Thác Voi Bù Đăng – Bản giao hưởng của thiên nhiên giữa lòng Bình Phước
Bình Phước đang là địa điểm du lịch đầy sức hút đối với những người có đam mê xê dịch bởi muôn vàn địa danh, thắng cảnh đặc sắc.
Trong đó, nổi bật lên hình ảnh thác Voi Bù Đăng, với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ nhưng lại đầy thơ mộng dễ dàng chiếm trọn cảm tình của du khách ghé thăm.
Thác Voi là danh thắng nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc và dân dã, thuộc quần thể Trảng Cỏ Bù Lạch ở xã Đồng Nai, tỉnh Bình Phước. So với các điểm du lịch khác, thác Voi có một sức hút và nét đặc trưng rất riêng, mang đậm cảnh sắc miền đồi núi mà chỉ ở Bình Phước mới có.
Hiện chính quyền và người dân địa phương luôn gìn giữ và bảo tồn nên thác Voi vẫn giữ được vẻ nguyên sơ như thuở ban đầu. Năm 2017, thác Voi Bình Phước được công nhận là di tích cấp tỉnh và là nơi bảo tồn hệ sinh thái động, thực vật nổi tiếng của địa phương.
Năm 2017, thác Voi Bình Phước được công nhận là di tích cấp tỉnh và là nơi bảo tồn hệ sinh thái động, thực vật nổi tiếng của địa phương.
Người đồng bào M’nông sinh sống xung quanh khu vực thác Voi Bù Đăng, nên khi du khách đến đây tham quan sẽ có nhiều điều thú vị để khám phá và trải nghiệm, từ khung cảnh núi rừng thiên nhiên hùng vĩ cho tới nền văn hoá và cuộc sống sinh hoạt của người dân bản xứ.
Thác Voi Bù Đăng có chiều rộng lên tới 13m, độ cao 14m và độ dốc khoảng 90 độ. Con thác có tên gọi là Thác Voi bởi tại đây có rất nhiều tảng đá to xếp chồng chéo lên nhau và khi nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy rõ hình thù của thác trông giống hệt như một con voi khổng lồ.
Nói về khởi nguồn của cái tên thác Voi, các già làng người M’Nông và người cao tuổi tại địa phương thuật lại rằng, khoảng 500 năm về trước, khi khu vực này còn là rừng rậm, hoang sơ và là nơi sinh sống của nhiều đàn voi rừng. Trên đỉnh thác là nơi hai con voi đầu đàn đánh nhau, một con bị rơi xuống dưới chân thác. Tiếng kêu thảm thiết của con voi khiến đồng bào sinh sống gần đó kéo đến. Từ đó, người dân gọi tên là thác Voi.
Ngoài ra, thác Voi còn có tên gọi khác là thác Liêng Rót, theo tiếng M’nông thì “Liêng” có nghĩa là đá và “Rót” là tên vị thần cai quản thác nước.
Thời điểm đẹp nhất để khám phá thác Voi là vào mùa xuân
Khí hậu Bình Phước phân chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Thời điểm đẹp nhất để khám phá thác Voi là vào mùa xuân, vì lúc này tiết trời cực kỳ mát mẻ, dễ chịu, cây cối xanh tươi, bạn di chuyển dễ dàng hơn.
Không những vậy, du khách cũng có thể cân nhắc đến Thác Voi vào mùa mưa bởi lúc này, nước tại Thác Voi sẽ tuôn chảy ào ào, tung bọt trắng xóa cả một vùng, còn mùa khô dòng nước lại êm dịu và trôi nhẹ nhàng hơn. Tùy theo sở thích của mình mà du khách có thể lên kế hoạch tham quan vào thời điểm phù hợp. Tuy nhiên, đi vào khoảng thời gian này thì du khách nên chú ý vì đường sẽ trơn trượt, khó đi hơn.
Video đang HOT
Đường đến thác voi không hề bằng phẳng mà rất gập ghềnh, nhiều sỏi đá và khá khó đi nên người lái xe phải thật vững tay lái.
Đến với Thác Voi, du khách sẽ có cơ hội được ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng tựa như một bức tranh thuỷ mặc đẹp đẽ mà mẹ thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất này. Xung quanh thác là vô số cây rừng xanh tươi, mát rượi song song với dòng suối trong vắt chảy róc rách ở ngay bên cạnh. Hai bên Thác Voi là những vách đá cheo leo, đan xen với cây cối um tùm, rậm rạp. Tất cả đã góp phần tạo nên khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, làm say lòng bất cứ ai dừng chân tại đây.
Tại thác Voi, từ hệ sinh thái động, thực vật phong phú cho tới con thác cuồn cuộn đều mang vẻ đẹp hoang sơ đầy cuốn hút. Đặc biệt, khi đến thác Voi, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên và cảm nhận sự trong trẻo, tinh khôi, thuần khiết của núi rừng Bình Phước.
Thác Voi trước kia từng là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người M’nông khu vực xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng
Thác Voi trước kia từng là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người M’nông khu vực xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng. Trước năm 1962, đồng bào dân tộc M’nông sinh sống ở khu vực xã Đồng Nai đều tổ chức cúng thần Rót, thần rừng, cúng tổ tiên, mừng lúa mới vào tháng 12 âm lịch hằng năm. Lễ vật cúng gồm: đầu heo sống, rượu cần, lúa gạo… để Thần Rót giúp đồng bào được mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở, nhà nhà ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, người M’nông bị đau bệnh hoặc muốn cầu xin điều gì đều đến thác Liêng Rót để cầu khấn cho khỏi bệnh, đạt được ước nguyện. Từ năm 1962 cho đến nay, việc cúng bái không tổ chức tại đây nữa.
“Trái ngược với cuộc sống ồn ào, vội vã của thành phố, ở đây cho chúng ta cảm giác nhẹ nhàng và dễ chịu. Du khách nào đến với thác Voi cũng đều cảm nhận được sự thư thái trong tâm hồn”, Hạnh Thơm, du khách đến từ Phú Thọ bộc bạch sau khi được trải nghiệm khám phá thác Voi Bù Đăng
Tại thác Voi Bù Đăng, ngoài việc được ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, du khách còn có thể thỏa sức vùng vẫy trong làn nước suối mát lạnh, trong vắt nhìn thấy cả đáy. Cùng với đó, còn có rất nhiều các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời để bạn thoải mái trải nghiệm như câu cá, bơi thuyền trên hồ…
Ở thác Voi Bù Đăng, nếu đến vào mùa hè thì chắc chắn không thể bỏ qua hoạt động tắm thác.
Anh Hoàng Cao Khôi, du khách đến từ Thái Nguyên rất hài lòng với chuyến du lịch, trải nghiệm thác Voi Bù Đăng. Anh Khôi chia sẻ: “Ngoài Bình Phước thì tôi cũng tìm hiểu còn một số địa phương khác cũng có thác Voi như Đà Lạt, Thanh Hóa. Mỗi nơi có một vẻ đẹp cuốn hút du khách rất riêng. Ở thác Voi Bù Đăng, nếu đến vào mùa hè thì chắc chắn không thể bỏ qua hoạt động tắm thác. Nước ở đây rất trong, nhìn thấy đáy luôn, vô cùng mát mẻ mà ở thành phố thì không thể nào có được”.
Đến thác Voi Bù Đăng, du khách cũng có thể ghé qua bản làng S’tiêng để tìm hiểu và khám phá lối sống cũng như bản sắc văn hoá, phong tục tập quán đặc sắc của người dân trong vùng. Từ đây, bạn có thể hiểu hơn về đời sống sinh hoạt thường nhật của họ và biết thêm nhiều câu chuyện truyền thuyết độc đáo, ly kỳ xung quanh Thác Voi Bù Đăng hùng vĩ.
Công viên đá hình thù lạ ở Ninh Thuận, khách băng rừng, đi bộ 2km tới check-in
Dù đường đi tới công viên đá khá xa và phải băng rừng một đoạn chừng 2km song điểm đến này vẫn thu hút nhiều tín đồ ưa xê dịch tới trải nghiệm và khám phá bởi vẻ đẹp độc lạ "có một không hai" cùng khung cảnh thiên nhiên hoang sơ ấn tượng.
Nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 30 km, công viên đá Ninh Thuận thuộc khu bảo tồn Vườn Quốc gia Núi Chúa (thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) tuy mới đưa vào khai thác du lịch được hơn một năm nhưng nhanh chóng trở thành điểm đến hút khách tới check-in, khám phá.
Công viên đá Ninh Thuận có diện tích rộng khoảng 3 ha, thuộc hệ sinh thái rừng lùn trên núi đá và được bao bọc bởi các loại thực vật có khả năng chịu hạn trong điều kiện khí hậu khô nóng quanh năm.
(Ảnh: Trung Long)
Để tới đây, du khách di chuyển theo cung đường ven biển Ninh Thuận (đường 702) đến Trạm Kiểm lâm Vĩnh Hy, đối diện là đường đi vào công viên đá. Từ đây, du khách mua vé vào cổng và bắt đầu chuyến tham quan theo đường mòn dẫn vào công viên.
Ngoài ra, những ai đam mê xê dịch có thể chọn trekking đường rừng, tuy nhiên cần thuê thêm hướng dẫn viên hoặc người bản địa hỗ trợ để tránh bị lạc.
Hiện lượng khách tìm đến công viên đá Ninh Thuận khám phá chưa quá đông do công viên này thuộc khu bảo tồn nên công tác quản lý chặt chẽ. Chưa kể nhiều người ngại đi bộ đoạn đường rừng khoảng 2 km để vào trung tâm công viên nên điểm đến này vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ.
Khu vực công viên đá cũng chưa có nhiều dịch vụ hay hoạt động khai thác du lịch, chỉ có một đơn vị liên kết với Vườn Quốc gia để kinh doanh cắm trại đêm. Bởi vậy du khách tới đây cần chủ động chuẩn bị thêm đồ ăn, thức uống cần thiết và lưu ý không xả rác ra môi trường, phải giữ gìn cảnh quan tự nhiên.
Thời tiết Ninh Thuận ban ngày khá khắc nghiệt nên du khách muốn có trải nghiệm thuận tiện ở công viên đá cần chuẩn bị trang phục bảo hộ, kem chống nắng.
Đồng thời lựa chọn đi giày thể thao hoặc những đôi giày có độ bám dính tốt để hạn chế trơn trượt khi di chuyển qua nhiều địa hình, đặc biệt là khi leo lên những tảng đá lớn không bằng phẳng.
(Ảnh: Trung Long)
Mặc dù quãng đường di chuyển không quá thuận tiện, lại chưa có nhiều dịch vụ cho khách lưu trú, vui chơi dài ngày song công viên đá vẫn là địa điểm check-in thu hút nhiều tín đồ yêu thiên nhiên tới trải nghiệm.
(Ảnh: Đặng Phương Cẩm Tú)
Tại đây, các khối đá được hình thành tự nhiên với đủ hình dáng, kích thước khác nhau, tạo thành những hình thù độc đáo khiến du khách liên tưởng đến các con vật như chim, cá mập, voi, khủng long, rắn, đà điểu,... hay đồ dùng như bình trà, ghế ngồi,...
Thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm công viên đá là từ 7-9h sáng hoặc sau 15h. Lúc này, ánh nắng mặt trời không còn quá gay gắt, cái nóng đã dịu, thời tiết mát mẻ hơn. Du khách đứng đâu cũng có thể chụp những bức hình "sống ảo" lung linh nhất.
(Ảnh: Quỳnh To)
Bên cạnh công viên đá, du khách cũng có thể kết hợp trải nghiệm một số địa điểm khác trong Vườn Quốc gia Núi Chúa như Hang Rái, vịnh Vĩnh Hy hay suối Lồ Ồ,... hay thưởng thức các món ăn, đặc sản địa phương như bún sứa, bánh canh chả cá, bánh hỏi lòng heo, bánh tráng mắm ruốc, mực một nắng,...
Trải nghiệm các xu hướng du lịch xanh Du lịch xanh ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo 'team mê xê dịch'. Khám phá loại hình du lịch này sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị và đáng nhớ. Được nhắc đến từ những năm 1980 nhưng những năm gần đây du lịch xanh mới thực sự trở thành trào lưu thu hút sự quan tâm của nhiều người....