Thách thức hạm đội tàu ngầm Trung Quốc đặt ra với Mỹ
Việc Trung Quốc phát triển các loại tàu ngầm hiện đại có độ ồn thấp sẽ đặt ra thách thức chiến lược cho Mỹ và đồng minh.
Hải quân là lực lượng rất được chú trọng trong tiến trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc kéo dài trong hơn 10 năm qua. Sự xuất hiện của những tàu ngầm hiện đại, có độ ồn ngày càng thấp chính là mối đe dọa lớn nhất tới hải quân Mỹ và đồng minh tại châu Á, theo National Interest.
Sự phát triển của hạm đội tàu mặt nước Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của thế giới do số lượng khổng lồ các chiến hạm được đóng mới và hệ thống vũ khí hiện đại trên mỗi chiếc. Dù ít được chú ý hơn, hạm đội tàu ngầm lại mang tới sự thay đổi chiến lược cho hải quân nước này, nhất là khi Bắc Kinh đang nghiên cứu nhiều công nghệ và vũ khí mới cho chúng.
Hầu hết các tàu ngầm Trung Quốc trước đây đều cũ kỹ và rất ồn ào, dễ bị tàu ngầm tấn công của Mỹ phát hiện, theo dõi và tiêu diệt. Nhưng lực lượng này đang được nâng cấp, hiện đại hóa bằng những tàu ngầm mới được trang bị tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.
“Mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là thay thế vị trí quốc gia sở hữu lực lượng tàu ngầm lớn và có tiềm lực nhất thế giới của Mỹ”, đại tá hải quân Mỹ Jim Fanell, cựu giám đốc tình báo Hạm đội Thái Bình Dương, cho biết.
Bắc Kinh hiện sở hữu 63 tàu ngầm, bao gồm 5 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân, 4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và 54 chiếc chạy bằng động cơ diesel-điện. Tuy nhiên, chỉ trong ba năm tới, con số này có thể tăng lên 69-78 tàu ngầm các loại.
Số lượng tàu ngầm mang tên lửa hành trình chống hạm cũng tăng lên đáng kể. Từ thập niên 1990, Bắc Kinh đã chế tạo 13 tàu ngầm tấn công Type-039 và 17 chiếc Type-039A được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP). Trung Quốc dự kiến biên chế thêm thêm ba chiếc Type-039A trước năm 2021. Hải quân nước này còn sở hữu 12 tàu ngầm Đề án 877 và 636 (lớp Kilo và Kilo cải tiến), 8 chiếc trong số đó có thể trang bị tên lửa hành trình.
Video đang HOT
Trung Quốc sở hữu hạm đội tàu ngầm với nhiều loại khác nhau. Ảnh: Sputnik.
Tàu ngầm hạt nhân có thể thực hiện nhiệm vụ ở xa các căn cứ hải quân của Trung Quốc. Nước này đã chế tạo hai tàu ngầm tấn công Type-093 và 4 chiếc Type-093G, cùng 4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chiến lược Type-094. “Các tàu ngầm Type-094 đại diện cho nền tảng răn đe hạt nhân trên biển có hiệu quả đầu tiên của Bắc Kinh”, báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết.
Hải quân Trung Quốc sẽ sớm sở hữu lớp Type-096 tối tân, dự kiến được đóng trong thập niên 2020. Chúng sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo JL-3 có uy lực vượt trội hơn mẫu JL-2 hiện nay.
Bắc Kinh cũng đang nghiên cứu lớp tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân mới mang tên Type-093B. Chúng không chỉ cải thiện khả năng tác chiến chống hạm cho hải quân Trung Quốc, mà còn cung cấp thêm lựa chọn tấn công mục tiêu mặt đất. Các lớp tàu ngầm mới sẽ được trang bị tên lửa siêu âm YJ-18, được Lầu Năm Góc coi là một trong những vũ khí diệt hạm nguy hiểm nhất hiện nay.
Văn phòng Tình báo hải quân Mỹ (ONI) coi hạm đội tàu ngầm Trung Quốc là thành phần quan trọng của “chiến tranh không giáp mặt”, trong đó tập trung vào các hệ thống vũ khí có khả năng tấn công từ xa với độ chính xác cao, nằm ngoài tầm phòng thủ của đối phương.
Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc vẫn thua kém Mỹ và Nga về tính năng chiến đấu, cũng như khả năng triệt tiêu tiếng ồn. Tuy nhiên, tiến bộ công nghệ cho phép Bắc Kinh thu hẹp khoảng cách này với tốc độ rất nhanh.
Bắc Kinh có thể thu hẹp khoảng cách về công nghệ tàu ngầm với các cường quốc trong thời gian ngắn. Ảnh: Blogspot.
Đi kèm với sự phát triển của tàu ngầm là hệ thống hỗ trợ. Chuyên gia quân sự Abhijit Singh tin rằng Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng mạng lưới cảng hậu cần phục vụ lực lượng tàu ngầm hạt nhân trên Ấn Độ Dương, với những đề xuất xây dựng căn cứ tại Sri Lanka, Pakistan, Myanmar và Bangladesh.
Với tốc độ phát triển hiện nay, hải quân Trung Quốc sẽ sớm sở hữu hạm đội 20 tàu ngầm hạt nhân tấn công có thể đối đầu với tàu chiến Mỹ, gây ra áp lực rất lớn lên lực lượng tàu ngầm Mỹ tại Thái Bình Dương, chuyên gia phân tích Rick Fisher khẳng định.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Trung Quốc muốn chế tạo kho vũ khí nổi trên biển
Trung Quốc có thể đang nghiên cứu chế tạo các tàu ngầm và bán ngầm mang theo hàng trăm tên lửa sát cánh cùng cụm tàu sân bay.
Hai thiết kế tàu kho vũ khí do Trung Quốc nghiên cứu. Ảnh: Popsci.
Hải quân Trung Quốc đang ấp ủ tham vọng chế tạo tàu bán ngầm khổng lồ được gọi là "tàu kho vũ khí". Với thiết kế có nhiều nét giống tàu ngầm cỡ lớn, chúng có thể lặn dưới mặt nước và di chuyển với tốc độ cao khi nổi, Popsci đưa tin ngày 2/6.
Tham vọng chế tạo tàu kho vũ khí của Trung Quốc được cho là bắt nguồn từ ý tưởng hồi sinh thiết giáp hạm cũ, biến chúng thành các bệ chứa mang theo hàng trăm tên lửa, nhằm tấn công các mục tiêu trên biển và đất liền. Lợi thế của tàu bán ngầm là hạn chế khả năng phát hiện của radar và mắt thường, cũng như đủ sức phòng thủ trước mối đe dọa từ tên lửa chống hạm.
Theo chuyên gia quân sự Jeffrey Lin và P.W. Singer, Trung Quốc đang xem xét hai ý tưởng. Một là chiến hạm bán ngầm tốc độ cao có phần thượng tầng (tháp) chứa vũ khí phòng thủ và radar, thân tàu chìm dưới nước. Ý tưởng còn lại là tàu ngầm có hai tháp chỉ huy. Mỗi tàu kho vũ khí này có lượng giãn nước đầy tải khoảng 20.000 tấn.
Chiến hạm bán ngầm có 4 cơ chế hoạt động gồm lặn, nổi một phần thượng tầng, thân tàu nổi lên mặt nước và cuối cùng là biến thành tàu lướt sóng tốc độ cao.
Để thực hiện nhiệm vụ bí mật, phần lớn tàu sẽ ở dưới mặt nước, chỉ đài chỉ huy và một số ít bộ phận khác nổi lên, giúp giảm tiết diện phản xạ radar. Tuy nhiên, khi sát cánh cùng nhóm tác chiến hải quân tốc độ cao, tàu sẽ hy sinh khả năng tàng hình và biến thành tàu lướt sóng. Phần đáy dẹt có thể giúp nó lướt trên mặt nước với tốc độ cao.
Tàu kho vũ khí có thể nằm trong đội hình tàu sân bay, được không đoàn tiêm kích trên hạm và tàu chiến mặt nước hộ tống. Nó sẽ bổ sung hàng trăm bệ phóng tên lửa cho nhóm tàu sân bay này, từ tên lửa phòng không đến đạn hành trình tấn công mặt đất.
Tàu kho vũ khí trong đội hình tác chiến tàu sân bay Trung Quốc. Ảnh: Popsci.
Các viện nghiên cứu Trung Quốc đã thử nghiệm mẫu thu nhỏ của hai cấu hình tàu kho vũ khí từ năm 2011. Nước này có khả năng đã bắt đầu đóng một mẫu tàu kho vũ khí và dự kiến hạ thủy sau năm 2020.
Duy Sơn
Theo VNE
Sri Lanka từ chối cho tàu ngầm Trung Quốc cập cảng Sri Lanka vừa từ chối đề nghị cho tàu ngầm Trung Quốc cập cảng thủ đô Colombo vào tháng này. Một tàu ngầm của Trung Quốc. Ảnh: AsiaTimes Lời đề nghị của Trung Quốc bị khước từ và Sri Lanka "nhiều khả năng" sẽ không đồng ý cho tàu ngầm nước này cập cảng bất cứ lúc nào, do mối quan ngại của...