Thách thức của thị trường logistics Việt Nam trong năm 2016
Hàng nghìn công ty dịch vụ logistics hiện chỉ đang thực hiện một vài hoạt động đơn giản trong logistics và chưa gia tăng giá trị trên toàn chuỗi qua các hoạt động logistics mang tính giải pháp hay phức tạp.
Hai nhân tố trọng yếu cần quản trị tốt trong bất cứ khâu logistics nào là hoạt động lưu trữ hàng hóa và dòng lưu chuyển hàng hóa. Và ba tiêu chí hàng đầu trong quản trị logistics nói chung là tốc độ phải nhanh, mức độ tin cậy phải có, chi phí phải thấp.
Theo ông Julien Brun, Tổng Giám đốc CEL Consulting, để tạo điều kiện phát triển logistics tại Việt Nam, cần làm tốt các yếu tố cốt lõi để thành công thuộc cả phần cứng và phần mềm.
Thị trường logistics hiện vẫn mang tính phân mảng rất cao
Phần cứng chính là hạ tầng logistics, bao gồm phát triển và củng cố năng lực hệ thống cảng để có thể tiếp nhận tàu lớn hơn và trang thiết bị xử lý bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa tại cảng được nhanh hơn. Song song với việc phát triển củng cố năng lực hệ thống cảng và nâng cao tính hiệu quả trong vận hành tại cảng qua việc cải thiện qui trình hoạt động, hệ thống đường kết nối với cảng cũng cần làm tốt để tránh tình trạng đã xảy ra với cảng nước sâu Cái Mép.
Các yếu tố cốt lõi để thành công thuộc phần mềm bao gồm hoạt động thông quan nhanh chóng và rõ ràng như e-custom thực hiện gần đây. Singapore dẫn đầu về vận hành cảng hiệu quả bằng cách làm tốt qui trình vận hành và thông quan để học tập.
Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cũng cần chú ý khai thác việc gia tăng giá trị trên chuỗi bằng cách tăng thêm nhiều giá trị cộng thêm hơn cho sản phẩm thay vì chỉ đơn thuần xuất khẩu thô hay sơ chế như hiện nay. Từ đó, sẽ giúp tăng giá trị cho vận hành logistics trong xuất nhập khẩu.
Thị trường logistics hiện tại mang tính phân mảng rất cao. Hàng ngàn công ty dịch vụ logistics hiện tại chỉ đang thực hiện một vài hoạt động đơn giản trong logistics và chưa gia tăng giá trị trên toàn chuỗi qua các hoạt động logistics mang tính giải pháp hay phức tạp.
Video đang HOT
Trong khi đó, một chuỗi cung ứng hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào hoạt động kết nối giữa các điểm, hoạt động khác nhau trên chuỗi, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động tương tác.
Chẳng hạn, trong chuỗi cung ứng kem ở Việt Nam. Công ty vận chuyển chỉ lo phần giữ lạnh trong xe khi vận chuyển và công ty kho lạnh chỉ lo phần giữ lạnh khi sản phẩm đã nằm bên trong kho lạnh, và không có ai đứng ra đảm bảo phần giữ lạnh lúc chuyển kem trên đoạn đường từ trong xe và chờ nhập vào kho lạnh. Quá trình này đã làm ảnh hưởng tới chất lượng và điều kiện hàng hóa.
Trong tương lai, logistics cần đảm bảo điều kiện, chất lượng sản phẩm xuyên suốt quá trình từ nhà sản xuất khi đến tay người tiêu dùng cuối. Hoạt động logistics tương lai chắc chắn cần phải tăng khả năng nhìn rõ tình trạng hàng hóa theo thời gian thực “bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu” thông qua ứng dụng dữ liệu, theo dõi thời gia thực…
Việc đóng gói hàng hóa trong thời gian tới cũng cần có giải pháp cải tiến để bảo vệ hàng hóa trong suốt hoạt động logistics. Bởi hiện nay như trong ngành nông nghiệp, tỷ lệ hàng hóa bị hư, bể vỡ, trầy xước chiếm khoảng 20-30%, gây lãng phí và thiệt hại trong kinh doanh.
Trong thời gian tới, thị trường sẽ chứng kiến nhiều giải pháp logistics tận dụng sự nhàn rỗi và ứng dụng công nghệ để tổng hợp các nguồn lực nhỏ lẻ lại và cùng cung cấp giải pháp cho 1 loại công việc. Công nghệ có thể là nhân tố thay đổi bối cảnh logistics trong thời gian tới.
Cuối cùng, để phát triển logistics tương lai ở Việt Nam, các công ty, chủ doanh nghiệp cần có chiến lược, tầm nhìn tổng thể, hợp tác với toàn bộ các nhân tố, đối tác liên quan trên toàn chuỗi giá trị hơn để cùng nhau đạt được lợi ích và giá trị to lớn hơn.
Theo Báo Đầu Tư
Đường nào tới thị trường điện cạnh tranh?
Tại hội thảo 'Kinh nghiệm cải cách thị trường điện cạnh tranh ở Cộng hòa Liên bang Đức và bài học đối với Việt Nam' do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 8.12, bên cạnh những thuận lợi thì không ít thách thức đối với thị trường điện Việt Nam được các chuyên gia mổ xẻ.
Còn nhiều thách thức
Theo thạc sĩ Lê Đồng Hải, chuyên gia thị trường điện, sau hơn 3 năm đi vào hoạt động chính thức, thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam đã thu được một số thành công nhất định.
Ông Hải cho hay hệ thống điện đã được vận hành an toàn và đáng tin cậy, cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội. Không có sự cố có nguyên nhân từ việc vận hành thị trường điện, đảm bảo cung cấp cho hệ thống điện quốc gia.
Đồng thời, việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh đã tăng minh bạch, công bằng trong việc huy động các nguồn điện thông qua bản chào giá của nhà máy. Nhà máy nào chào giá thấp sẽ được huy động trước, sau đó đến các nhà máy tiếp theo cho đến khi đáp ứng được nhu cầu của phụ tải.
Bên cạnh đó, các đơn vị phát điện đã nhận thức được tầm quan trọng, chủ động hơn trong công tác vận hành, rút ngắn thời gian sửa chữa, bảo dưỡng, cắt giảm chi phí vận hành, chủ động chào giá nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của đơn vị. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả chung của toàn hệ thống.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu ban đầu thì ngành điện còn tồn tại không ít khó khăn. Đó là tỷ lệ các nhà máy trực tiếp tham gia thị trường điện tăng nhanh nhưng thị phần các nhà máy điện gián tiếp tham gia thị trường điện vẫn còn cao.
Khoảng 50% công suất lắp đặt không tham gia thị trường và không tham gia xác định giá thị trường. Do vậy, giá thị trường chưa phản ảnh chính xác chi phí biên của toàn hệ thống điện.
Hạ tầng công nghệ thông tin hiện nay mới ở mức đáp ứng yêu cầu cơ bản. Hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu, quản lý năng lượng (SCADA/EMS), hệ thống phần mềm mô phỏng chưa được trang bị đầy đủ.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ vận hành thị trường điện còn chưa hoàn thiện như quy định về việc đưa các nhà máy thủy điện đa mục tiêu, nhà máy điện BOT tham gia thị trường điện, các quy định về điều độ thời gian thực...
Tính minh bạch của thị trường còn nhiều hạn chế: Tính độc lập của đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện còn chưa đảm bảo vì hiện vẫn là đợn vị hạch toán phụ thuộc EVN, thông tin cung cấp trên thị trường còn hạn chế...
Giải pháp cho thị trường điện
Về kinh nghiệm cải cách thị trường điện ở Đức, GS-TS Andreas Polk (Đại học Kinh tế - Luật berlin, Đức) cho rằng năng lượng tái tạo ngày càng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho các cơ cấu sản xuất phi tập trung. Điều này dẫn đến việc mất đi quyền lực thị trường của các đơn vị truyền thống.
"Việc chuyển đổi thị trường năng lượng ở Đức còn giúp vào sự bền vững sinh thái, bền vững kinh tế; giảm giá thành, ngày càng độc lập trong nhập khẩu, phát triển ngành công nghiệp xuất khẩu", chuyên gia này lưu ý thêm.
Theo đại diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Cao Đạt Khoa, kinh nghiệm quốc tế cho thấy ngành điện có thể tự do hóa và thúc đẩy cạnh tranh trong khâu phát điện và bán lẻ điện.
Theo ông Khoa, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành điện, Việt Nam cần phải vượt qua một số thách thức:
Về chính sách, Việt Nam cần xem xét luật hóa quá trình tái cơ cấu ngành điện, thể hiện cam kết nhất quán, kiên định về định hướng thị trường điện, từng bước đưa ngành điện hoạt động theo đúng quy luật cơ bản của thị trường về quan hệ cung - cầu, giá cả.
Về phía cung, phát triển nguồn điện cân bằng theo khu vực, theo công nghệ. Thân thiện môi trường, phù hợp với cam kết của cộng đồng quốc tế về biến đổi khí hậu. Trong đó có việc giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế việc phát triển các nguồn phát điện sử dụng năng lượng hóa thạch.
Về phía cầu, cần phải thay đổi hành vi tiêu dùng điện theo hướng tiết kiệm, hiệu quả và chấp nhận cơ chế thị trường trong ngành điện. Các vấn đề công ích, xã hội được nhà nước giải quyết trực tiếp với đối tượng ưu tiên, không thực hiện qua doanh nghiệp như hiện nay.
Theo Một thế giới
Kinh doanh xăng E5 không lời bằng RON92? Theo các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối, hiện giá vốn của xăng E5 cao hơn xăng RON92 khoảng 400 đồng/lít (chưa bao gồm chi phí pha chế, bán hàng).... Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay việc kinh doanh xăng E5 chưa đem lại hiệu quả kinh tế như xăng RON92. Theo lộ trình Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, kể...