Thạch An tôn vinh vẻ đẹp tuyến du lịch ‘Một thời hoa lửa’
Chuẩn bị cho chuỗi hoạt động Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2024 tại Cao Bằng, huyện Thạch An xúc tiến nhiều hoạt động tăng sức hấp dẫn để đón đại biểu, khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm tuyến du lịch thứ 4 ‘Một thời hoa lửa’, trong khu vực CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.
Tuyến trải nghiệm thứ 4 “Một thời hoa lửa” từ thành phố Cao Bằng – Thạch An – Quảng Hòa. Như tên gọi “Một thời hoa lửa” gợi liên tưởng đến hình ảnh dòng dung nham đỏ rực dâng lên từ trong lòng đất và chảy tràn khắp đáy đại dương… cách đây hàng trăm triệu năm, hình thành nên cảnh tượng đặc biệt tại đèo Khau Khoang, xã Thái Cường (Thạch An). Đồng thời, đây cũng là tuyến đường số 4 rực lửa Cao Bằng – Lạng Sơn – Quảng Ninh làm nên Chiến thắng Biên giới 1950 đánh bại quân Pháp với nhiều chiến công hào hùng của dân tộc ta.
Về di sản địa chất, diện mạo địa chất nơi đây có cảnh quan đặc sắc, phản ánh quá trình tiến hóa lâu dài với những biến động địa chất phức tạp cách đây hàng trăm triệu năm, cụ thể như: các hoạt động đứt gãy, quá trình chuyển biến của vỏ trái đất từ vỏ đại dương sang vỏ lục địa với nhiều hệ tầng dày hàng nghìn mét. Quá trình karst hóa tạo nên cảnh quan karst ấn tượng, chủ yếu là cảnh quan karst trưởng thành (dạng cụm đỉnh lũng, thung lũng mù karst, yên ngựa…) vừa có những đặc điểm “già” với đầy đủ các dạng địa hình khác nhau… Đến đây, du khách được trải nghiệm di sản núi lửa dưới đại dương cổ tại đèo Khau Khoang, xã Thái Cường (Thạch An), bắt gặp vết lộ đá basalt dạng cầu gối – sản phẩm phun trào núi lửa dưới đáy đại dương – rift Sông Hiến – hình thành khoảng 260 triệu năm dọc theo đứt gãy sâu phương Tây Bắc – Đông Nam Cao Bằng – Tiên Yên.
Di tích đỉnh núi Báo Đông, xã Đức Long (Thạch An).
Tại thành phố Cao Bằng có những dấu tích của một môi trường sông – hồ – đầm lầy từ 28 – 38 triệu năm (Eocenmuộn – Oligocen sớm) với một hệ động thực vật đa dạng và phong phú đáng kinh ngạc trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Các hóa thạch điển hình như hóa thạch san hô (Thụy Hùng), lỗ tầng (Lê Lai)… là minh chứng cho quá trình địa chất lâu dài của một khu vực trước đây là biển sau đó được nâng lên. Những hóa thạch này có giá trị phác họa lại điều kiện địa lý – địa chất trong các giai đoạn phát triển của vỏ trái đất. Các điểm di sản diện mạo địa chất có giá trị tầm cỡ quốc tế minh chứng tầng địa chất cổ xưa nhất của vỏ trái đất được phát hiện là đá gabrodiabas phức hệ Cao Bằng tại Mỏ sắt Chu Trinh, xã Chu Trinh (Thành phố) đã lộ tại taluy đường đi vào mỏ, cao 2 – 4 m. Hồ hóa thạch thân mềm và than nâu trong trầm tích Neogen tại tổ 11, phường Sông Hiến (Thành phố) nằm ở phần dưới và trên lớp sét than màu đen, trên cùng có nhiều di tích hóa thạch thực vật hóa than và pelecypoda nước ngọt dạng trai, vẹm, trùng trục, họ Unionidae, lớp Bivalvia, ngành thân mềm.
Qua khảo sát, đánh giá lựa chọn của các nhà khoa học, cơ quan chức năng, huyện Thạch An có 8 di sản: Núi lửa dưới đại dương cổ, đèo Khau Khoang (xã Thái Cường), rừng cây di sản Vân Trình (xã Vân Trình), thung lũng karst – cơ sở sản xuất thạch đen truyền thống Lê Lai (xã Lê Lai), Hợp tác xã nông sản hữu cơ Vân An (xã Lê Lai), Trung tâm thông tin CVĐC Đông Khê, Di tích đồn Đông Khê (thị trấn Đông Khê), đỉnh núi Báo Đông (xã Đức Long), đại dương cổ – điểm hóa thạch lỗ tầng (xã Thụy Hùng).
Huyện Quảng Hòa có 3 di sản: Làng đường mía Bó Tờ, sản phẩm CVĐC xóm Bó Tờ; chùa Phật tích Trúc Lâm Tà Lùng, điểm hữu nghị Việt – Trung, thị trấn Tà Lùng. Thành phố Cao Bằng có 4 điểm: Trung tâm thông tin CVĐC, Địa điểm lưu niệm đồng chí Hoàng Đình Giong (phường Đề Thám), mỏ sắt Chu Trinh (xã Chu Trinh), hồ hóa thạch thân mềm và than nâu trong trầm tích Neogen tại tổ 11, phường Sông Hiến.
Khu Nhà tưởng niệm Bác Hồ, xóm Nà Lạn, xã Đức Long (Thạch An) thường xuyên đón khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm.
Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch An Nông Long Giang cho biết: Hội nghị quốc tế lần thứ 8 được tổ chức tại Cao Bằng là sự kiện quan trọng mở ra cơ hội mới cho huyện có dịp giao lưu, giới thiệu, quảng bá với đại biểu, khách trong nước và quốc tế giá trị di sản địa chất và văn hóa, lịch sử tuyến thứ 4 “Một thời hoa lửa” mà Thạch An là địa bàn trung tâm; đồng thời là cơ hội kết nối du lịch huyện với các tỉnh trong nước và quốc tế. Vì vậy, để tôn vinh thêm vẻ đẹp tuyến trải nghiệm thứ 4 “Một thời hoa lửa”, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền các xã, thị trấn ra quân đẩy mạnh tuyên truyền và bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên môi trường, cảnh quan các điểm di sản CVĐC; dọn dẹp vệ sinh môi trường các điểm di sản cảnh quan; treo băng rôn, khẩu hiệu, cờ Tổ quốc… tại các khu trung tâm, các tuyến phố chính, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp, trường học, khu dân cư. Xây dựng kế hoạch truyền thông tại cơ quan, đơn vị và các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tuyên truyền các hộ đân, hợp tác xã tăng cường sản xuất sản phẩm OCOP như thạch đen, bí thơm, lê… để giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp đặc hữu của địa phương.
Chị Nông Thị Hoa, cơ sở sản xuất thạch đen thị trấn Đông Khê (Thạch An) cho biết: Được nghe tuyên truyền về Hội nghị 8 có giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp OCOP của huyện, gia đình tôi vừa thường xuyên duy trì làm thạch đen đồng thời tiếp tục tìm tòi công thức nấu thạch đen ngon đặc biệt nhất với 2 sản phẩm chính thạch đen hộp và thạch đen nhân đỗ xanh, nâng cao chất lượng sản phẩm để đại biểu, du khách thưởng thức, giới thiệu và kết nối sản phẩm ra thị trường lớn hơn.
Video đang HOT
Hồ Ba Bể thuở bình yên và tương lai ầm ĩ
Có lẽ hiếm tuyến du lịch nào nhạt nhẽo, rẻ tiền và nguy hại như những gì mà du khách đang được hưởng hôm nay ở Ba Bể (Bắc Kạn).
Bến tàu trên hồ Ba Bể - Ảnh: NAM TRẦN
Chúng tôi đặt chuông lúc 5h, dù cậu lễ tân khách sạn nói trước là trời sẽ rất nhiều sương mù, nhưng với cái nắng nóng 39 độ C hôm trước dọc đường từ Hà Nội lên, viễn cảnh được mở cửa đón sương sớm và gió lạnh núi rừng hứa hẹn là một trải nghiệm thú vị.
Khách sạn Sài Gòn Ba Bể mới mở được mấy ngày, con trai tôi phá lên cười khi nhìn biển hiệu tiếng Anh "Saigon Babe Hotel". Nhưng mấy khi có được cái tên khách sạn vừa nguyên bản, vừa thú vị thế.
Ký ức ngọt ngào
Suốt thời trẻ con, tôi luôn nghĩ về cơ hội đến Ba Bể. Ba tôi là một giáo viên địa lý, ông rất yêu thích việc nghiên cứu địa lý, tôi nhớ từ "địa mạo" được chép trong một cuốn sổ ghi chép của ông lúc tôi còn rất nhỏ, và một bức ảnh ông chụp trong một chuyến đi khảo sát vùng núi đá phía Bắc với giáo sư Hoàng Thiếu Sơn, mà tôi tin là chụp ở Động Puông trên sông Năng.
Trong những bài đọc thời trẻ con của tôi, luôn có hình ảnh những chiếc thuyền độc mộc lướt đi trong sương sớm, và những bóng áo chàm xanh lững lờ trên mặt hồ trong veo...
Nhưng trong rất nhiều năm, tôi đã không đến đây, dù vẫn lang thang quanh những nẻo đường Tây Bắc - Việt Bắc. Bao nhiêu năm, sông Năng và hồ Ba Bể vẫn ở đấy, tiếng mái chèo khua nước, tiếng lộc cộc gõ vào mạn thuyền trên mặt hồ tĩnh lặng luôn là ký ức ngọt ngào.
Mấy năm trước, đường sá xa xôi có lẽ là thứ lớn nhất ngăn cản chúng tôi dừng lại lâu hơn ở Ba Bể trên một chuyến đi dọc đường 279.
Lúc ấy, chúng tôi đã dừng lại ở Ba Bể vào lúc trời tối hẳn, hi vọng có thể vòng qua đỉnh Yên Ngựa sang Tuyên Quang, nhưng đến sáng thì đường (lúc ấy đang làm) lại tắc vì một cái máy xúc bị hỏng, "đẩy" chúng tôi đi sâu vào rừng quốc gia Ba Bể sau một đêm ngủ lại.
Tôi đã trở lại Ba Bể nhiều lần sau đó, nhưng đều chưa có một chuyến đi chỉ dành riêng cho Ba Bể.
Tuần trước, tôi rủ các cậu con trai lên đường. Chúng tôi cần một đêm ngủ tốt để dậy sớm, chèo thuyền trên tuyến chúng tôi đã dự kiến từ rất lâu, dọc sông Năng vào hồ Ba Bể.
Đây không phải lần đầu tiên chúng tôi chèo thuyền trên sông Năng. Tết 2016, chúng tôi đã dừng chân ở Puốc Lốm, thả kayak xuống sông Năng và chèo qua động Puông, nhưng trời tối nên chúng tôi chỉ đến được Khuổi Tăng rồi lại buộc thuyền lên xe đi tiếp.
Lần này thì khác, đường đến Ba Bể đẹp và dễ chịu. Mất độ hơn 3 tiếng để từ Hà Nội đến Ba Bể, nhưng là ba giờ rất dễ chịu, vì đường đi tốt và cảnh sắc hấp dẫn.
Vẻ đẹp tự nhiên và tĩnh lặng
Chúng tôi có vẻ là số ít trong những khách đầu tiên của khách sạn mới mở mấy ngày, mở cửa phòng là mùi thơm rất dịu dàng của sen. Một bình sen tươi cắm trên bàn phòng khách, hỏi ra mới biết sen đấy được hái từ đám sen mới được khu nghỉ trồng năm ngoái, nơi trước đây là cái hồ cảnh nhỏ đầy nòng nọc của nhà khách vườn quốc gia.
Bữa tối thêm chút thi vị với món bí thơm địa linh bùi, giòn tan, cậu lớn nhà tôi gọi thêm bát canh nữa và hỏi thêm, liệu ngày mai có được ăn canh bí tiếp không. Tất nhiên là có rồi, không chỉ thế, chúng tôi còn mang theo mấy quả bí địa linh về xuôi...
5h, trời đầy sương mù. Chúng tôi mang theo chút đồ ăn sáng, mấy cái cơm lam, mấy quả trứng luộc, ít bánh ngải cứu... 5h30, chúng tôi ra đến bến đò Puốc Lốm. Khi chèo ra giữa dòng, sương mù vẫn che khuất đỉnh núi trước mặt. Sông Năng đang mùa nước lên, chảy khá xiết, những xoáy nước lớn sẽ làm cho người mới chèo gặp chút ít khó khăn, sợ hãi khi sông tiến vào vách đá, nhưng chúng tôi thích thú với những thử thách nho nhỏ ấy.
Hồ Ba Bể - Ảnh: NAM TRẦN
Tôi sẽ nhớ buổi sáng tinh mơ trên sông Năng, với tiếng gà le te gáy ở đâu đó ngoài Khuổi Tăng vọng vào, thuyền của chúng tôi qua động Puông khi trời vẫn tối và mây mù còn phảng phất bên kia động, tiếng bò con gọi mẹ ở một bãi bên sông...
Tất cả những thứ ấy, cùng những tán cây cổ thụ ngả xuống sông, những ngọn núi đá dựng dứng hai bên với mây mù vờn ngang đỉnh, một dãy núi trước mặt ẩn hiện như bức tranh thủy mặc.
Gần đến chỗ rẽ vào hồ, dù mây núi vẫn còn, bức tranh thủy mặc tuyệt vời ấy bị phá tan bởi tiếng máy phành phạch của những cái thuyền máy từ trong hồ đi ra, chắc là đi về phía Puốc Lốm để đón những đoàn khách du lịch đầu tiên.
Có lẽ hiếm tuyến du lịch nào nhạt nhẽo, rẻ tiền và nguy hại như những gì mà du khách đang được hưởng hôm nay ở Ba Bể.
Bạn sẽ được lên một cái thuyền vỏ sắt, động cơ chạy dầu ầm ĩ, với chừng 500.000 - 600.000 đồng. Những cái thuyền ấy sẽ đưa khách đi qua hồ, đến Ao Tiên - nơi là một vũng nước đọng trên những dãy núi đá đã bị ô nhiễm nặng nề, với rác ở khắp nơi.
Du khách cũng sẽ được đưa đến đền An Mạ, vốn là một chỗ cầu cúng của người địa phương, để cầu cúng. Họ hầu như không thể nhìn thấy gì nhiều, không cảm thấy gì nhiều với lịch trình ồn ào ấy, bởi Ba Bể sẽ chỉ hấp dẫn ở vẻ đẹp tự nhiên và sự tĩnh lặng của nó...
Chúng tôi có chút khó khăn nhỏ khi rẽ vào hồ. Mấy hôm trước có lũ về nên nước từ hồ ra sông Năng chảy khá xiết, cần chút nỗ lực để thuyền không trôi ngược, nhưng những gì sau đó là phần thưởng tuyệt vời, với mặt hồ lấp lánh, tĩnh lặng, núi hai bên ẩn hiện, sương mù phảng phất trên mặt hồ... Bố con tôi dừng thuyền, gác mái chèo ăn sáng ở một khúc eo ở Pé Lầm.
"Bữa sáng tuyệt nhất" - con trai tôi nói. Cũng phải thôi, giữa tĩnh lặng núi rừng với mây mù vờn quanh dãy núi trước mặt, thi thoảng có tiếng chim rừng đâu đó từ vách núi sau lưng. Bữa sáng với ống cơm lam chấm muối vừng và tráng miệng bằng bánh ngải cứu trong khung cảnh ấy, với chút mồ hôi sau những nỗ lực chèo ngược dòng, quả nhiên là rất tuyệt.
Chúng tôi chẳng thể chèo nhanh hơn trong hồ, bởi cứ một đoạn lại phải dừng lại, để không bị tiếng khuấy nước quấy rầy, để mặt hồ trong veo không bị vỡ vụn bởi mái chèo khua nước, và để tận hưởng những gì không thể chụp được vào những bức ảnh...
Vĩ thanh
Trong bữa sáng muộn sau đó ở khách sạn, tôi gặp Hiếu, chàng trai Sài Gòn ra quản lý khách sạn ở Ba Bể, chia sẻ với Hiếu không chỉ về những trải nghiệm thú vị của một chuyến chèo kayak trên sông Năng vào hồ và quanh hồ, mà còn về một tương lai, có vẻ như không tươi sáng lắm của viên ngọc xứ Việt Bắc này.
So với chuyến chèo trên hồ vài năm trước, năm nay đã có cả đám váng dầu lớn và rất nhiều rác trên mặt hồ, trong vùng nước giữa đảo An Mã, Bà Góa và bến thuyền. Số thuyền vỏ sắt tăng lên nhiều, tiếng máy động cơ thuyền cùng sự lười nhác của du khách trong những chuyến đi gần như vô nghĩa trên hồ, có lẽ sẽ sớm giết chết Ba Bể, như thứ đã và đang xảy ra với Ao Tiên.
Vốn là một cái hồ nước tự nhiên nhỏ giữa nhiều đỉnh núi giữa hồ Ba Bể và sông Năng, giờ đây Ao Tiên đầy rác và trở thành một ao nước tù đọng ô nhiễm.
Câu chuyện tương tự cũng đang xảy ra ở Bó Lù, bản người Tày ven hồ này đang ngày một nhiều nhà bêtông hơn, không còn sự hấp dẫn của những ngôi nhà sàn lợp ngói của người Tày ẩn hiện bên sườn núi đá. Cũng may là bản Pắc Ngòi còn nhiều mái nhà và vài bóng áo chàm, cất giữ lại một chút hấp dẫn của Ba Bể.
Chắc chắn là tôi sẽ còn trở lại, cho một chuyến chèo thuyền giữa mùa lúa chín, từ Pắc Ngòi qua hồ ra sông Năng, về phía thác Đầu Đẳng. Ba Bể còn rất nhiều thứ để khám phá, để tận hưởng, từ những chuyến trekking trong vườn quốc gia, đi bộ sang Pắc Ngòi và Bó Lù.
Nhưng hơn cả, chúng tôi mong Ba Bể sẽ được bảo vệ, trước khi những chiếc thuyền máy vỏ sắt phá tan tĩnh lặng và cả sự sạch sẽ của mặt hồ, có thể sẽ ngày một đông hơn nữa...
Yên Bái có trên 50 tour du lịch phục vụ du khách Nhờ xây dựng đa dạng các tour, tuyến du lịch mà lượng khách đến Yên Bái tăng đều qua các năm. Riêng 6 tháng đầu năm 2024, địa phương đã đón hơn 1,4 triệu lượt khách du lịch, bằng 85% kế hoạch năm và tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm trước; cho doanh thu ước đạt gần 1.200 tỷ đồng. Tỉnh...