Thách thức lớn cho xuất khẩu năm 2013
Tiếp tục đưa ra kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu năm 2013 là 10% so với năm ngoái, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, thách thức cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ngày càng lớn.
Xuất khẩu dệt may gặp nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm
Tại hội thảo “Nghị quyết 13/NQ-CP, cơ hội tháo gỡ nút thắt xuất khẩu 2012 và triển vọng 2013″ diễn ra cuối năm 2012 tại Hà Nội, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: “Kinh tế Việt Nam đang có sự phục hồi về tốc độ tăng trưởng, nhưng rất chậm. Những khó khăn sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2013 và hơn thế nữa, hoạt động xuất khẩu còn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khốc liệt hơn từ quốc tế”. Các ngành xuất khẩu chủ lực đều đứng trước nhiều thách thức. Ví dụ như dệt may- ngành luôn có kim ngạch dẫn đầu trong hoạt động xuất khẩu, thị trường nhập khẩu lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản… chưa có tín hiệu khởi sắc do nhu cầu tiêu dùng sụt giảm. Kèm theo đó, nhiều nước cung cấp hàng dệt may lớn khác trên thế giới cũng đang tìm cách hạ giá hàng xuất khẩu từ 5-7% để tăng tính cạnh tranh.
Với mặt hàng da giày xuất khẩu, bên cạnh việc duy trì ổn định sản xuất, doanh nghiệp đã biết cân đối đơn hàng sản xuất tại Việt Nam với dung lượng đơn hàng tại Trung Quốc, Indonesia (một số mẫu giày sử dụng công nghệ cao trước đây chủ yếu sản xuất ở Trung Quốc, hiện nay đã được sản xuất đại trà tại Việt Nam). Nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đã tận dụng tốt và đang dần gia tăng sử dụng nguyên phụ liệu trong nước, nhất là đối với hàng giày vải, thể thao. Dự báo, đơn hàng từ thị trường Hoa Kỳ có thể tăng khoảng 10% nhờ tác động tích cực từ TPP và thị trường EU năm nay sẽ ổn định hơn so với 2012. Tuy nhiên, cơ hội này cũng chính là thách thức cho hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu da giày Việt Nam vì khi TPP được thông qua sẽ có quy định bắt buộc về tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu đối với sản phẩm giày để được hưởng ưu đãi thuế suất. Hiện tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ khoảng 40%.
Tương tự, với nhóm hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu- thế mạnh của Việt Nam thì lượng xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, chưa đem lại giá trị gia tăng cao. Không những thế, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam thường xuyên bị cạnh tranh bằng các hàng rào kỹ thuật về chất lượng của các nước nhập khẩu. Do vậy, lợi thế cạnh tranh giảm sút.
Một điểm đáng chú ý khác là tỷ trọng hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước. Điều này thể hiện sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, mang lại kim ngạch xuất khẩu không cao trong khi lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI mang lợi cho Việt Nam rất ít. Các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là vấn đề cần lưu ý trong năm 2013 nói riêng và những năm sau này nói chung.
Video đang HOT
Bộ Công Thương cho biết, tháng 1-2013, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 10,1 tỷ USD, giảm 2,5% so với tháng 12-2012, chủ yếu do giá xuất khẩu của hầu hết mặt hàng xuất khẩu giảm so với cùng kỳ. Vì vậy, mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt khoảng 126,1 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2012 tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức 8% có thể sẽ gặp khó khăn và nhiều thách thức hơn năm 2012 do nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. Để đạt được mục tiêu đề ra, Bộ Công Thương đã đề ra giải pháp cho năm 2013 là tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại tiếp tục có giải pháp hỗ trợ phù hợp đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, có lợi thế, có thị trường và có khả năng cạnh tranh… có các giải pháp linh hoạt nhằm tranh thủ cơ hội tăng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng, thị trường các nước có chung đường biên giới… Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm túc cơ chế, chính sách kiểm soát chất lượng hàng xuất khẩu kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đối với hàng hoá nhập khẩu.
Theo ANTD
Bao thuốc lá in hình sốc: Nghiện thì vẫn hút!
Trong khi nhiều chuyên gia y tế cho rằng việc để hình ảnh "sốc" trên vỏ bao thuốc lá có tác dụng giảm số lượng người hút thì không ít chuyên gia tâm lý và kinh tế đưa quan điểm nên cấm sản xuất thuốc lá.
Tạo hình ảnh "sốc" trên vỏ bao để giảm hút thuốc lá
Mỗi năm, nước ta có hơn 40.000 người tử vong do các bệnh tật liên quan đến thuốc lá. Dù đã cảnh báo và ra cả luật cấm hút thuốc lá nơi công cộng như nhà ga, bến xe, bệnh viện, nơi vui chơi giải trí... nhưng số ca tử vong do liên quan thuốc lá vẫn không giảm. Theo dự đoán của các chuyên gia y tế, nếu không có biện pháp hữu hiệu, con số người tử vong do hút thuốc lá sẽ tăng lên 70.000 ca vào năm 2030.
Để giảm thiểu tình trạng trên, từ ngày 1/5/2013, Luật phòng chống tác hại thuốc lá có hiệu lực. Kể từ thời điểm đó, trên vỏ bao thuốc lá sẽ in những hình ảnh "sốc" về những bệnh do thuốc lá gây ra cho răng miệng, phổi... Theo đó, những hình ảnh "sốc" này sẽ chiếm 50% diện tích ở phía trên của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá. Nội dung cảnh báo được thay đổi định kỳ 2 năm/lần nhằm hạn chế tình trạng hình ảnh cảnh báo bị nhàm chán và không còn tác dụng. Mục đích của việc in hình ảnh "sốc" trên vỏ bao thuốc lá nhằm phổ biến tác hại của thuốc lá, giảm tải số lượng người hút thuốc lá.
Mẫu in hình ảnh "sốc" trên bao bì thuốc lá sẽ áp dụng từ tháng 5/2013.
Tổ chức WHO cho rằng, việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh diện tích lớn có thể giúp tránh được khoảng 500 ca tử vong sớm (do thuốc lá) mỗi năm vào năm 2023 và khoảng 750 ca vào năm 2033.
Trao đổi về vấn đề này với PV, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, PGS. TS Lương Ngọc Khuê nhìn nhận, những hình ảnh "sốc" trên vỏ bao thuốc lá giúp người hút thuốc biết chính xác tác hại của thuốc lá với sức khỏe như mắc các bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao như ung thư phổi, bệnh răng miệng...
PGS. TS Nguyễn Văn Tiệp
"Việc để hình ảnh "sốc" trên vỏ bao thuốc lá còn có tác dụng ngăn ngừa người hút mới, nhất là đối với lứa tuổi vị thành niên. Khi họ nhìn hình ảnh này sẽ có tác dụng từ bỏ thuốc lá để giữ gìn sức khỏe", ông Khuê nói.
PGS. TS dân tộc học Nguyên Văn Tiệp, Trưởng khoa nhân học, Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM cũng cho rằng, việc in những hình ảnh "sốc" liên quan đến các bệnh do hút thuốc gây ra sẽ có những tác động tốt. Theo tâm lý, khi người ta nhìn thấy những hình ảnh sốc ấy sẽ nghĩ ngay đến sức khỏe. Họ nhìn nhận được việc hút thuốc lá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tuổi thọ của họ nên sẽ hạn chế hút thuốc. Giống như việc ta nhìn thấy thực phẩm bẩn khi chế biến, ta sẽ không ăn loại thực phẩm ấy mặc dù rất đói.
Việc in hình ảnh "sốc" trên vỏ bao thuốc lá nhằm mục đích xã hội chứ không phải vì kinh tế thương mại. Nếu vì kinh tế, họ sẽ quảng bá mạnh chứ không đăng hình ảnh "sốc" trên sản phẩm của mình. Đây là một giải pháp tốt, sẽ có tác động mạnh đến tâm lý người hút thuốc lá làm thay đổi nhận thức, lối sống của người hút thuốc lá, đặc biệt là người trẻ tuổi, gây cảm giác "sốc" cho người hút".
Giải pháp tốt nhất là cấm sản xuất thuốc lá
Trong khi các chuyên gia y tế nhìn nhận việc in hình ảnh "sốc" trên vỏ bao thuốc lá sẽ có tác động vào nhận thức của người hút thuốc về những tác hại của thuốc lá, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú lại cho rằng, tạo hình ảnh "sốc" trên vỏ bao thuốc lá không phải là giải pháp triệt để nhằm giảm tình trạng hút thuốc lá gia tăng.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú phân tích: "Muốn giảm tải tình trạng hút thuốc lá, việc tạo hình ảnh "sốc" về các bệnh do hút thuốc lá gây ra chỉ là một giải pháp trước mắt. Việc quan trọng nhất là phải hạn chế sản xuất thuốc lá, các công ty thuốc lá ở Việt Nam chỉ nên sản xuất thuốc để xuất khẩu. Nếu có thể, cấm sản xuất thuốc lá trong nước.
Thuốc lá lậu vẫn tràn vào Việt Nam nên khó để hạn chế hút thuốc bằng in hình ảnh "sốc".
Khi người ta đã nghiện hút thuốc lá thì dù có những hình ảnh "sốc" trên vỏ bao thuốc lá người ta vẫn sẽ hút. Không phải hầu hết những người hút thuốc lá đều không biết tác hại của thuốc lá với sức khỏe nhưng họ vẫn hút. Như vậy, việc in hình ảnh "sốc" trên vỏ bảo thuốc lá có chăng cũng chỉ là giải pháp tạm thời.
Quan trọng nhất, nếu muốn giảm tải tình trạng hút thuốc lá, chúng ta nên hạn chế sản xuất thuốc lá ngay trong nước. Hiện nay, chúng ta vẫn muốn các nhà máy sản xuất thuốc lá sản xuất tốt, tung ra thị trường nhiều loại, ngoài thuốc lá trong nước chúng ta còn sản xuất thuốc lá ngoại, nhiều cửa hàng giới thiệu sản phẩm thuốc lá... thì việc có in hình ảnh "sốc" đến mấy cũng khó cải thiện tình hình. Nhìn qua đã thấy giữa tăng cường sản xuất với hạn chế người tiêu dùng hút thuốc lá đã có mâu thuẫn".
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú trao đổi với PV
Hơn nữa, trong khi thuốc lá trong nước in những hình ảnh sốc trên vỏ bao, thì nhiều loại thuốc lá ngoại lại có kiểu dáng bắt mắt, dẫn đến thực trạng, người Việt chê thuốc nội nhưng vẫn hút thuốc ngoại. Hiện nay việc kiểm soát tình trạng nhập lậu thuốc lá ngoại ở biên giới vào Việt Nam vẫn chưa được chặt chẽ, số lượng thuốc lá lậu vẫn tràn lan thị trường. Muốn giảm tải tình trạng hút thuốc lá thì cũng phải kiểm soát chặt chẽ thuốc lá ngoại vào Việt Nam".
Theo 24h
Thách thức mới trong công tác xóa đói giảm nghèo Ngân hàng thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo đánh giá Nghèo Việt Nam 2012. Báo cáo cho biết, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm từ gần 60% xuống 20,7% trong 20 năm qua (1990 - 2010) với khoảng 30 triệu người. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đạt được thành tựu ấn tượng về giáo dục và y tế. Tỷ...