Thách thức Nhật, Trung Quốc trình tài liệu về “nô lệ tình dục” lên UNESCO
Trung Quốc đang nộp đơn xin đưa tập hồ sơ hai tài liệu lưu trữ thời Thế chiến II vào “Ký ức thế giới” trong Danh sách di sản toàn thế giới của UNESCO.
Đó là tài liệu về các nô lệ tình dục cho binh lính Nhật Bản và tài liệu về vụ thảm sát Nam Kinh. Như vậy hiện giờ trong số đăng ký này của UNESCO có 9 tài liệu lịch sử và bộ sưu tập lưu trữ từ Trung Quốc.
Bức tượng nô lệ tình dục ở bang California, Mỹ từng gây tranh cãi lớn giữa cộng đồng Hàn kiều và Nhật kiều tại đây
Bằng cách đưa ra những tài liệu của mình, trên thực tế Trung Quốc muốn nhờ sự giúp đỡ của UNESCO để vĩnh cửu hóa những trang bi thảm này trong lịch sử cuộc Thế chiến II.
Chuyên viên Valery Kistanov từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) đã chỉ ra thêm một khía cạnh chính trị nữa trong động thái của Bắc Kinh.
Video đang HOT
“Đây là câu trả lời của Trung Quốc cho nỗ lực của Nhật Bản nhằm đưa lá thư của Thần Phong-Kamikaze (các cuộc tấn công cảm tử của phi công Nhật Bản trong Thế chiến II) đăng ký vào “Ký ức thế giới” của UNESCO. Nhưng Nhật Bản làm việc đó ở cấp chính quyền thành phố, nơi có Viện Bảo tàng Kamikaze và lưu giữ những lá thư này. Còn Trung Quốc tiến lên mức cao hơn. Bắc Kinh phô trương sự bất đồng, phủ nhận, đổ lỗi và bôi nhọ chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe… Việc Nhật Bản đưa thư tuyệt mệnh của phi công Thần Phong – Kamikaze ra ánh sáng và giới thiệu với thế giới như là một giá trị văn hóa khiến Trung Quốc thất vọng và giận dữ”.
Động thái của Trung Quốc tại UNESCO cũng phản ánh mâu thuẫn chính trị ngày càng mạnh mẽ giữa Bắc Kinh và Tokyo, chuyên viên Valery Kistanov nêu ý kiến. Quá trình này còn tiếp diễn chưa đến hồi kết.
Hồ sơ xin đưa các tư liệu về những “nô lệ tình dục” cho lính Nhật và vụ thảm sát Nam Kinh vào danh mục “Ký ức thế giới” của UNESCO là đề án chính trị mới của Trung Quốc.
Đài tiếng nói nước Nga đánh giá, trong nội bộ Trung Quốc, động tác này có thể sánh ngang với quyết định gần đây của Trung Quốc trong việc nâng tầm hai mốc kỷ niệm trọng đại, Ngày Chiến thắng chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, và Ngày tưởng niệm các nạn nhân thảm sát Nam Kinh. Mốc đầu tiên sẽ tổ chức kỷ niệm vào ngày 3/9, mốc thứ hai cũng lần đầu tiên diễn ra vào ngày 13 tháng Chạp.
Trong khi đó, hôm qua, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu tại một cuộc họp báo thường niên: “Thật đáng tiếc Trung Quốc đang cố gắng công khai hóa một di sản tiêu cực thuộc giai đoạn lịch sử trong quan hệ Trung-Nhật qua việc sử dụng UNESCO nhằm cho mục đích chính trị, trong khi chúng ta cần các nỗ lực cải thiện quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc”.
Ông Suga nhấn mạnh: “Chúng tôi phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút lại động thái trên”.
Theo Tri Thức Trẻ
Phát hiện tàu Trung Quốc ở 2 bãi đá ngầm khác thuộc Trường Sa
Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm thứ Năm tiết lộ rằng ông đã nhận được báo cáo về việc tàu Trung Quốc xuất hiện ở ít nhất hai bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình tại Manila, ông Aquino nói rằng các tàu này được phát hiện ở bãi đá Gavin và Cuateron.
"Chúng tôi một lần nữa lấy làm phiền hà về động thái làm gia tăng căng thẳng của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp", ông Aquino nói.
Tổng thống Aquino cho biết các tàu của Trung Quốc dường như giống với các loại tàu từng được sử dụng để vận chuyển cát và sỏi tại bãi Gạc Ma.
Trung Quốc nhăm nhe muốn xây đảo nhân tạo trên bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Cáo buộc của Tổng thống Philippines được đưa ra sau khi Tòa án trọng tài thường trực (PCA) của Liên hợp quốc ở La Haye (Hà Lan) yêu cầu Trung Quốc trả lời hồ sơ kiện của Philippines, phản đối những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Aquino nhắc lại rằng nước này bác bỏ "tuyên bố chủ quyền" của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp.
Ông cho biết Tòa án quốc tế sẽ làm rõ tất cả các tranh chấp và sẽ xác định các quyền và nghĩa vụ của Philippines và Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp.
Tuy nhiên Trung Quốc một lần nữa đã từ chối tham gia vụ kiện. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 4/6 nói: "Lập trường của Trung Quốc không chấp nhận và không tham gia vụ kiện của Philippines là không thay đổi".
Tháng trước, ông Aquino cũng cáo buộc Trung Quốc vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Theo Người Đưa Tin
Các nước G7 'quan ngại sâu sắc' về tình hình căng thẳng biển Đông, Hoa Đông Lãnh đạo nhóm G7 ngày 4.6 bày tỏ "quan ngại sâu sắc "về tình hình căng thẳng ở biển Đông và Hoa Đông, phản đối bất kỳ quốc gia nào sử dụng vũ lực để củng cố các tuyên bố chủ quyền. Giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam - Ảnh: Reuters "Chúng tôi cực kỳ quan...