Thác nước cao nhất thế giới nằm ở vị trí không ai ngờ tới, muốn chiêm ngưỡng cũng khó
Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm ra nhiều bí mật hơn nữa của thác nước ngầm.
Ẩn mình trong Công viên Quốc gia Canaima ở Venezuela, thác Angel được mệnh danh là “ vua thác nước”. Tuy nhiên, thác Angel chỉ trải dài trên mặt đất.
Thác nước eo biển Đan Mạch và thác Angel.
Thác nước lớn nhất thế giới thực sự nằm dưới nước, nó nằm ở eo biển Đan Mạch, giữa Iceland và Greenland. Thác nước khổng lồ này được đặt tên là Denmark Strait cataract (Thác nước eo biển Đan Mạch). Ngoài ra, nó còn được gọi với tên gọi khác là đục thuỷ tinh thể ở eo biển Đan Mạch. Với độ cao hơn 3km, cao gấp 3 lần thác Angel. Mỗi giây có hơn 3 triệu m3 nước chảy ra từ eo biển này.
Thác nước này đóng vai trò then chốt trong vòng luân chuyển nhiệt muối của Đại Tây Dương, ảnh hưởng tới khí hậu trên toàn cầu. Cuộc hành trình của thác nước này bắt đầu ở Bắc Cực, nơi nước bị đóng băng khiến nó chìm xuống và chảy về nơi có vĩ độ thấp hơn.
Men theo viền của đáy biển, dòng hải lưu nước lạnh này tăng tốc khi chạm với eo biển Đan Mạch, biến thành một thác nước ngoạn mục bên dưới biển. Sau cùng, dòng chảy của thác nước này giao với các vùng trũng lớn của Bắc Đại Tây Dương, để lại một dấu ấn đối với hệ sinh thái biển sâu tại đây.
Trong khi các nhà khoa học dày công nghiên cứu về kỳ quan dưới nước này, có nhiều điều xoay quanh nó vẫn còn là bí ẩn.
Đây là nơi mà chiến dịch hải dương học FAR-DWO do giáo sư David Amblàs và Anna Sanchez-Vidal thuộc Đại học Barcelona dẫn đầu tìm hiểu. Từ ngày 19/7 – 12/8/2023, nhóm các nhà khoa học sẽ lên tàu Sarmiento de Gamboa và bắt đầu cuộc hành trình chưa từng có.
Trong cuộc hành trình này, các nhà khoa học đã phân tích sự biến đổi của dòng nước, trầm tích bên dưới bằng cách lấy mẫu và quan sát cột nước, cũng như địa hình dưới đáy biển.
Được biết, năm 2008, các nhà khoa học ở Đại học Barcelona từng nghiên cứu về thác nước ở hẻm núi Cap de Creus, dọc theo bờ biển phía bắc của Catalonia, phía tây bắc Địa Trung Hải.
Video đang HOT
Kể từ đó, họ đi đầu trong các sáng giám sát bằng cách sử dụng máy đo dòng điện, cảm biến nhiệt độ, nghiên cứu các dòng nước dày đặc ở cả hẻm núi Cap de Creus và các vùng cực.
Các nhà nghiên cứu cho biết: ” Bằng cách tăng cường và mở rộng việc giám sát, bao gồm hẻm núi Cap de Creus và thác nước eo biển Đan Mạch, chúng tôi tạo ra một khung tham chiếu lý tưởng để điều tra mọi thứ có liên quan tới đáy biển và trầm tích”.
Dự án FAR-DWO cũng sẽ kiểm tra sự biến đổi theo tầng để ứng phó với những thay đổi khí hậu hiện tại và trong quá khứ. Họ dựa trên các tài liệu quan sát trong lịch sử, mô hình đại dương và khí quyển cũng như các chỉ số trầm tích.
Thác nước dưới nước nghe có vẻ kỳ lạ. Rốt cuộc, làm sao nước có thể rơi từ bất kỳ độ cao nào nếu nó được bao quanh bởi nước? Nhưng điều này có thực vì có một “hiệu ứng thác nước” đang diễn ra, nó được tạo ra bởi sự chuyển động của dòng nước, chứa đầy trầm tích đổ xuống các khu vực sâu hơn.
Những dòng hải lưu này được điều khiển bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm độ dốc, nhiệt độ, độ mặn, thủy triều và mô hình hoàn lưu đại dương. Tuy nhiên, mắt người sẽ không thể phát hiện được thác nước dưới nước chỉ vì nước trông giống nhau.
Một trong những thác nước dưới nước đáng chú ý nhất được tìm thấy ở Mauritius, một trong những hòn đảo ngoạn mục nhất thế giới. Không giống như ở eo biển Đan Mạch, thác nước này không chịu bất kỳ sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể nào hoặc dòng nước liên tục từ độ sâu cao hơn.
Bí mật về thác nước dưới nước của Mauritius thực chất là cát. Mauritius – một hòn đảo núi lửa nên có bờ biển đầy cát. Khi dòng hải lưu dâng cao, chúng đưa cát này qua lại dọc theo các thềm nông ở rìa hòn đảo.
Các thềm nông, một phần của cao nguyên dưới biển, cuối cùng dẫn đến vùng nước sâu hơn, tối hơn ở mũi phía nam của Mauritius. Khi các dòng hải lưu đẩy cát ven biển ra khỏi rìa hòn đảo, nó sẽ rơi xuống vực thẳm bên dưới. Trên thực tế, thứ trông giống như một thác nước dưới nước thực chất là cát chìm qua vùng nước sâu, rơi xuống đáy đại dương. Bạn có thể gọi nó là ảo ảnh quang học nhưng nó vẫn rất ngoạn mục.
Hai cô gái chinh phục 'một trong tứ đại tử địa' của Tây Bắc
Chinh phục thác Háng Đề Chơ - 'một trong tứ đại tử địa' của Tây Bắc, hai cô gái bây giờ nghĩ lại vẫn còn cảm thấy run tay và vượt qua được giới hạn của bản thân...
Phong trào đi phượt ngày càng được phát triển và các địa điểm như Hà Giang, Tà Xùa... thu hút đông đảo du khách tìm đến. Là người đi phượt khá nhiều ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Phùng Hoàng Vân Anh muốn một lần được chinh phục "một trong tứ đại tử địa" của Tây Bắc. Thác Háng Đề Chơ hùng vĩ, mê đắm lòng người trở thành điểm đến nằm trong chuyến đi lần này của cô nàng và người bạn.
Thác nước hùng vĩ ở Tây Bắc.
Thác Háng Đề Chơ (hay còn gọi là Háng Tề Chơ) được dân phượt đặt cho cái tên cực kỳ đáng gờm - "một trong tứ đại tử địa" của Tây Bắc. Sở dĩ có cái tên như vậy vì đường vào đây cực kỳ khó khăn và nguy hiểm. Một bên vách núi, một bên vực sâu, còn con đường chỉ vỏn vẹn hơn 1m, quanh co, khúc khuỷu...
Du khách vượt qua quãng đường khó khăn để đến được với thác nước.
Lúc chưa đến thác, cô gái sinh năm 2001 rất hào hứng xen lẫn chút lo sợ. Trước mỗi chuyến đi, du khách này rất hào hứng để đến được địa điểm nào đó. Mỗi dấu chân, mỗi vòng xe lăn bánh đều rất đẹp. Vân Anh lo sợ vì đường khó đi, nhưng chân lại ngắn, nếu một phút sơ sẩy có thể sẽ bị ngã. Khi còn khoảng 1km và chưa nhìn thấy thác, từ xa, du khách này đã nghe tiếng thác chảy. Dòng nước chảy trắng xóa trôi từ trên núi cao xuống khiến cảm xúc cô nàng vỡ òa.
Vân Anh và người bạn đồng hành đã thuê xe máy và xuất phát từ thị trấn Trạm Tấu qua đường Bản Mù tới Làng Nhì và đi vào thôn Đề Chơ. Đường này vẫn đang làm nhưng đi xe máy vô tư, đoạn đến UBND xã Làng Nhì vẫn chưa thông nên hơi xấu một chút, còn lại đều là đường đẹp. "Nếu đi chiều này, các bạn nên chú ý khi dùng Maps và kết hợp hỏi người dân địa phương để biết lối rẽ vào thác vì hướng này ngược biển báo, nếu đi từ Phình Hồ qua sẽ thấy biển báo", Vân Anh chia sẻ.
Vẻ đẹp hoang sơ chốn Tây Bắc.
Đường vào thôn Đề Chơ chỉ có một con đường nên du khách men theo triền núi mà đi vào khoảng 6 - 7km đường núi. Là một người luôn tự tin với tay lái của mình, Vân Anh rất sợ con đường vào thác Háng Đề Chơ, vì độ nguy hiểm và bé nhỏ của con đường, chỉ vừa cho một xe máy đi ngược chiều.
"Thác Háng Đề Chơ được mệnh danh là "một trong tứ đại tử địa" của Tây Bắc quả thật không sai. Con đường của chúng mình đi đã được đổ bê tông một đoạn đường nên dễ đi hơn. Nhưng mình không thể tưởng tượng được ngày xưa mọi người đi con đường đấy như thế nào để có thể vào được thác", cô gái quê Bắc Kạn nói.
Theo Vân Anh, lúc mới từ đường lớn vào được khoảng 1-2km, có một đoạn gấp khúc kiểu khúc cua tay áo xuống dốc. Dù có kinh nghiệm đi phượt, chinh phục nhiều đèo có những đoạn như vậy, nhưng đường ở đây chỉ vỏn vẹn 1m nên rất khó để cua. Chỉ khi đi qua được rồi, cô nàng mới thở phào nhẹ nhõm.
"Đây là chuyến đi đầu tiên mà mình cảm thấy run sợ với con đường và cảm giác không tin tưởng lắm về tay lái của bản thân. Dù mình đã chinh phục được 3/4 "tứ đại đỉnh đèo" gồm Mã Pí Lèng, Khau Phạ và Ô Quy Hồ, nhưng đây là lần đầu tiên mình cảm thấy run sợ khi phải lái xe đến một địa điểm nào đó", Vân Anh cảm nhận.
Chinh phục "một trong tứ đại tử địa" của Tây Bắc.
Là hai người con gái đi phượt trong chuyến đi này, các du khách vừa đi vừa lo lắng. Đường đi không có một ai vì đi vào gần mùa Đông, cũng không có anh em "phượt thủ" đi cùng, nhưng các bạn vẫn vững tin đi đến cuối con đường với tâm thế "còn đường là còn đi".
Sau những khó khăn đó, các bạn đã không khỏi ngạc nhiên và trầm trồ vì sự hùng vĩ của thác. Một con thác quá cao và hùng vĩ ngoài sức tưởng tượng của nữ du khách. Hơi nước bay ra tựa như làn mây bồng bềnh, cô nàng đã "đứng hình" khá lâu vì không nghĩ chỉ là dòng nước rơi từ trên núi xuống mà có thể trông đẹp đến thế.
"Sau khi chinh phục thác, cảm xúc của mình vỡ òa. Dòng nước chảy trên thác rất huyền ảo với làn sương, làn khói, chảy ra mượt mà, chứ không dữ dội như tiếng nó tạo ra.... Ở đây còn có rất nhiều ruộng bậc thang đẹp không thua kém Mù Cang Chải. Núi non ở nơi này rất hùng vĩ. Đến đây, du khách đi qua rất nhiều cây cầu, có cầu có lan can, có cầu không có lan can nên khá nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng tạo nên vẻ đẹp hoang sơ của Tây Bắc", Vân Anh bày tỏ.
Trên đường đi, mọi người rất nhiệt tình chỉ dẫn đường. Họ còn thân thiện, đáng yêu và nhiệt tình giúp đỡ các bạn lên con dốc bằng đất khá khó đi. Mọi người còn thoải mái chia sẻ về đời sống, những khó khăn gặp phải trong cuộc sống...
Khung cảnh đẹp huyền ảo.
Vẻ đẹp thiên nhiên.
Chuyến đi phượt đáng nhớ của nữ du khách.
Là một người thích du lịch, trải nghiệm nên Vân Anh đã đi rất nhiều nơi ở Đông Bắc, Tây Bắc từ năm thứ Nhất đại học. Dù sinh ra ở vùng miền núi, nhưng cô nàng vẫn trầm trồ trước vẻ đẹp của núi rừng.
"Dạo này, mình bắt đầu có sở thích đi trekking và chinh phục được một vài đỉnh dễ đi. Nếu còn đi được trong khả năng, mình vẫn cứ đi, vì sau này già rồi, không biết mình có cơ hội để đi nữa không? Do đó, trong lúc còn trẻ, chân chưa mỏi, lưng chưa già thì mình vẫn sẽ cứ đi...", Vân Anh nói.
Mê mẩn trước những thác nước đẹp ở Việt Nam Việt Nam sở hữu rất nhiều thác nước tuyệt đẹp, được du khách trong và ngoài nước mê mẩn. Dưới đây là 5 thác nước ở Việt Nam được du khách hết lời ngợi khen: Thác Bản Giốc (Cao Bằng) Thác Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á và nằm trong top 6 thác nước đẹp nhất thế...