Thách thức bộn bề khi tái thiết Dải Gaza: 21 năm và 1,2 tỷ USD
Vấn đề tái thiết Dải Gaza bị tàn phá nặng nề lại được đặt ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn tiếp quản và xây dựng Gaza thành “ Riviera của Trung Đông”.
Tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng tin Reuters ngày 5/2, đán.h giá của Liên hợp quốc cho thấy cần hàng tỷ USD để tái thiết dải đất ven biển này sau cuộc chiến giữa Israel và nhóm tay sún.g Hamas của người Palestine.
Gaza gần như không còn lại gì sau cuộc xung đột bắt nguồn từ vụ Hamas tấ.n côn.g Israel ngày 7/10/2023.
Vụ tấ.n côn.g của Hamas vào Israel khiến 1.200 người chế.t. Phía Israel đáp trả khiến trên 47.000 người chế.t.
Đán.h giá thiệt hại của Liên hợp quốc công bố tháng trước cho thấy, việc dọn dẹp hơn 50 triệu tấn đổ nát do các cuộc không kích của Israel để lại có thể kéo dài 21 năm và tiêu tốn tới 1,2 tỷ USD.
Lượng đổ nát này có chứa amiang vì một số trại tị nạn bị Israel tấ.n côn.g có sử dụng vật liệu độc hại này. Ngoài ra, các đống đổ nát nhiều khả năng còn có th.i th.ể con người. Cơ quan y tế Palestine ước tính có 10.000 th.i th.ể bị chôn vùi dưới những đống đổ nát.
Một quan chức Chương trình Phát triển Liên hợp quốc nói hồi tháng 1 rằng cuộc xung đột đã khiến Gaza tụt hậu 69 năm.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Liên hợp quốc công bố năm 2024, quá trình tái thiết các ngôi nhà bị phá hủy ở Gaza sẽ phải đến ít nhất năm 2040 mới xong, nhưng có thể kéo dài nhiều thập kỷ.
Theo dữ liệu vệ tinh của Liên hợp quốc (UNOSAT) vào tháng 12/2024, 2/3 số tòa nhà trước chiến tranh ở Gaza, tức hơn 170.000 tòa nhà, đã bị hư hại hoặc san phẳng. Con số này tương đương khoảng 69% tổng số tòa nhà trong Dải Gaza. Trong số đó có 245.123 căn nhà. Hiện có trên 1,8 triệu người ở Gaza cần nơi trú ẩn khẩn cấp.
Cảnh đổ nát sau các cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza. Ảnh: THX/TTXVN
Theo báo cáo của Liên hợp quốc và Ngân hàng Thế giới, thiệt hại về cơ sở hạ tầng ước tính lên tới 18,5 tỷ USD tính đến cuối tháng 1/2024, ảnh hưởng đến các tòa nhà dân cư, thương mại, công nghiệp và các dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế và năng lượng.
Cập nhật từ Liên hợp quốc vào tháng 1 cho thấy Gaza còn chưa đến 1/4 nguồn cung nước trước chiến tranh, trong khi ít nhất 68% mạng lưới đường sá đã bị hư hại.
Hơn một nửa diện tích đất nông nghiệp của Gaza, vốn rất quan trọng trong việc cung cấp lương thực cho người dân vùng này, đã bị tàn phá do xung đột.
Dữ liệu cho thấy các vườn cây ăn quả, cây trồng và rau màu ở đây bị tàn phá nghiêm trọng. Gaza đang trải qua tình trạng đói kém lan rộng sau 15 tháng bị Israel oanh tạc.
Năm 2024, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc cho biết 15.000 con gia súc, tương đương hơn 95% tổng đàn, đã b.ị giế.t hoặc chế.t kể từ khi xung đột bắt đầu, cùng gần một nửa số cừu.
Theo dữ liệu của Palestine, xung đột đã phá hủy hơn 200 cơ sở chính phủ, 136 trường học và đại học, 823 nhà thờ Hồi giáo và ba nhà thờ Thiên Chúa giáo.
Nhiều bệnh viện đã bị hư hỏng trong cuộc xung đột, chỉ 17 trong số 36 cơ sở y tế còn hoạt động một phần tính đến tháng 1.
Mức độ tàn phá đặc biệt nghiêm trọng dọc biên giới phía Đông Gaza. Tính đến tháng 5/2024, hơn 90% số tòa nhà trong khu vực này đã bị phá hủy hoặc hư hại nghiêm trọng.
Trước đó, theo trang egypttoday.com, ngày 2/2, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Badr Abdelatty và Điều phối viên cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza, bà Sigrid Kaag, đã có cuộc gặp tại Cairo để thảo luận về hội nghị quốc tế tái thiết Gaza sắp được Ai Cập và LHQ đồng tổ chức.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ai Cập nêu rõ trong cuộc hội đàm, ông Abdelatty nhấn mạnh tầm quan trọng của việc huy động sự hỗ trợ toàn cầu để khôi phục các dịch vụ thiết yếu, khởi xướng các nỗ lực phục hồi sớm và tái thiết cơ sở hạ tầng của Dải Gaza. Bộ trưởng Abdelatty cũng cập nhật cho quan chức LHQ về tuyên bố chung của Ngoại trưởng các nước Arab sau cuộc họp tại Cairo, trong đó từ chối việc chuyển người Palestine khỏi vùng đất của họ trong bất kỳ hoàn cảnh hay lý do biện minh nào, qua đó thể hiện lập trường thống nhất phản đối lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc Ai Cập và Jordan tiếp nhận cư dân tại Dải Gaza.
Chính phủ Ai Cập đã công bố ý định tổ chức một hội nghị quốc tế về tái thiết Gaza có sự hợp tác với LHQ để kêu gọi đóng góp từ cộng đồng quốc tế và các nhà tài trợ nhằm hỗ trợ người dân Palestine.
Kế hoạch kiểm soát Gaza của Tổng thống Trump gây phản ứng dữ dội tại Trung Đông
Ngày 5/2, theo tờ Politico, đề xuất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc tiếp quản Dải Gaza và triển khai một kế hoạch tái thiết quy mô lớn đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều tại Trung Đông.
Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong cuộc gặp tại Washington, D.C. Ảnh: AFP/TTXVN
Kế hoạch này bao gồm việc Mỹ sẽ tham gia vào quá trình tháo dỡ bom mìn, loại bỏ vũ khí chưa nổ và thiết lập một nền kinh tế mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm cho người dân địa phương.
Tuy nhiên, nhiều nước trong khu vực cho rằng kế hoạch này không chỉ làm thay đổi hiện trạng Gaza mà còn có thể ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine.
Trong tuyên bố cùng ngày, Bộ Ngoại giao Saudi Arabia khẳng định lập trường bảo vệ quyền lợi của người Palestine, đồng thời cảnh báo rằng Riyadh sẽ không thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel nếu các điều kiện liên quan đến quyền lợi của người Palestine không được đảm bảo. Chính phủ Saudi Arabia nhấn mạnh rằng bất kỳ động thái nào xâm phạm đến quyền lợi của người Palestine, bao gồm chính sách mở rộng định cư của Israel, sáp nhập lãnh thổ hay di dời người dân khỏi Gaza, đều không thể chấp nhận được. Riyadh khẳng định đây là nguyên tắc không thể thương lượng và tuyên bố sẽ tiếp tục bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người Palestine trên trường quốc tế.
Phản ứng từ phía Palestine cũng không kém phần mạnh mẽ. Đại diện Hamas, ông Sami Abu Zuhri gọi kế hoạch của ông Trump là vô lý và cảnh báo rằng bất kỳ động thái nào theo hướng này đều có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực. Theo ông Sami Abu Zuhri việc một cường quốc bên ngoài tuyên bố kiểm soát Gaza có thể dẫn đến những hậu quả khó lường và ảnh hưởng đến quyền tự quyết của người Palestine. Hamas cho rằng kế hoạch của ông Trump không tính đến nguyện vọng của người dân địa phương và có thể làm trầm trọng thêm tình hình tại Trung Đông.
Bối cảnh của đề xuất này diễn ra trong tình trạng căng thẳng kéo dài tại Gaza. Sau vụ tấ.n côn.g của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023, chính quyền Israel phát động một chiến dịch quân sự quy mô lớn với mục tiêu loại bỏ hoàn toàn lực lượng Hamas tại Gaza. Các cuộc không kích và giao tranh kéo dài suốt hơn một năm đã khiến hàng chục nghìn người thiệ.t mạn.g, phần lớn cơ sở hạ tầng bị phá hủy và đẩy hàng triệu người vào cảnh mất nhà cửa. Đến tháng trước, một thỏa thuận ngừng bắ.n đã được đạt được, giúp giảm căng thẳng tạm thời và tạo điều kiện cho Hamas trả tự do cho một số con tin Israel.
Tuy nhiên, việc ngừng bắ.n không đồng nghĩa với việc tìm ra giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột. Trong bối cảnh đó, ngày 4/2, ông Trump đã công bố kế hoạch kiểm soát Gaza trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Washington. Theo tuyên bố của ông Trump, Mỹ sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình rà phá bom mìn, loại bỏ các vũ khí chưa nổ và thực hiện một chương trình tái thiết Gaza nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm. Ông nhấn mạnh rằng kế hoạch này sẽ giúp mang lại sự ổn định cho khu vực và mang lại lợi ích kinh tế cho người dân.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia Arab và các tổ chức quốc tế bày tỏ lo ngại rằng bất kỳ kế hoạch nào liên quan đến Gaza cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế và tôn trọng quyền lợi của người Palestine. Một số nhà quan sát khu vực nhận định rằng việc Mỹ tuyên bố kiểm soát Gaza có thể làm gia tăng căng thẳng giữa các bên, đồng thời gây phức tạp thêm cho các nỗ lực hòa bình tại Trung Đông.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia cho rằng kế hoạch của ông Trump có thể đối mặt với nhiều thách thức thực tế. Hiện tại, Gaza vẫn đang trong tình trạng khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng với cơ sở hạ tầng bị phá hủy nghiêm trọng, hàng triệu người dân đang cần viện trợ khẩn cấp và nguy cơ bùng phát dịch bệnh ngày càng gia tăng. Bất kỳ nỗ lực tái thiết nào cũng cần đến sự hợp tác của các tổ chức quốc tế, chính quyền địa phương và phải có sự đồng thuận của các bên liên quan.
Những phản ứng từ Saudi Arabia và Hamas phản ánh sự bất đồng quan điểm về vai trò của các cường quốc bên ngoài đối với tương lai của Gaza. Việc ông Trump đề xuất một mô hình phát triển mới cho khu vực này có thể mang đến cơ hội tái thiết, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều câu hỏi về tính khả thi, tính hợp pháp và ảnh hưởng lâu dài đến tiến trình hòa bình trong khu vực. Với những diễn biến hiện tại, kế hoạch của Tổng thống Trump có thể trở thành một chủ đề tranh luận quan trọng trên trường quốc tế trong thời gian tới.
Đàm phán ngừng bắ.n tại Gaza có dấu hiệu tích cực Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, kênh truyền hình Al Mayadeen của Liban dẫn lời một quan chức Hamas cho biết đã có tiến triển đáng kể trong cuộc đàm phán với Israel về thỏa thuận ngừng bắ.n và trả tự do cho các con tin theo từng giai đoạn. Những tòa nhà bị phá hủy sau các cuộc không kích của...