Thách thức mới với EU do lệnh cấm than của Nga
Lệnh cấm than đá của Nga khiến châu Âu càng dễ bị tổn thương hơn do giá năng lượng tăng.
Liệu EU có vượt qua thách thức khi cấm nhập khẩu than từ Nga? Ảnh: TASS
Theo trang tin Oilprice.com, EU mới đây đã quyết định cấm than của Nga, đưa ra thời hạn cuối cùng vào tháng 8 tới để cho phép người mua chuẩn bị.
Trước khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, thế giới đã phải vật lộn do sự siết chặt nguồn cung năng lượng toàn cầu. Giờ đây, khi các cường quốc trên thế giới tìm cách làm tê liệt nền kinh tế Nga do chiến dịch quân sự của Moskva, họ cho rằng các biện pháp trừng phạt năng lượng sẽ là một phần cần thiết của phản ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt cũng đang gây ra những tác động lớn về kinh tế khi việc hạn chế dầu, than và khí đốt của Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới khiến nhiều nước châu Âu và châu Á phải tranh giành các nguồn nhiên liệu mới.
Trên thực tế, mối đe dọa đối với an ninh năng lượng của châu Âu do các lệnh trừng phạt Nga gây ra đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu bế tắc trong việc thống nhất về cách thức tiến hành, lĩnh vực nào và mức độ tẩy chay ra sao. Không thể đạt được một thỏa thuận chung về cấm dầu và khí đốt của Nga, vốn cung cấp gần một nửa năng lượng nhập khẩu của châu Âu, EU đã đồng ý cấm than của Nga, dự kiến bắt đầu vào tháng 8/2022. Mặc dù đây có vẻ là một nỗ lực yếu ớt và muộn màng, nhưng động thái tương đối nhỏ này sẽ khiến châu Âu đối mặt với thách thức trong việc tìm kiếm 40 triệu tấn than thay thế.
Những ảnh hưởng kéo dài của đại dịch COVID-19 và sự thắt chặt nguồn cung năng lượng toàn cầu đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới quay trở lại dùng than khi giá dầu và khí đốt tăng chóng mặt. Điều này có nghĩa là việc ngăn chặn thế giới ngừng nhập khẩu than của Nga sẽ là một thách thức lớn hơn đối với các quốc gia châu Âu và châu Á vốn đã tăng cường tiêu thụ than của họ trong những tháng gần đây. Riêng năm 2021, nhập khẩu than từ Nga của châu Âu đã tăng 22,4%. Giá than đã gần ở mức cao kỷ lục và việc châu Âu tẩy chay vào tháng 8 tới sẽ khiến giá than tăng cao hơn nữa.
Với lệnh trừng phạt trên, hiện các khách hàng châu Âu đã bắt đầu chuyển hướng khỏi than của Nga đồng thời tích cực tìm kiếm nguồn than mới.
Video đang HOT
Nhưng EU không phải là khối kinh tế duy nhất đang tranh giành để tìm nguồn than mới. Nhiều quốc gia châu Á cũng sẽ tìm kiếm các mặt hàng nhập khẩu không phải của Nga. Đáng chú ý, Nhật Bản gần đây cũng tuyên bố rằng họ sẽ cấm nhập khẩu than của Moskva. Điều này có nghĩa là một số nhà tiêu thụ than lớn nhất thế giới sẽ phải cạnh tranh trong một thị trường vốn đã eo hẹp nguồn cung để tìm kiếm nhà cung cấp mới.
Trong khi đó, các nhà xuất khẩu than hàng đầu thế giới là Australia và Indonesia đã đạt đến giới hạn sản lượng và Nam Phi, một nhà sản xuất than lớn khác, đang đối mặt với các vấn đề hậu cần trong chuỗi cung ứng than của chính họ.
Kết quả là EU có thể hướng sang Mỹ hoặc Colombia để nhập khẩu than vào tháng 8. Đức, Ba Lan và Séc có thể tăng mức sản xuất trong nước của họ. Trung Quốc cũng sẽ tăng mức sản xuất ồ ạt. Mặc dù Bắc Kinh sẽ không xuất khẩu than sản xuất trong nước, nhưng việc tăng sản lượng sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu quốc tế, do đó giải phóng một số nguồn cung trên thị trường toàn cầu cho các quốc gia khác đang tranh giành nguồn cung.
Giá xăng dầu hôm nay 6/4: Quay đầu giảm khi thất bại cấm vận dầu khí Nga
Giá xăng dầu hôm nay 6/4: WTI ngưỡng 101,02 USD/thùng, dầu Brent 105,73 USD/thùng.
Cập nhật giá xăng dầu đầu phiên sáng 6/4/2022 với những thông tin mới nhất
Giá dầu suy yếu khi châu Âu thất bại trong việc thiết lập các lệnh cấm vận lên ngành dầu khí Nga.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 6/4/2022
Phiên giao dịch sáng nay, (6/4, giờ Việt Nam), giá dầu kéo dài mức suy yếu ngày hôm qua khi các lệnh trừng phạt thực tế của Liên minh châu Âu EU vào Nga vẫn thiếu sức nặng. Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá dầu thô WTI giảm 1.28% xuống 101,96 USD/thùng trong khi giá dầu Brent giảm 0,83% xuống 106,64 USD/thùng.
Đầu phiên hôm nay, dầu WTI giảm 0,94 USD/thùng tương ứng 0,92% xuống mức 101,02 USD/thùng; Dầu Brent giảm 0,91 USD/thùng tương ứng 0,85% xuống mức 105,73 USD/thùng.
Giá dầu thô quay lại đà giảm từ hôm qua
Giá dầu thô đã nhanh chóng đảo chiều sau khi các lệnh cấm vận thực tế chỉ dừng lại ở các lệnh cấm nhập khẩu than. Lo ngại về thiệt hại kinh tế được xem là nhân tố lớn nhất khiến các nước như Đức phản đối các lệnh cấm vận lên dầu khí của Nga.
Tính trong năm 2021, kim ngạch nhập khẩu năng lượng của Đức từ Nga đã tăng gần 50% lên gần 40 tỷ Euro do tác động của giá nhiên liệu tăng, và phần nào gây áp lực lên lạm phát nước này.
Như vậy, trước mắt ngành dầu khí của Nga sẽ chưa chịu thiệt hại nặng nề hơn và phần nào giảm lo ngại về thiếu hụt nguồn cung.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cũng nhận định, dầu thô tiếp tục chịu áp lực do đồng Dollar Mỹ tăng mạnh trong phiên tối qua.
Các thành viên chủ chốt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed lên tiếng ủng hộ tăng lãi suất và giảm tài sản nắm giữ gần 9,000 tỷ USD, phần nào nhằm giảm sức ép lạm phát, đã khiến cho Dollar Index tăng lên mức cao nhất trong gần 2 năm.
Đồng Dollar tăng sẽ khiến cho các hàng hóa định giá bằng đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ tiền tệ khác, do đó diễn biến của giá Dollar Mỹ khiến cho dầu duy trì đà giảm.
Mặt khác, báo cáo sáng nay của Viện Dầu khí Mỹ cho thấy, tồn kho dầu thô tăng trở lại 1,1 triệu thùng trong tuần kết thúc 1/4 tiếp tục trở thành thông tin gây sức ép lên giá dầu thô.
Bên cạnh đấy, tồn kho của nhiên liệu chưng cất, măt hàng có sức tiêu thụ lớn trong những tháng gần đây, cũng tăng trở lại 593,000 thùng, ngược với dự đoán giảm của giới phân tích.
"Các thông tin này phần nào gợi ý sức mua có thể giảm dần trong các tháng tới, khi nước Mỹ rời khỏi cao điểm tiêu thụ dầu giai đoạn tháng 2, tháng 3 đầu năm", theo MXV.
Giá xăng dầu trong nước hôm nay thế nào?
Giá bán các loại xăng dầu trong nước hôm nay áp dụng mức được điều chỉnh từ 0h00 ngày 1/4/2022.
Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 1.021 đồng/lít so với giá hiện hành, xăng RON 95 giảm 1.039 đồng/lít so với giá bán hiện hành.
Sau khi điều chỉnh, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 không cao hơn 27.309 đồng/lít; Xăng RON 95 không cao hơn 28.153 đồng/lít.
Trong khi đó, giá dầu đồng loạt tăng mạnh. Cụ thể, giá dầu diesel 0.05S tăng 1.447 đồng/lít, lên mức 25,080 đồng/lít; Dầu hoả tăng 1.519 đồng/lít lên mức 23,764 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S tăng 506 đồng/kg lên mức 20.929 đồng/kg.
Giá năng lượng tăng khiến eurozne thâm hụt thương mại cao nhất trong 13 năm Nhập khẩu tăng vọt từ Trung Quốc cũng là một tác nhân khiến khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) lâm vào mất cân bằng thương mại trong tháng cuối cùng của năm 2021. Giá năng lượng đang gây sức ép lớn đến cán cân thương mại của khu vực eurozone. Ảnh: Bloomberg Giá nhiên liệu bùng nổ đã ảnh hưởng trực...