Thách thức lớn của châu Âu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Từng được xem là khu vực đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, châu Âu giờ đây đang phải tăng cường nhập khẩu than nhiệt (thermal coal) hơn bất kỳ khu vực nào khác.
Trữ than tại một nhà máy thép ở Duisburg, miền Tây Đức ngày 22/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo dữ liệu từ Kpler, từ tháng 1 đến hết tháng 8 vừa qua, “Lục địa già” là khu vực duy nhất trên thế giới tăng nhập khẩu than so với cùng kỳ năm ngoái, tạo ra 35,5% tương đương 15 triệu tấn nhiên liệu sản xuất điện. Kpler cho biết tính tới tháng 8, đã có 57,3 triệu tấn than nhiệt được vận chuyển vào châu Âu, chiếm 9,5% tổng lượng nhập khẩu than nhiệt toàn cầu trong cùng thời gian.
Kể từ khi cuộc xung đột tại Ukraine bùng phát vào tháng 2 năm nay làm gián đoạn việc cung cấp khí đốt tự nhiên và nhiên liệu từ khu vực này, các công ty châu Âu đã phải gấp rút tiến hành cuộc cải tổ khẩn cấp trong việc nhập khẩu năng lượng. Mặc dù vậy, việc tăng mua năng lượng lại đảo ngược nỗ lực cắt giảm nhập khẩu than của châu Âu, đồng thời đe dọa những nỗ lực đã được thực hiện trong thập niên qua nhằm đưa châu lục này trở thành khu vực đi đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Kể từ năm 2010, nhiều nhà máy than đã ngừng hoạt động trên khắp châu Âu và các nơi khác trong bối cảnh dư luận ngày càng phản đối mạnh mẽ việc sử dụng nhiên liệu bẩn, gây hại cho môi trường và kêu gọi sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng phát thải carbon thấp hơn. Trong cùng thời kỳ, châu Âu đã đẩy mạnh đầu tư vào việc lắp đặt các công trình năng lượng xanh, đồng thời tăng khoảng 15 điểm % tỷ trọng điện năng được tạo ra từ các nguồn năng lượng tái tạo lên gần 38% – chỉ đứng sau Mỹ Latinh. Khu vực này cũng đã đặt ra một số mục tiêu táo bạo nhất thế giới về sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó có mục tiêu đưa năng lượng từ các nguồn tái tạo tăng lên chiếm 32% tổng mức tiêu thụ năng lượng – bao gồm giao thông, hộ gia đình và công nghiệp, vào năm 2030.
Đức cảnh báo về việc sử dụng trở lại nhiên liệu hóa thạch
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 18/7 đã cảnh báo về "sự phục hưng trên toàn cầu của nhiên liệu hóa thạch và đặc biệt là than đá" do tình trạng thiếu khí đốt bắt nguồn từ cuộc xung đột Nga -Ukraine.
Khai thác than đá cứng phục vụ nhà máy điện than ở Duisburg, miền Tây Đức ngày 5/4/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Đối thoại Khí hậu Petersberg ở Berlin do Đức và Ai Cập đồng chủ trì, ông Scholz nhấn mạnh: "Không ai có thể hài lòng với thực tế là hoạt động sản xuất điện sử dụng nhiên liệu than đang gia tăng trở lại ở Đức".
Để ngăn chặn tình trạng thiếu khí đốt trong mùa năm nay, Đức gần đây đã có các động thái mở đường đưa thêm các nhà máy nhiệt điện than vào hoạt động thay thế các nhà máy điện hoạt động bằng khí đốt. Theo ông Scholz, đây là một biện pháp khẩn cấp ngắn hạn không gây tổn hại các mục tiêu khí hậu của nước này. Ông nêu rõ: "Tất cả những gì chúng tôi làm ngày nay là để đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt phù hợp với mục tiêu trung hòa khí carbon ở Đức và trên toàn thế giới trong tương lai". Theo đó, người đứng đầu chính phủ Đức nhấn mạnh không được tạo ra sự phụ thuộc lâu dài nào vào các nguồn năng lượng hóa thạch.
Đầu tháng này, Thượng viện Đức đã phê chuẩn một loạt dự luật nhằm đẩy nhanh việc phát triển năng lượng tái tạo ở nước này. Theo chính quyền Đức, để tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo từ 50% lên 80% vào năm 2030, nước này sẽ phải dành 2% diện tích bề mặt cho hoạt động của các tuabin gió trên đất liền.
Albania trở thành trung tâm khí đốt của Balkan sau thỏa thuận mới với Mỹ Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng của châu Âu, Albania nổi lên là một trung tâm trung chuyển khí đốt của khu vực sau thỏa thuận với Mỹ. Khu vực Narta, Albania, nơi một nhà máy nhiệt điện khí đốt sẽ sớm đi vào hoạt động sau khi được Mỹ đầu tư. Ảnh: Shutterstock Theo trang tin...