Thạch đen Cao Bằng
Thạch đen là món ăn quen thuộc với người Cao Bằng, thường được ăn nhiều vào mùa hè vì có tác dụng giải nhiệt tốt. Bởi vậy, thạch đen không còn xa lạ với người dân cả nước và yêu thích khi kết hợp với nhiều món ăn giải nhiệt.
Cây sương sáo tươi.
Món thạch đen được chiết xuất từ cây thạch đen còn gọi là cây xương sáo hay lương phấn thảo có tên khoa học là Mesona Chinensis Benth, được trồng nhiều ở Cao Bằng, đặc biệt là huyện Thạch An. Đây là loại cây thân thảo, cao khoảng 40 – 60cm, thân 4 cạnh, phân nhánh nhiều, tỏa ra trên mặt đất giống như cây bạc hà. Nhờ những giá trị kinh tế nó mang lại, loại cây này được trồng nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc, là loài cây trồng ngắn ngày, từ lúc giâm cành đến khi thu hoạch chỉ khoảng 4 tháng. Thân và lá cây có thể dùng ngay hoặc phơi khô để trữ dùng dần.
Ngoài tác dụng giải khát theo Đông Y món ăn này còn có tác dụng giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp, đái đường hay viêm gan cấp. Để món ăn ngon và hấp dẫn là cả một quá trình người nghệ nhân nơi đây cẩn thận, tỉ mỉ với từng khâu quan trọng như chọn nguyên liệu, cách nấu …
Lá cây thạch khô (thu hoạch khi cây xuất hiện nụ hoa ở ngọn, cắt sát gốc, thân và lá thu về rải đều, phơi nắng nhẹ cho vào nồi nấu nhừ, bắc ra để nguội, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước bỏ bã, rồi đổ bột gạo hay bột sắn vào nấu cho sôi lại cho đến khi dung dịch đặc quánh lại thì đổ ra, để nguội. Để cho thạch mau đông và giòn, người ta có thể cho thêm ít nước tro (tro rơm rạ) vào cùng với nước thạch đã lọc và bột gạo hay bột sắn trước khi nấu sôi lại. Thạch đen mềm, giòn, màu đen bóng, ăn vào có vị thơm nhẹ, thanh mát của lá thạch đen.
Có 2 loại thạch đen là loại có đường và loại không đường. Thạch có thể ăn riêng hoặc ăn cùng với chè, tào phớ, sữa đậu… Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể sử dụng được từ 5 – 6 ngày.
Video đang HOT
Sữa tươi với thạch đen.
Hiện nay, một số sản phẩm từ cây Thạch đen Cao Bằng đang được nghiên cứu sản xuất thành hàng hoá, trong đó có Thạch đen đóng hộp sẵn rất tiện lợi cho người dùng. Tuy nhiên, những khối thạch đen óng bán theo cân trong các khu chợ truyền thống vẫn là hình ảnh quen thuộc và mang dấu ấn văn hoá ẩm thực độc đáo của Cao Bằng.
Ngoài ra, mỗi một nghệ nhân ở địa phương đều có một bí quyết nấu thạch riêng của mình nên nếu ai tinh ý sẽ nhận thấy có sự khác biệt giữa những hộp thạch đến từ những “xưởng sản xuất” khác nhau. Các nghệ nhân Cao Bằng hiện nay vẫn đang nấu thạch đen theo phương pháp thủ công, không dùng chất bảo quản, không dùng phẩm màu nhưng vẫn tạo được độ thơm ngon và dẻo dai cho sản phẩm. Thạch đen Cao Bằng ngày càng trở nên phổ biến hơn với mọi người dân gần xa. Cũng nhờ cây thạch đen mà đời sống của người dân vùng cao, người dân tộc thiểu số ở Cao Bằng ngày càng khấm khá, cây sương sáo trở thành cây kinh tế của huyện Thạch An và tỉnh Cao Bằng.
Cao Bằng có nhiều đặc sản từ núi rừng, trong đó có thạch đen và khách phương xa đến với Cao Bằng thường lựa chọn thạch đen về làm quà, món quà dân dã mà ý nghĩa.
7 món ăn đường phố hút khách ở Đông Nam Á
Khám phá ẩm thực Đông Nam Á, du khách khó lòng bỏ qua các món ngon như thịt xiên satay, cà ri laksa, cơm gà hay tào phớ.
Hủ tiếu xào
Món ăn này thường gọi là char kway teow. Sợi hủ tiếu đem xào cùng xì dầu, ớt, tôm, trứng, giá đỗ, sò và chả cá. Đôi khi món này có thêm mỡ bò và xúc xích heo. Hủ tiếu xào phổ biến ở Malaysia và Singapore.
Cà ri laksa
Đây là một món béo ngậy, có nhiều kiểu chế biến khác nhau, đặc trưng với màu mì vàng hoặc miến gạo, ăn cùng một bát cà ri làm từ nước cốt dừa, thịt gà, giá đỗ, tôm, chả cá. Ngoài ra, món này còn ăn với sốt ớt. Cà ri laksa rất dễ tìm thấy ở Malaysia và Singapore.
Cơm gà
Cơm được chuẩn bị bằng cách nấu với nước hầm gà, lá dứa, nước sốt làm từ gừng và tỏi. Cơm ăn cùng thịt gà nướng hoặc hấp, thêm chút xì dầu, vài lát dưa chuột và chấm ngập với sốt ớt, gừng. Món cơm gà thơm ngon này thường thấy nhất là ở Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Thịt xiên nướng
Món này thường gọi là satay, gồm những miếng thịt bò, gà, cá hay cừu được xiên vào các que tre, rồi đem nướng trên bếp than, tỏa ra mùi thơm khi chín. Những xiên thịt thường ăn kèm sốt đậu phộng cay và dưa chuột, hành, bánh gạo. Hầu hết các nước Đông Nam Á đều có thịt xiên nướng, từ Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và cả Việt Nam.
Tào phớ
Giống pudding, tào phớ làm từ đậu tương, ăn cùng với siro ngọt chế từ đường trắng hoặc đường thốt nốt. Du nhập từ Trung Quốc, tào phớ là món có thể ăn dù để lạnh hay nóng, và thường làm đồ tráng miệng. Siro đôi khi có thêm gừng hoặc lá dứa. Cũng có nơi phục vụ tào phớ kèm một cốc sữa đậu nành. Tào phớ rất phổ biến ở Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam.
Bánh chuối chiên
Những miếng chuối thái lát được tẩm bột và chiên giòn tạo lớp vỏ xù xì giòn rụm bên ngoài nhưng bên trong vẫn mềm ngọt. Bánh này thường ăn khi thưởng thức trà hoặc làm món tráng miệng, ăn vặt. Mỗi nơi lại cho thêm những thành phần khác nhau khi chế biến món này, ví dụ thêm kem vanilla, bơ, hay siro chocolate. Bánh chuối chiên có ở Việt Nam, Brunei, Campuchia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan.
Salad rojak
Theo tiếng Malaysia, rojak có nghĩa là "trộn", món ăn này là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu với một lớp sốt. Là một loại salad Đông Nam Á, món này nổi tiếng vì có nhiều loại hoa quả như dứa, dưa chuột, roi, xoài xanh... trộn cùng với đường, nước chanh, pate tôm, ớt, đậu phộng giã. Món ăn chơi này thường có ở Indonesia, Malaysia, và Singapore.
Bí quyết nấu chè đỗ đen nhanh nhừ bằng nồi cơm điện Vào những ngày nóng, một cốc chè đỗ đen mềm mà không nát, hạt đậu ngọt thanh, thêm vài viên đá và thạch đen, dừa sợi... là một trong những món ăn, thức uống giải khát và thanh nhiệt rất tốt. Đỗ đen hay còn gọi là ô đậu, hắc đại đậu, hương xị có chứa sinh tố A, B, C, protid, glucid,...