ nước Mỹ và việc đưa lực lượng này tới các vùng biển khác như châu Á-Thái Bình Dương là hành động “vươn tay quá xa”.
Học giả người Trung Quốc đánh giá, ngay cả chính quyền Tổng thống Barack Obama với chính sách “xoay trục châu Á” mạnh mẽ cũng chưa đến mức triển khai USCG. Nếu chính quyền Trump đi nước cờ này ở biển Đông hay Hoa Đông, cục diện đối đầu Mỹ-Trung sẽ leo thang lên một tầm cao mới và diễn biến phức tạp ngoài tầm dự đoán.
(Theo Soha News)
Ấn Độ chào bán tên lửa phòng không tầm gần Akash cho Việt Nam
Ấn Độ đang thương lượng bán hệ thống tên lửa phòng không tầm gần Akash cho Việt Nam, theo báo Times of India ngày 9.1.
Một dàn tên lửa phòng không tầm gần Akash của Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế Không gian và quốc phòng Seoul (Hàn Quốc) năm 2013
Báo này dẫn các nguồn tin cho biết việc đàm phán đang diễn ra. Theo đó Ấn Độ chào bán cho Việt Nam hệ thống tên lửa phòng không tầm gần Akash do Ấn Độ chế tạo, có tầm bắn xa khoảng 25 - 30 km, độ cao tối đa 20 km, tiêu diệt được các mục tiêu từ máy bay chiến đấu, trực thăng, tên lửa đến UAV.
Trước đó Ấn Độ cũng chào hàng cung cấp cho Việt Nam tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos (Nga - Ấn hợp tác sản xuất, tầm bắn xa 290 km), ngư lôi diệt tàu ngầm Varunastra. Tuy nhiên chưa thấy tiến triển về thương vụ này.
Báo Ấn Độ cũng cho biết Việt Nam quan tâm đến hệ thống tên lửa phòng không Akash (nghĩa là Bầu trời, theo tiếng Hindu), muốn được chuyển giao công nghệ và liên doanh sản xuất. Trong khi đó phía Ấn Độ muốn ban đầu là "mua đứt bán đoạn", sau đó mới tính đến việc chuyển giao công nghệ trong khâu bảo trì, bảo hành.
Hệ thống tên lửa tầm gần Akash do Ấn Độ nghiên cứu và phát triển từ những năm 1990, sản xuất từ 2009. Một hệ thống Akash trung bình có 4 xe dàn phóng (mỗi xe mang 3 quả tên lửa), xe chỉ huy, radar, xe tiếp tế, máy phát điện... Một hệ thống này tương đương 1 trung đoàn, bảo vệ 1 khu vực rộng gần 5.000 km2.
Hệ thống Akash có thể theo dõi đồng thời 64 mục tiêu và có thể phóng tên lửa bắn cùng lúc 12 mục tiêu.
Một hệ thống Akash này có giá khoảng 300 triệu USD (theo giá Ấn Độ mua sắm cho lực lượng quân đội nước này).
Tên lửa của Akash dài 5,78 m, nặng 720 kg, mang đầu đạn nặng 60 kg, bay với tốc độ gần 2,5 lần vận tốc âm thanh (3.000 km/giờ). Một quả đạn tên lửa này có giá khoảng 475.000 USD, rẻ hơn so với tên lửa cùng loại của Mỹ hoặc châu Âu, theo Jane's Defence Weekly ngày 17.9.2014.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar nói rằng Việt Nam là người bạn thân của Ấn Độ, và nhiều sáng kiến đang tiến triển để đẩy mạnh hơn việc hợp tác quốc phòng giữa hai nước, từ nâng cấp vũ khí đến huấn luyện đào tạo quân nhân điều khiển tàu ngầm và máy bay chiến đấu của Việt Nam.
Việt Nam và Ấn Độ đã nâng cấp quan hệ từ đối tác chiến lược (hồi năm 2007) lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi đến Việt Nam tháng 9.2016.
Ấn Độ đang đào tạo thuỷ thủ tàu ngầm cho Việt Nam từ năm 2013 ở trường đào tạo tàu ngầm INS Satavahana (tại quân cảng Visakhapatnam), và mới đây nhận đào tạo phi công Việt Nam lái tiêm kích Su-30MKI (loại tương tự Su-30MK2 Việt Nam đang sử dụng).
(Theo Thanh Niên)
Mục kích chiến hạm lừng danh Nga cập cảng Philippines Tàu khu trục chống ngầm Admiral Tributs và tàu chở dầu cỡ lớn Boris Butoma của Nga đêm 2/1 đã cập cảng ở Manila, Philippines, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị đến quốc gia Đông Nam Á. Người phát ngôn Hải quân Philippines Lued Lincuna cho biết trong 6 ngày lưu lại, quân nhân của tàu Nga sẽ tham gia các hoạt động...