Thạch dừa làm từ… phân bón: độc hại cỡ nào?

Theo dõi VGT trên

Các “tín đồ” của món thạch dừa những ngày qua khá sốc trớc thông tin một số cơ s ch bin thạch dừa không bit vô tình hay cố ý đã nhầm lẫn giữa hai chất sunphat amon (SA) và di-amonium phosphate (DAP) với phân bón SA, DAP, NPK…

Thạch dừa làm từ... phân bón: độc hại cỡ nào? - Hình 1

Có phân bón hoác trong này không ta? Ảnh: Hồng Thái

Sự nhầm lẫn này gây nguy hại th nào cho sứ ngi tiêu dùng, và cần làm gì để tựo vệ trớc tình hình hàng rào quản lý vệ sinh thựm của ngành y còn bất cập nh hiện nay? Chúng tôi đã ghi nhận ý kin của các chuyên gia.

Nu quá ngỡng sẽ rất nguy hiểm

Cần có hiểu bi sản phẩm trớc khi dùng

Bảt của thạch dừa là chất xơ (cellulose) do dòng vi khuẩn lên men acetic sinh ra, nó là lớp nha bào do vi khuẩn sinh ra và kt thành khối. Mảng nha bào này chính là con giấm ta thng thấy trong các bình lên men trong gia đình, chính vì vậy trong quá trình lên men thạch dừa ngi ta nghe mùi giấm, bi các vi khuẩn ngoài việc tạo ra lớp nha bào (thạch dừa) còn tạo ra axít acetic (giấm). Sau khi quá trình lên men kt thúc, ngi ta mang khối nha bào ra rửa kỹ bằng nớc sạch nhằm loại bỏ hoàn toàn axít acetic và chỉ giữ lại phần thạch dừa (thành phần chính là cellulose). Nh vậy, ăn thạch dừa thực chất là ăn cellulose, nó chính là chất xơ giống nh rau.

Về nguyên tắc, nu ta ăn thạch dừa có chứa cellulose, tơng tự nh ăn rau sẽ giúp cho hệ tiêu hoá hoạt động tốt, tăng nhộng ruột và giúp cơ thể loại bỏ chất độc. Tuy nhiên, đó là trng hp ta ăn vừa phải và thạch dừa không có nhiềng. Chất xơ dù có khả năng giúp cơ thể thải bỏ bớt chất độc, nhng nu ăn quá nhiều nó sẽ hấp thu các khoáng chất và một số thành phần vi lng khác rồi thải ra ngoài, làm giảm khả năng hấp thu các chất. Ngoài ra, trên thị trng thạch dừa thc phối trộn chung với nớc đng nồộ khá cao, nu chúng ta ăn quá nhiều thạch dừa thì sẽ dung nạp một lng lớn đng.

Theo ThS Trần Trọng Vũ

Giảng viên khoa Công nghệ thựm,

ĐH Công nghệ Sài Gòn/SGTT

Video đang HOT

Hé lộ "công nghệ" làm thạch dừa siêu bẩn

Sau hơn một tuần làm công nhân tại nhiều cơ sở chế biến thạch dừa ở TP Bến Tre, Bến Tre, chúng tôi đã chứng kiến "công nghệ" sản xuất thạch dừa thô bằng nguồn nước sông, rạch.

Phụ gia" nấu thạch là các loại phân bón dùng cho cây trồng như NPK, SA, DAP...

Hé lộ công nghệ làm thạch dừa siêu bẩn - Hình 1

Thạch dừa nổi lõm bõm trong nước sông đục ngầu - Ảnh: Chính Thành

Nghe chúng tôi có nhu cầu xin việc làm, bà Năm, chủ cơ sở làm thạch ngụ phường Phú Khương, TP Bến Tre, ngó trân trân cảnh giác: "Mấy chú đã mần thạch bao giờ chưa? Chưa mần khi nào thì kiếm nơi khác đi, chỗ tui không nhận người lạ". Chúng tôi liên hệ một cò tên Hoàng, hành nghề xe ôm ở cổng bến xe Bến Tre, đồng ý dẫn mối tới một cơ sở sản xuất thạch dừa thô kế bến phà Hàm Luông. Theo lời cò Hoàng, đây là khu sản xuất thạch dừa thô lớn nhất nhì Bến Tre nhưng không quen biết thì rất khó xin vào làm vì các chủ ở đây luôn cảnh giác với người xin việc ở ngoại tỉnh.

Dù được cò Hoàng giới thiệu nhưng phải năn nỉ ỉ ôi chúng tôi mới được bà Bảy Chí, chủ cơ sở làm thạch dừa công đoạn 2 ở ấp Bình Công, xã Bình Phú, Bến Tre, chấp thuận vào làm.

Làm thạch từ nước sông, rạch

Mới 6g ngày 14-4 khu xưởng rộng gần 400m2 nằm mép bờ sông Bến Tre của bà Bảy đã vang rền tiếng máy nhịp lạch xạch. Kế hai bước chân, bốn chiếc môtơ rửa thạch mốc đen quay ù ù. Tuy mới đầu sáng nhưng khắp xưởng đã xộc lên mùi hôi thối của đống thạch ép để quá hai ngày nằm chất thành đống. Gần đó, ở khu cắt thạch, một nhóm 15 công nhân tất bật đưa thạch vào xắt.

Hé lộ công nghệ làm thạch dừa siêu bẩn - Hình 2

Giẫm đạp cho thạch dừa thô tơi ra - Ảnh: Hữu Khoa

Phía trên hai công nhân nam mau mắn xúc thạch vào bao lưới. Chốc chốc lại lấy chân trần giẫm lên mớ thạch vương vãi khắp nền gạch rồi lùa vào một góc. Quang cảnh khu xưởng nhìn nhếch nhác như bãi chiến trường với mùi thạch thối, thạch tươi rơi vãi khắp nơi. Ấn tượng hơn cả nơi ngâm thạch là một bồn căng bạt hình vuông rộng 50m2. Trong bồn lõm bõm nước đục ngầu và có mùi tanh nồng. Khi chúng tôi thắc mắc, một công nhân tên Huy đang bơm nước vào bồn nói huỵch toẹt: "Toàn là nước sông chứ nước máy nào mà chịu cho xiết. Ở đây cơ sở nào mà không mần vậy". Ông Huy giải thích thêm để có thêm lợi nhuận, nhiều nơi còn lấy nước sông, thậm chí là nước kênh rạch để nấu thạch.

Theo chúng tôi quan sát, các công đoạn ngâm thạch, xắt thạch của cơ sở đều phải dùng một lượng nước lớn để bơm rửa. Khối lượng nước rửa thạch và ngâm thạch một ngày lên đến hàng trăm mét khối nước. Để có đủ nguồn nước, bà Bảy đặt hai môtơ công suất lớn cạnh bờ sông Bến Tre, sau đó hút nước sông lên một thùng nhựa 2.000 lít. Một môtơ nữa hút trực tiếp nước sông không qua bồn chứa. Trong cả công đoạn dài ngâm xắt thạch, cơ sở hoàn toàn dùng nguồn nước sông để sử dụng.

Tương tự cơ sở của bà Bảy Chí, tại cơ sở chế biến thạch dừa A Lộc, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An chuyên mua thạch công đoạn 1 về chế biến thành thạch khô cũng vô cùng nhếch nhác. Nguồn nước của cơ sở sử dụng ngâm, rửa thạch cũng hoàn toàn hút từ sông Bến Tre lên. Cẩn thận hơn, đường ống của cơ sở A Lộc được chôn ngầm dưới đất nối từ xưởng tới bờ sông dài gần 200m. Một công nhân cho biết chiếc môtơ hút nước loại lớn luôn phải hoạt động hết công suất mới đủ hút nước lên rửa thạch.

Ba ngày làm ở xưởng A Lộc, chúng tôi quan sát hầu hết thạch đều có mùi thối nồng nặc rất khó chịu, có túi thạch đã chuyển sang màu đen. Một vài xô nhựa đựng thạch cũ có màu xám trắng bị ruồi nhặng bu đen đã bốc mùi chua tới nghẹt mũi. Khi vớt thạch, chúng tôi lấy vài viên thạch trắng, miếng nhỏ giống như thạch dừa thành phẩm, lên định ăn thử. Anh Thương, phụ trách bốc thạch, vội quát lớn: "Ê, không ăn được đâu! Ăn vào là đứt ruột, đi bệnh viện xúc ruột liền à nha. Thuố.c tẩy và hóa chất không đó!".

Những túi thạch dừa tươi từ 60kg ở cơ sở sau khi cắt, ép xong chỉ còn khoảng 3-4kg. Tới khâu đóng gói, hai nữ công nhân hăng hái dùng chân trần đạp liên hồi tới khi thạch tơi ra. Tiếp theo là dùng tay bóp cho thạch thật nhuyễn. Vừa bóp thạch, một công nhân nữ tên Tám vừa quay qua chúng tôi than thở: "Bóp cái này phải mang bao tay, về rửa xà bông hoặc comfort hàng chục lần, không thì tay còn hôi thối ba ngày chưa hết".

Khi được hỏi dấm và thuố.c tẩy dùng để làm gì, bà Tám có vẻ rành rẽ: "Dấm để tẩy trắng và khử mùi thối của thạch. Càng bỏ nhiều thạch sẽ càng đẹp và mất đi cái mùi thối khó chịu. Còn thuố.c tẩy, nếu không có nó thì để 1- 2 ngày thạch sẽ đen thui và thối dữ lắm! Có thuố.c sẽ bảo quản được thạch 6 tháng không hề gì cả".

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thuố.c tẩy cơ sở A Lộc sử dụng để bảo quản thạch có xuất xứ từ Trung Quốc. Thuố.c có tên khoa học là Chlorine dioxide (ClO2). Đây là loại thuố.c tẩy mạnh cấm dùng để chế biến hay bảo quản thực phẩm.

"Phụ gia" là các loại phân bón

Khi tiếp xúc với anh Nhật, một trong những người quản lý xưởng thạch dừa A Lộc lâu năm, anh phán chắc nịch: "Các cơ sở sản xuất thạch dừa ở Bến Tre đều có chung một quy trình sản xuất. Khi nấu họ đều cho các loại phân bón SA, NPK, DP... và hàng chục chất phụ gia khác. Nếu phần trăm nước càng nhiều thì liều lượng phân sẽ phải bỏ nhiều hơn". Anh cho biết thêm thường thì nước dừa khi nấu chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại là nước sông chiếm 70%.

Hé lộ công nghệ làm thạch dừa siêu bẩn - Hình 3

Anh Toại đang pha chế "phụ gia" cho vào nồi nấu thạch - Ảnh: Chính Thành

Tại cơ sở nấu thạch của ông Nguyễn Văn Phương, tổ nhân dân tự quản số 9, ấp Thuận An A, xã Mỹ Thạch An, Bến Tre, chúng tôi đã chứng kiến quy trình nấu thạch sởn gai ốc ở đây. Cơ sở có 7 người làm, gồm cả hai vợ chồng ông Phương. Với hơn 5.000 khay thạch, công suất mỗi lần xuất cũng ngót nghét 6 - 7 tấn thạch tươi giai đoạn một. Để nấu thạch luân phiên, ông Phương mua hàng ngàn lít nước dừa khô chất đống ở góc xưởng. Những chiếc can 30 lít cáu bẩn đựng đầy nước dừa pha giấm đã lên men mùi thum thủm.

Đến màn pha chế phụ gia, ông Phương chỉ đạo toàn bộ công nhân đi múc thạch. Một mình ông "đạo diễn" khâu nấu nướng. Sau khi lửa từ lò nấu đượm hồng, ông cho xả đầy nước vào chiếc bồn nấu hơn 800 lít. Nước bồn nấu chớm sôi, ông tới đống phân chất các loại phân SA, NPK, DP, đường đen hí hoáy cân từng loại cho vào xô nhựa nhỏ.

Cứ một mẻ nấu như vậy ông cân 6kg phân NPK và phân SA, gần nửa kg phân DP và 7kg đường đen. Ông Phương giải thích hồn nhiên: "Phân DP là để cho thạch dừa tăng độ cô đặc lại. Còn SA và NPK sẽ giúp miếng thạch dừa dày lên". Thấy chúng tôi tỏ vẻ ái ngại, ông Phương cười trấn an: "Mấy loại phân này cho phép bỏ mà, đâu có sao!".

Hé lộ công nghệ làm thạch dừa siêu bẩn - Hình 4

Công nhân dùng thuố.c tẩy (ClO2) để tẩy trắng thạch dừa thô - Ảnh: Hữu Khoa

Hé lộ công nghệ làm thạch dừa siêu bẩn - Hình 5

Nước dừa lên men dùng để nấu thạch dừa - Ảnh: Chính Thành

Theo quan sát của chúng tôi, đến ngày nấu thạch ông thường nấu 7 - 8 mẻ một đợt. Cứ mỗi mẻ nấu ông Phương cho 11 can nước dừa vào nồi. Số nước còn lại ông hút trực tiếp từ con rạch ngoài xưởng đổ vào với tỉ lệ 40% nước dừa - 60% nước rạch. Ngoài đường nhìn vào thấy khá rõ con rạch ông dùng để lấy nước nối với nhiều nhánh rạch nhỏ chạy khắp tổ nhân dân tự quản 07- 09, ấp Thuận An A.

Những ngày tiếp theo, tiếp xúc nhiều cơ sở nấu thạch khác, chúng tôi ghi nhận công thức "phụ gia" đặc biệt này đều được áp dụng cho hầu hết các cơ sở ở đây. Chiều 16-4, tại cơ sở của bà Út Tan ở tổ 3, ấp 2A, xã Nhơn Thạnh, chúng tôi chứng kiến công đoạn nấu tương tự xưởng nấu của ông Phương.

Tại cơ sở này, anh Toại là công nhân được tin tưởng giao nấu thạch đang hì hục làm một mình. Bên cạnh Toại là đống phân SA, NPK, đường đen chất thành đống cạnh lò nấu. Tới lúc pha chế, không cần cân đong rườm rà, anh Toại chỉ cần lấy những bọc phân to tướng đã được ông chủ để sẵn trong bọc nilông pha chút nước rồi đổ thẳng vào nồi nấu đang sôi ục ục. Trong chốc lát, từ nồi nấu bốc hơi nước mạnh phả vào mắt mũi chúng tôi cay xè.

Nghiêm cấm sử dụng phân bón trong thực phẩm Sử dụng nguồn nước sông không qua xử lý tại cơ sở chế biến là vi phạm các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm (QCVN 01:2009/BYT). Phân bón nói chung và các loại phân như SA, NPK, DP là thức ăn của cây trồng, nên việc đưa phân bón vào chế biến thực phẩm vì bất cứ mục đích gì cũng là việc làm trái phép. Các chất phụ gia, các kim loại nặng trong phân đều có thể là chất độc đối với cơ thể con người một khi vượt quá ngưỡng cho phép, không đào thải được, tích lũy trong cơ thể gây ra các bệnh lý cấp tính, mãn tính hay ung thư. Riêng chlorine dioxide (ClO2) không có trong danh mục các chất phụ gia được phép dùng trong thực phẩm theo Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT. Vì vậy việc sử dụng chúng trực tiếp trong chế biến, xử lý thực phẩm là trái phép. Theo cảnh báo của Cơ quan quản lý thuố.c và thực phẩm Hoa kỳ (FDA) thì người tiêu dùng nếu ăn phải thức ăn có chứa chất tẩy trắng công nghiệp này, tùy theo liều lượng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bao gồm buồn nôn, mất nước và tiêu chảy nghiêm trọng. ThS BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai - phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM

Người làm thạch đã nhầm lẫn nghiêm trọng! TS Nguyễn Thị Minh Nguyệt, trưởng bộ môn công nghệ sinh học - Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu thuộc Bộ Công thương, khẳng định: Nông dân đã nhầm lẫn các chất pha chế "phụ gia" khi nấu thạch một cách nghiêm trọng. Chất sunphat amôn (SA) và chất diAmonphotphat (DAP) cho phép sử dụng trong khi nấu thạch không phải là phân bón cho cây trồng như nông dân lầm tưởng. Hai loại phụ gia SA, DAP (người dân gọi là phân DP - PV) là hai loại chất dinh dưỡng vi sinh bổ sung cho quá trình lên men vi khuẩn phát triển trong môi trường hình thành thạch dừa. Chúng có nồng độ tinh khiết (99%) hoàn toàn khác với hai loại phân SA và DAP ngoài thị trường. Việc người làm thạch mua phân bón SA, DAP, NPK về làm chất phụ gia là hoàn toàn không có trong quy trình chế biến thạch. Trong nước dừa cũng có các chất đạm, lân, kali nhưng chúng có nguồn gốc thiên nhiên, giàu protein. Còn các chất hữu cơ đạm, lân, kali trong phân làm phụ gia khi làm thạch có nguồn gốc hóa học. Mục đích sử dụng cho cây trồng. TS Minh Nguyệt cho biết thêm trong quy trình nấu thạch, nước dừa chiếm gần 100%, còn lại là các chất phụ gia như đường cát, chất dinh dưỡng SA, DAP... Không được bỏ nước vào khi nấu thạch vì nước dừa tuy là chất dinh dưỡng nhưng rất loãng. Nếu pha thêm nước sẽ không đủ để lên men thành thạch.

Theo ĐỖ PHI - CHÍNH THÀNH - HỮU KHOA

Tuổ.i trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Top 10 loại rau mùa thu thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe
21:06:44 27/09/2024
Bệnh não mô cầu nguy hiểm như thế nào?
10:37:42 27/09/2024
Mổ lấy khối u vú 'khủng' nặng khoảng 10kg cho nữ bệnh nhân ở Trảng Bom
19:19:39 26/09/2024
Hai người mẹ hiến thận cứu 2 con bị suy thận mãn
11:12:34 27/09/2024
Paracetamol kết hợp với các loại thuố.c nào sẽ làm tăng nguy cơ chả.y má.u?
07:07:06 28/09/2024
Nhập viện sau 18 ngày nhịn ăn, chỉ uống nước kiềm pha muối
20:07:19 27/09/2024
Cách xử lý khi nổi mề đay
20:55:34 27/09/2024
Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như 'nhân sâm của người nghèo', ở quê có đầy
16:15:12 27/09/2024

Tin đang nóng

Hằng Du Mục tố team Quang Linh quỵt tiề.n, nhắc tên từng người trên livestream
13:23:59 28/09/2024
Xin phụ huynh ủng hộ mua laptop bất thành, cô giáo "dỗi" không soạn đề cương
14:35:56 28/09/2024
"Chị đẹp" có gia thế khủng khiến cả showbiz kiêng nể: Gia đình toàn nhân vật quyền thế, bố là chủ tịch tập đoàn đa ngành, mẹ giữ một chức vụ gây bất ngờ
12:32:49 28/09/2024
Sao nhí Kính Vạn Hoa thăng hạng nhan sắc sau 20 năm, tái xuất màn ảnh vì 1 lý do ai nghe cũng xúc động
12:36:19 28/09/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương "Đất Phương Nam": Nằm 1 chỗ, vợ xin cơm từ thiện
15:49:21 28/09/2024
Bạn thân giúp Hồng Phượng làm chứng di chúc miệng bị bắt gặp đi phụ hồ, thực hư?
14:15:38 28/09/2024
Một chị đẹp vừa xác nhận tham gia show "Đạp Gió" đã từ chối thành đoàn
14:14:44 28/09/2024
Mỹ nhân cứ đóng phim với ai là giẫm đạp người đó, đằng sau vẻ ngoài thanh thuần là "trà xanh" tâm cơ
12:41:07 28/09/2024

Tin mới nhất

Vị bác sĩ bật khóc, ôm mẹ lần cuối khi hiến giác mạc của bà cho y học

17:50:30 28/09/2024
Sáng sớm ngày 25/9, Ngân hàng Mô - Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2 nhận được điện thoại thông báo, người con trai muốn hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người bệnh mù lòa.

Lặn sâu 14m bắt cá ở vùng biển Trường Sa, 3 ngư dân bị giảm áp

10:19:26 28/09/2024
3 ngư dân bị giảm áp khi lặn ở độ sâu 14m để đán.h bắt cá tại vùng biển Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), được đưa vào đảo Sinh Tồn Đông cấp cứu.

Nguyên nhân món bánh mì dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc

10:16:06 28/09/2024
Phần nhân của món bánh mì rất đa dạng gồm nhiều nguyên liệu dễ nhiễm khuẩn khi chế biến, bảo quản, đặc biệt là pate.

Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư?

08:41:33 28/09/2024
Trên thực tế, theo The Sun, cuộc tranh luận về lượng rượu an toàn với sức khỏe đã kéo dài trong những năm gần đây. Một số nghiên cứu cho thấy 1 ly rượu vàng đỏ mỗi ngày có thể tốt cho tim, giúp giảm viêm sưng.

Tiến sĩ trẻ ăn 24 quả trứng mỗi ngày để chứng minh một điều

08:39:20 28/09/2024
Tiến sĩ Nick Norwitz quyết định ăn tổng cộng 720 quả trứng trong một tháng để chứng minh loại thực phẩm này không làm tăng cholesterol xấu.

Dấu hiệu trên da chứng tỏ bị kiến ba khoang đốt

07:03:59 28/09/2024
Viêm da tiếp xúc kích ứng do kiến ba khoang thường diễn ra vào mùa mưa, từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Loài kiến này thường hay xuất hiện vào buổi sáng.

Bệnh viện Nhi đầu tiên của Hà Nội sẵn sàng khám chữa bệnh

07:00:10 28/09/2024
Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Thị Thúy Nga, Phó Giám đốc BV Nhi Hà Nội khẳng định, khi đi vào hoạt động, BV Nhi Hà Nội triển khai đầy đủ các kỹ thuật để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhi khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Phòng bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa

06:40:07 28/09/2024
Phun hóa chất diệt muỗi tại các ổ dịch cũng được quan tâm thực hiện. Trung tâm trang bị đầy đủ thuố.c, vật tư, hóa chất, trang thiết bị để chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Bị ho có phải kiêng ăn thịt gà, tôm?

06:35:12 28/09/2024
Ho không phải là một bệnh lý mà là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp, mũi họng. Khi cơ thể mắc bệnh, vô hình trung sẽ gây ra những phản xạ tống vi khuẩn, virus từ bên trong cơ thể ra ngoài.

Đồng Nai thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi rubella cho hơn 2.000 nhân viên y tế

20:46:01 27/09/2024
Chiến dịch tiêm chủng lần này, tập trung vào đối tượng cho trẻ từ 1-10 tuổ.i tại vùng nguy cơ. Nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám, chữa bệnh và điều trị bệnh nhân sởi chưa được tiêm đủ mũi vaccine chứa thành phần sởi theo quy đ...

Tụt huyết áp uống nước đường có phải giải pháp cấp bách không?

20:10:16 27/09/2024
Như vậy, việc uống nước đường khi bị tụt huyết áp có thể mang lại cảm giác khỏe hơn trong thời gian ngắn, nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài và hiệu quả.

6 lưu ý phòng bệnh da liễu trong mùa mưa

20:05:21 27/09/2024
Một số bệnh da liễu thường có thể tự khỏi nếu được chăm sóc, vệ sinh tốt. Tuy nhiên, đa số các trường hợp cần được điều trị với thuố.c uống và thuố.c thoa phù hợp để khỏi bệnh hoàn toàn.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ phác thảo kế hoạch rút quân khỏi Iraq

Thế giới

18:30:30 28/09/2024
Mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Iraq sau đó sẽ chuyển từ liên minh sang mối quan hệ an ninh song phương mở rộng. Giai đoạn này sẽ diễn ra trong 12 tháng tới, kết thúc muộn nhất là vào tháng 9/2025.

Thủ tướng kể về quyết định sống còn để giữ đậ.p Thác Bà, đê Hoàng Long

Tin nổi bật

18:27:49 28/09/2024
Điều này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ khi phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đán.h giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), sáng 28/9.

NSX Anh Trai Say Hi treo poster thiếu hẳn 1 nghệ sĩ, xử lý thiếu chuyên nghiệp khiến netizen khó chịu vô cùng!

Nhạc việt

18:27:06 28/09/2024
Cụ thể, nhiều fan đã nhận ra poster concert Anh Trai Say Hi, được treo ở ngay địa điểm tổ chức show thiếu hẳn 1 nghệ sĩ - Công Dương.

TP.HCM: Tạm ngưng phân lớp cô giáo vận động phụ huynh mua laptop cá nhân

Netizen

18:24:23 28/09/2024
Phòng GD&ĐT Quận 1 đã tạm ngưng bố trí đứng lớp cho cô H. trong thời gian xử lý vụ việc, việc giảng dạy sẽ có giáo viên thỉnh giảng thay thế.

Người đàn ông giả làm khách, vào cửa hàng ở TPHCM trộm laptop

Pháp luật

18:18:18 28/09/2024
Ngày 28/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 12, TPHCM, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Quang Tạo (SN 1985, ngụ tỉnh Quảng Trị) về tội Trộm cắp tài sản.

Baifern "ăn gạch" tan nát với vai diễn mới, xứng đáng cất tủ, vết nhơ sự nghiệp

Sao châu á

18:01:05 28/09/2024
Quá kinh khủng , không hiểu sao một người như Baifern Pimchanok lại nhận lời tham gia một bộ phim dung tục đến thế này? , không quá khó để bắt gặp những bình luận mỉ.a ma.i của khán giả hướng về Baifern dưới mỗi bài đăng về bộ phim hiện t...

Vợ lấy điện thoại của chồng nhắn cho chị giúp việc định trêu chọc, nào ngờ nhận ngay sự thật sững sờ ngay trước mắt

Góc tâm tình

17:46:04 28/09/2024
Tôi điếng người, lờ mờ đoán ra câu chuyện mờ ám của chồng và người giúp việc. Nhưng tôi quyết phải vạc.h trầ.n đôi gian phu dâm phụ này.

Hồ Việt Trung bỏ đam mê đá bóng, nhậu cũng phải rén, Saka Trương Tuyền cấm tiệt

Sao việt

17:44:42 28/09/2024
Cặp đôi dính nghi vấn hẹn hò Hồ Việt Trung - Saka Trương Tuyền tiếp tục khiến người hâm mộ bấn loạn trước loạt chi tiết tình trong như đã mặt ngoài còn e . Mới đây, Hồ Việt Trung còn kể chi tiết đàng gái cấm anh như vợ đích thực.

Cơm nhà 3 món ngon dễ nấu: Chỉ cần 30 phút vào bếp cực kỳ tiết kiệm thời gian!

Ẩm thực

17:30:28 28/09/2024
Cơm nhà - một bữa ăn đầy ấm áp và thân mật, nay còn được nâng lên tầm cao mới với 3 món ngon dễ nấu chỉ trong 30 phút.

Đã tìm ra outfit xấu nhất phim Hàn hiện nay

Phong cách sao

17:09:28 28/09/2024
Jung So Min xuất hiện với bộ váy sơ mi phối màu với phần điểm nhấn đai nơ để tạo vẻ điệu đà, nữ tính. Tuy nhiên, việc phối 2 tông màu be - hồng tím baby đã khiến tổng thể bộ váy trông vô cùng sến súa, lòe loẹt.

Tử vi hôm nay Chủ Nhật ngày 29/9/2024 của 12 con giáp: Tý bị mang tiếng xấu, Hợi buông lời ác

Trắc nghiệm

16:52:20 28/09/2024
Tuổ.i Tý: Bị mang tiếng xấuTuổi Sửu: Tiề.n bạc rủng rỉnhTuổi Dần: Thành quả bị chiếm đoạtTuổi Mão: Gato người khác có nhiều tiềnTuổi Thìn: Một ngày may