Thách thức lớn nhất trong cuộc đua sản xuất lithium toàn cầu
Thiếu khả năng khai thác trở thành thách thức lớn nhất mà thế giới phải đối mặt trong việc đáp ứng nhu cầu bùng nổ đối với lithium – một nguyên tố then chốt trong sản xuất pin điện tử và các sản phẩm chuyển đổi xanh khác.
Một thợ mỏ chỉ vào một dòng lithium ở Cộng hòa Séc. Ảnh: AP
Theo đài Spuntik, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ước tính có thể tìm thấy 98 triệu tấn lithium – thường được gọi là “vàng trắng” – bên dưới bề mặt Trái Đất.
Đầu tháng 3, Iran cho biết họ đã tìm thấy một mỏ chứa 8,9 triệu tấn lithium. Ngay sau thông báo của Tehran, Ấn Độ thông báo đã phát hiện ra một mỏ 5,9 triệu tấn lithium khác.
Tuy nhiên, bất chấp nguồn nguyên liệu thô giàu có, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo tình trạng thiếu hụt nguyên tố đáng kể tính đến năm 2040.
Theo đó, công suất sản xuất hiện tại sẽ phải tăng ít nhất 3-4 lần để đáp ứng riêng nhu cầu về pin điện, trong đó mỗi pin cần khoảng 7-9 kg lithium. Doanh số bán ô tô điện dự kiến vào năm 2030 là đạt 40 triệu chiếc/năm.
“Không hề thiếu lithium trong thạch quyển – lớp vỏ của hành tinh. Sự thiếu hụt duy nhất này xuất phát từ nguyên do các nhà máy hoặc mỏ chưa đủ khả năng khai thác hết”, Tim Worstall, nghiên cứu cấp cao của Viện Adam Smith nói với Sputnik. Chuyên gia chỉ ra so với năm 2021, số lượng lithium được tìm thấy trên thế giới đã tăng gần 10 triệu tấn từ 89 triệu tấn.
Vấn đề ở đây là phải tập trung vào việc chiết xuất và xử lý vật liệu thô. Như dự đoán của ông Worstall, phải mất ít nhất một thập kỷ để lithium của Iran mới ra được thị trường.
Theo Benchmark Mineral Intelligence (BMI), trung bình mất khoảng 4-7 năm để xây dựng một mỏ lithium trong khi chỉ mất có 24 tháng để xây dựng một nhà máy sản xuất pin điện tử.
Video đang HOT
Mới đây, Mỹ bắt tay xây dựng một mỏ lithium tại bang Nevada. Tuy nhiên, nơi này đã được phát hiện có lithium từ những năm 1970 song phải đến năm 2008 mới được thăm dò, triển khai và cấp phép.
Trước nhu cầu cấp bách về nguyên tố quý, chính quyền Tổng thống Joe Biden và các tập đoàn khổng lồ như GM và Tesla đã đầu tư hàng tỷ USD để thúc đẩy sản xuất và củng cố chuỗi cung ứng lithium, cùng với đất hiếm và kim loại pin như đồng, niken, than chì và coban.
Đầu tuần này, ngân hàng đầu tư đa quốc gia UBS dự báo việc Trung Quốc tăng cường khai thác lithium có thể khiến nước này nằm giữ gần 1/3 nguồn cung toàn cầu vào giữa thập kỷ này. Theo UBS, Trung Quốc sẽ khai thác các nguồn tài nguyên ở châu Phi để nâng sản lượng hàng năm lên 705.000 tấn.
Bất chấp nhu cầu tăng cao mà cung chưa đáp ứng đủ, giá lithium cacbonat đã sụt giảm trong những tuần gần đây, giảm khoảng 50% so với mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 11/2022.
Điều này có thể trở thành một “món quà” đối với các nhà sản xuất ô tô và sản xuất pin. Vào tháng 4/2022, Giám đốc điều hành Tesla tỷ phú Elon Musk trong một nội dung tweet phàn nàn giá lithium đã tăng đến mức điên rồ, từ 4.450 USD/tấn vào năm 2012 lên 78.000 USD/tấn vào năm 2022.
Trong khi đó, giá lithitum giảm lại khiến các công ty khai thác “méo mặt”, Họ cảnh báo nếu giá hàng hóa giảm quá thấp, họ sẽ không đủ khả năng trả chi phí thăm dò và phát triển. BMI dự đoán rằng ngành công nghiệp lithium sẽ cần đầu tư 42 tỷ USD vào cuối thập kỷ này để đáp ứng nhu cầu.
Trúng 'đòn' trừng phạt, doanh thu dầu Nga giảm thê thảm, Moscow đang 'gõ cửa' châu Phi
So với một năm trước, doanh thu xuất khẩu dầu của Nga đã giảm gần một nửa, trong khi xuất khẩu dầu của nước này hầu như không thay đổi.
Điều này cho thấy các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang có hiệu lực.
Một tàu chở dầu gần thành phố cảng Nakhodka, Nga. (Nguồn: Reuters)
Lệnh trừng phạt phát huy tác dụng
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, một năm kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, phương Tây đã tung loạt lệnh trừng phạt, khiến những khách hàng lớn nhất (như các quốc gia tại châu Âu) quay lưng lại với dầu thô Moscow.
Tháng 12/2022, Liên minh châu Âu (EU), Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Australia đã bắt đầu áp giá trần đối với dầu thô Nga nhập khẩu bằng đường biển ở mức 60 USD/thùng.
Sau đó, các nước này tiếp tục đưa ra những biện pháp trừng phạt mới, cấm gần như toàn bộ hoạt động nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga, đồng thời áp đặt giá trần đối với dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ khác của Moscow. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 5/2.
Các biện pháp trừng phạt này nhằm nhằm đảm bảo rằng, dầu của Nga tiếp tục lưu thông, giữ cho thị trường toàn cầu ổn định, đồng thời hạn chế nguồn thu của Moscow từ hoạt động xuất khẩu dầu để dùng cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.
Trích dẫn nhận định của Bộ Tài chính Nga, IEA cho rằng, so với một năm trước, doanh thu xuất khẩu dầu của Nga đã giảm gần một nửa, trong khi xuất khẩu dầu của nước này hầu như không thay đổi. Điều này cho thấy các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang có hiệu lực. Thu nhập của Moscow đã giảm và dòng chảy dầu toàn cầu không bị ảnh hưởng.
Không chỉ thế, các tàu chở dầu của Nga buộc phải thực hiện hành trình dài hơn để đến châu Á - nơi những khách hàng mới nỗ lực mua dầu.
Trong tháng 2/2023, xuất khẩu dầu của Nga đã giảm 500.000 thùng, xuống còn 7,5 triệu thùng/ngày, do dầu diesel và các sản phẩm dầu tinh chế khác được ồ ạt rút khỏi Nga trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực.
IEA cho biết, thu nhập mà nước này kiếm được từ dầu mỏ cũng giảm xuống mức 11,6 tỷ USD, ít hơn 2,7 tỷ USD so với tháng 1/2023.
Cơ quan này khẳng định: "Chế độ trừng phạt của phương Tây đã có hiệu quả trong việc hạn chế khả năng tạo ra doanh thu xuất khẩu của Nga mà không làm gián đoạn dòng chảy dầu toàn cầu".
Dầu Nga "gõ cửa" châu Phi
Sau khi lệnh trừng phạt được áp đặt lên Nga, quốc gia này đã chuyển hướng xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc và Ấn Độ, làm đảo lộn dòng chảy dầu toàn cầu và ngành hàng hải. Để "thay chân" châu Âu, Nga không chỉ mạnh tay bán dầu cho châu Á mà quốc gia này còn "gõ cửa" thị trường Bắc và Tây Phi.
Một trong những điểm đến mới phổ biến nhất đối với dầu Nga là Morocco. Trong tháng 1/2023, Morocco đã nhập 2 triệu thùng diesel từ Nga, gấp hơn 3 lần con số 600.000 thùng của năm 2021. Dự kiến, khối lượng nhiên liệu diesel mà Morocco mua của Nga trong tháng 2/2023 cũng lên đến hơn 1,2 triệu thùng.
Tunisia, quốc gia hầu như không nhập khẩu sản phẩm xăng dầu nào của Nga vào năm 2021, trong những tháng gần đây đã mua lượng lớn dầu diesel, dầu gazole, xăng và naphtha - loại sản phẩm từ dầu mỏ được dùng để sản xuất hóa chất hoặc nhựa.
Trong tháng 1/2023, Tunisia nhập 2,8 triệu thùng sản phẩm các loại từ dầu mỏ của Nga và dự kiến nhập khoảng 3,1 triệu thùng trong tháng 2/2023.
Tây Phi cũng đang tăng cường mua dầu mỏ của Nga. Theo một nguồn tin thương mại, Senegal đã nhận 5 lô hàng của Nga vào tháng 2/2023 vào cảng chính của đất nước này. Một số sản phẩm đang được cung cấp bởi Litasco - chi nhánh kinh doanh của Lukoil có trụ sở tại Geneva (Thụy Sỹ). Litasco đã hoạt động tại thị trường Tây Phi trong hơn 20 năm.
Bên cạnh đó, Litasco cũng đang cung cấp dầu khí của Nga cho Ghana, nhưng được trả bằng vàng chứ không phải tiền mặt.
Tương tự, các nước Algeria và Ai Cập cũng đang tăng cường mua các sản phẩm dầu mỏ Nga, nhưng con số cụ thể không được tiết lộ. Nga được cho là đang thay thế các nhà cung cấp truyền thống của các quốc gia này ở Trung Đông và Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, giới chuyên gia tin rằng, có khả năng những sản phẩm dầu mỏ của Nga bán cho các nước châu Phi sẽ quay lại châu Âu bằng nhiều cách. Chuyên gia Viktor Katona từ hãng phân tích Kpler tiết lộ, lượng sản phẩm dầu mỏ mà các nước Bắc Phi nhập từ Nga là quá lớn, vượt nhu cầu sử dụng của họ.
Philippines tiếp tục rung chuyển vì động đất Tiếp sau trận động đất độ lớn 6 trong chiều 7/3 ở tỉnh Davao del Norte trên đảo Mindanao của Philippines, một trận động đất độ lớn 5,6 đã xảy ra tại thành phố New Bataan bên cạnh, làm sập một số nhà dân khiến hàng trăm người phải đi sơ tán lánh nạn. Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ, trận...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'

Động lực và tia hy vọng mới cho mối quan hệ giữa Mỹ và Iran

Ba vấn đề nóng mà Tổng thống Trump phải quyết định trong vài tháng tới

Phát hiện đường dây buôn lậu linh kiện UAV tại châu Âu liên quan đến Hezbollah

Các tổ chức phi chính phủ châu Âu lo ngại nguy cơ bị cắt giảm tài trợ

Pháp đánh thuế người giàu để giảm thâm hụt ngân sách

Bài học từ chiến trường Ukraine tái định hình tương lai ngành công nghiệp quốc phòng Đức

Dân số Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 1950

Bước đi của Mỹ có thể dẫn tới thay đổi sâu rộng trên thị trường vũ khí toàn cầu

Goldman Sachs tăng dự đoán giá vàng, hạ triển vọng giá dầu

EU hỗ trợ tài chính 1,8 tỷ USD cho Chính quyền Palestine

Campuchia tổ chức lễ cầu an nhân dịp Tết cổ truyền 2025
Có thể bạn quan tâm

Bị tố bội tín với tập đoàn Tôn Hoa Sen và NSX Mái Ấm Gia Đình Việt, MC Quyền Linh lên tiếng
Sao việt
23:34:18 14/04/2025
Cặp vợ chồng đều là NSND, khi yêu nhau cả nước 'chỉ trỏ, bàn tán'
Tv show
23:23:39 14/04/2025
Han So Hee thừa nhận 'sai lầm' sau ồn ào tình cảm
Sao châu á
23:12:05 14/04/2025
TikToker Lê Tuấn Khang trổ tài ca hát cùng Lý Hải
Hậu trường phim
23:04:23 14/04/2025
Phim cổ trang mới chiếu 2 ngày đã lập kỷ lục hot nhất 2025, nữ chính được khen đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
22:49:23 14/04/2025
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
Tin nổi bật
22:02:43 14/04/2025
Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"
Nhạc việt
21:57:49 14/04/2025
Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!
Nhạc quốc tế
21:36:35 14/04/2025
Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ
Sao thể thao
21:02:01 14/04/2025
Bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn
Pháp luật
19:25:51 14/04/2025