Thác Võ – Điểm đến kỳ thú trên sông Ba
Thác Võ nằm trên sông Ba, đoạn qua thôn Tân Phong (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) là điểm đến thu hút đông đảo du khách thập phương tới tham quan, trải nghiệm.
Phát triển du lịch dưới chân những “gã khổng lồ”
Từ thôn Tân Phong đi theo hướng Đông Nam ra phía sông Ba khoảng 2 km, du khách gửi xe ở khu vực trạm bơm Tân Phong rồi men theo lối nhỏ qua những ruộng rau, hoa màu sẽ tới thác Võ. Từ trên bờ nhìn xuống những khối đá đen, nhẵn nhụi, lô nhô, ngâm mình trong dòng nước, lấp lánh ánh bạc; đôi bờ hàng cây rung rinh soi bóng. Thác nước không đổ ầm ầm mà xuôi qua ghềnh đá, dội xuống, phát ra thanh âm rì rào như một bản nhạc giữa không gian thiên nhiên khoáng đạt.
Quang cảnh thiên nhiên hoang sơ, khoáng đạt ở thác Võ (thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ). Ảnh: Ngọc Minh
Đi qua chiếc cầu tre, nhìn sang bên trái, du khách sẽ thấy bãi sỏi nằm sát bờ sông, rộng hơn chục mét vuông. Những hòn đá cuội màu sắc khác nhau, dệt thành tấm khăng khít. Tiếp đến du khách đi dọc bờ sông vừa ngắm cảnh mây trời, sông nước, luồn qua những tán cây râm mát, điểm dừng chân là bãi cát bằng phẳng, thoai thoải, tưởng như đang dạo chơi trên bãi biển với cát trắng, nắng vàng. Đi sâu xuống phía dưới ngoài ngắm cảnh mây trời, sông nước, du khách được thử cảm giác lạ lẫm khi đặt chân trên những chiếc cầu bằng cây do đoàn viên, thanh niên xã Tân An bắc qua lạch nước chảy xiết. Sau khi dạo chơi, mọi người ngồi dưới tán cây, phiến đá, quây quần chuyện trò, ăn uống, lắng nghe tiếng nước chảy hòa cùng tiếng chim muông… để tận hưởng cảm giác thư thái, nhẹ nhàng.
Anh Phan Thanh Trung – Bí thư Đoàn xã Tân An – cho biết: Cùng với việc phát quang bụi rậm, dọn dẹp những cành, gốc cây khô, tạo lối đi thông thoáng, đoàn viên, thanh niên đã chủ động góp công sức, vật tư lắp đặt 3 cây cầu nhỏ. Đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Tân An lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027). “Nhờ có chiếc cầu mà việc đi lại thuận lợi hơn. Nơi đây trở thành điểm check-in yêu thích của nhiều bạn trẻ” – anh Trung chia sẻ.
Video đang HOT
Còn bà Bùi Thị Hồng Thắm – Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Tân An thì cho hay: Hội Liên hiệp phụ nữ xã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể dọn vệ sinh môi trường, lắp đặt các điểm dù bóng mát, xích đu và cắm bảng cảnh báo đuối nước; đồng thời, tuyên truyền để khách tham quan không vứt xả rác bừa bãi, đề cao công tác phòng-chống dịch, góp phần tạo sân chơi lành mạnh cho người dân trên địa bàn vào dịp cuối tuần, lễ Tết. “Trong mấy ngày Tết, thác Võ đã thu hút hàng trăm lượt du khách ở TP. Hồ Chí Minh và các huyện, thị xã đến tham quan, du lịch” – bà Thắm nói.
Giữa thiên nhiên thoáng đáng, thác Võ mang đến cho du khách một cảm giác thư thái, nhẹ nhàng. Ảnh: Ngọc Minh
Nhìn dòng người nô nức đổ về thác Võ du xuân, Phó Trưởng thôn Tân Phong Võ Thành Hiền phấn khởi: “Điểm du lịch thác Võ nằm gần khu sản xuất, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, phù hợp tổ chức du lịch sinh thái. Vào dịp lễ, Tết hoặc cuối tuần, người dân trong xã thường về đây câu cá, cắm trại, vui chơi. Từ khi địa phương quan tâm dọn dẹp, tạo cảnh quan, san ủi mở rộng đường đi thì khách thập phương về vui chơi nhiều hơn”.
Được bạn bè giới thiệu, sáng mùng 3 Tết, anh Trần Thanh Toàn (tổ 1, phường An Phú, thị xã An Khê) rủ bạn bè và người thân đến thác Võ du xuân. Anh cho hay: “Đến thác Võ, tôi thấy quang cảnh khá đẹp. Điều tôi ấn tượng nhất là thác nằm bên dòng sông Ba với những ghềnh đá, thác nước ầm ào thì dọc bờ có nhiều tiểu cảnh như bãi sỏi, bãi cát, cầu tre… rất thích hợp với những bạn trẻ thích khám phá, check-in”.
Trao đổi với P.V, ông Lê Kim Ngọc – Chủ tịch UBND xã Tân An – thông tin: Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã về phát triển du lịch gắn với nông nghiệp bền vững, UBND xã chỉ đạo các hội, đoàn thể huy động hàng trăm lượt đoàn viên, hội viên tổng dọn vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách. “Để phát huy hơn nữa những tiềm năng thế mạnh của thác Võ, xã đã làm tờ trình xin san ủi, làm tuyến đường dọc sông Ba vào khu vực thác, đồng thời chỉ đạo các ban, ngành tuyên truyền, vận động người dân trồng trọt, chăn nuôi tạo ra những sản phẩm chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân” – ông Ngọc thông tin thêm.
Lạc giữa rừng trúc Mù Cang Chải
Không chỉ nổi tiếng là nơi có những thửa ruộng bậc thang đẹp diệu kỳ, những năm gần đây, Mù Cang Chải (Yên Bái) còn có thêm điểm "check in" mới thu hút rất nhiều khách du lịch.
Đó là rừng trúc ở xã Púng Luông và xã Mồ Dề.
Rừng trúc Nả Háng Tủa Chử ở Xã Púng Luông cách thị trấn Mù Cang Chải khoảng chừng 20km có diện tích rộng hơn 1ha và tuổi đời hơn 60 năm. Được mở cửa đón khách từ tháng 7 năm 2020, rừng trúc hút hồn du khách bởi vẻ đẹp nguyên sơ và đã trở thành một điểm "check-in" cho những phượt thủ cũng như du khách thập phương đặt chân đến Mù Cang Chải.
Để đến được điểm này chúng ta phải đi trên những cung đường rất nhỏ với độ dốc cao, quanh co. Nhưng càng đi sâu vào rừng, ta càng cảm nhận được sự trong lành của không khí, xanh mướt của hàng trăm nghìn cây trúc thẳng tắp vươn lên hòa cùng mây trời.
Với cảnh sắc đẹp của rừng trúc tưởng chừng chỉ bắt gặp trong những cảnh quay của những bộ phim kiếm hiệp đã mang đến cho du khách những góc chụp ảnh rất đẹp. Đó là lý do khách du lịch đã đến rất đông để tận mục sở thị khung cảnh của rừng trúc Púng Luông.
Ảnh: Hoàng Ngọc Mai
Cùng với khu rừng trúc ở Púng Luông, du khách còn có thể khám phá và chiêm ngưỡng thêm một khu rừng trúc khác có tuổi đời còn lâu hơn đó là rừng trúc ở bản Háng Sung, xã Mồ Dề. Rừng trúc này cũng đẹp chẳng kém gì với những rặng trúc thẳng tắp, được bày trí xen kẽ những chiếc ghế, chiếu nghỉ, xích đu... được làm từ nguyên liệu chính là thân của cây trúc, tạo nên hình ảnh thơ mộng cho những ai ưa thích không gian trong lành của thiên nhiên.
Thiếu nữ Mông bên rừng trúc Háng Sung. Ảnh: Thái Sinh.
Rừng trúc này đã được chính quyền địa phương và nhân dân quan tâm đầu tư phục vụ khách du lịch nên ở đây có cả những chiếc ghế, xích đu, chiếu nghỉ, bàn trà... được làm từ thân cây trúc, không chỉ để cho khách dừng chân ngắm cảnh mà còn tạo nên hình ảnh thơ mộng cho những ai ưa thích không gian trong lành của thiên nhiên.
Theo kinh nghiệm khám phá Mù Cang Chải của nhiều người, nếu ai muốn cắm trại trong rừng trúc nên mang theo lều, bạt và đồ ăn sẵn để không phải chế biến, vừa tiện lợi vừa gọn nhẹ. Với những tín đồ đam mê chụp ảnh, nên chuẩn bị thêm trang phục mang phong cách cổ trang để hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên. Những hàng trúc xanh thẳng tắp, đẹp lãng mạn và thơ mộng chắc chắn sẽ giúp du khách có được những bộ ảnh "để đời".
Được biết, những khu rừng trúc ở Mù Cang Chải là do người dân bản địa trồng và chăm sóc. Do đó, du khách đến tham quan cần nêu cao ý thức cộng đồng, góp phần bảo vệ rừng, tạo sinh kế cho người dân.
Mãn nhãn trước diện mạo mới Trà Sư - An Giang Khu Du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư (tỉnh An Giang) được đầu tư hàng tỷ đồng để đổi mới toàn diện và kiến tạo thêm nhiều công trình độc đáo, mới lạ chào đón du khách thập phương. Sở hữu cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, lại được khoác lên mình "chiếc áo" mới lộng lẫy và kiêu sa, Trà Sư...