Thắc mắc thường gặp trong nguy cơ làn sóng Covid-19 thứ hai
Làn sóng Covid-19 mới có nguy cơ bùng phát từ Đà Nẵng. Người đã/đang có mặt tại Đà Nẵng nên làm theo khuyến cáo của cơ quan y tế.
1. Yếu tố nguy cơ nào có thể mắc nCoV?
Tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng được Chính phủ đánh giá rất phức tạp. Các bệnh nhân mới chưa phát hiện được nguồn lây, song giới chức y tế khẳng định họ bị lây nhiễm trong cộng đồng.
Giới chức y tế cảnh báo người từng đến/hiện ở Đà Nẵng từ ngày 1/7, nếu tiếp xúc, hoặc ở cùng một địa điểm với bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Những người có triệu chứng nghi ngờ Covid-19, bao gồm sốt, ho, đau họng, tức ngực, khó thở, thuộc nhóm nguy cơ cao thứ hai.
Những người đi từ vùng dịch, đều thuộc nhóm nguy cơ lây nhiễm. Nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới, nhóm nam giới, có bệnh nền, hoặc mang nhóm máu A, thì dễ nhiễm nCoV và diễn biến bệnh nhanh, nghiêm trọng hơn.
Nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm sàng lọc nCoV trong cộng đồng. Ảnh Quỳnh Trần.
2. Bạn từ Đà Nẵng đến địa phương khác, nên làm gì?
Bộ Y tế khuyến cáo, tất cả người đến/từ Đà Nẵng có liên quan đến ổ dịch, khi về/đến địa phương khác phải cách ly 14 ngày và theo dõi chặt chẽ như những người tiếp xúc gần bệnh nhân. Họ đồng thời phải khai báo y tế ngay và theo dõi sức khỏe.
Nếu tiếp xúc gần với các bệnh nhân 416, 418 đến 431, hoặc có triệu chứng ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi… cần đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám ngay, lấy mẫu xét nghiệm nCoV. Nên chủ động liên hệ trước với cơ sở y tế và không di chuyển bằng phương tiện công cộng.
Khi chưa có triệu chứng, vẫn bắt buộc khai báo y tế, tự theo dõi, cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với cộng đồng. Các trung tâm y tế địa phương sẽ nắm thông tin ban đầu và hướng dẫn khai báo, thời gian, địa điểm để điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm và hướng dẫn mức độ cách ly tùy theo kết quả điều tra dịch tễ.
Video đang HOT
3. Khai báo y tế ở đâu, cần những thông tin nào?
Người nghi ngờ nhiễm nCoV, hoặc đến từ vùng dịch Đà Nẵng, gọi điện đến số 1900988975 cung cấp số điện thoại những người đã tiếp xúc gần với mình. Sở Y tế và Trung tâm kiểm soát bệnh tật mỗi tỉnh, thành phố đều cung cấp số điện thoại đường dây nóng trên website, sẵn sàng hỗ trợ y tế 24/24h.
Người dân khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn/ hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn/ và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe.
Các thông tin cơ bản cần khai gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ hiện tại, số chứng minh thư nhân dân, số điện thoại. Người khai báo phải trả lời trung thực các câu hỏi về yếu tố nguy cơ. Bao gồm, trong vòng 14 ngày có tiếp xúc với trường hợp bệnh hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 không? Có đi về hay tiếp xúc với người đi về từ vùng dịch không?
Ngoài ra, người dân cung cấp thông tin xuất cảnh, lịch sử sức khỏe, có biểu hiện ho, sốt, viêm phổi, khó thở, đau họng, mệt mỏi hay không?
4. Khi sốt, ho, đau họng, khó thở xử trí ra sao?
Bộ Y tế khuyến cáo, ngay sau khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở cần:
- Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 m.
- Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. Đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển đến cơ sở y tế.
- Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy; Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy.
- Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa…
- Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học.
- Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan.
5. Xét nghiệm nCoV ở đâu?
Người nghi nhiễm có thể đến các bệnh viện từ địa phương đến trung ương, các cơ sở y tế tư nhân và các trạm xét nghiệm dã chiến gần nhất. Nếu tình hình dịch diễn biến phức tạp, cán bộ y tế sẽ đến từng nhà để phết mẫu dịch ở mũi và họng đưa đi xét nghiệm.
Hiện tại, Việt Nam không xét nghiệm nCoV dịch vụ theo yêu cầu. Cả nước có 118 phòng xét nghiệm đủ năng lực, trong đó 66 phòng đủ khả năng xét nghiệm khẳng định nCoV. Người có yếu tố dịch tễ nghi nhiễm sẽ được lấy mẫu và gửi đến các phòng xét nghiệm này để xét nghiệm nCoV.
6. Phòng tránh Covid-19 sao cho hiệu quả?
Mọi người dân nên tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng tránh, như hạn chế ra ngoài, không tụ tập đông người, không đến những nơi đã có dịch để hạn chế tối đa nguy cơ mắc Covid-19. Nên giữ khoảng cách 2 m khi tiếp xúc, thường xuyên đeo khẩu trang, rửa tay, vệ sinh nhà cửa và khai báo y tế mỗi ngày.
'Bệnh nhân 418' có thể phải can thiệp ECMO
"Bệnh nhân 418" tuổi cao, mắc các bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường nhiều năm, tổn thương thận, các bác sĩ đang cân nhắc can thiệp ECMO.
Chiều 27/7, tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị Covid-19, các thành viên Tiểu ban Điều trị, Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm đã hội chẩn quốc gia hai bệnh nhân nặng là 416 và 418.
Đại diện Bệnh viện Đà Nẵng cho biết "bệnh nhân 416", 57 tuổi, được chẩn đoán viêm đường hô hấp cấp do nhiễm nCoV, sốc nhiễm khuẩn. Bệnh nhân được can thiệp ECMO ngày thứ 4, tiếp tục lọc máu. Hiện các chỉ số và chức năng sống của bệnh nhân trong phạm vi kiểm soát. Tuy nhiên tiên lượng bệnh nhân rất nặng, nguy cơ tử vong cao, khả năng vẫn tiếp tục thở máy, ECMO phổi nhân tạo, lọc máu liên tục.
Các chuyên gia đề nghị Bệnh viện Đà Nẵng làm rõ thông số về chỉ số lưu thông máu, cấy dịch phế quản của "bệnh nhân 416" để xem xét tình trạng nhiễm nấm, khuẩn tụ cầu và tìm các căn nguyên khác. Các thông số này cũng giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch của bệnh nhân để có những điều chỉnh phù hợp.
Tại buổi hội chẩn, các chuyên gia đánh giá tình trạng "bệnh nhân 418" còn nặng hơn "bệnh nhân 416" vì tuổi cao, 61 tuổi, mắc các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường nhiều năm. Bệnh nhân có biến chứng suy hô hấp, suy tim, tổn thương thận cấp, tiên lượng rất nặng, tiếp tục thở máy và lọc máu liên tục. Các bác sĩ đang xem xét khả năng can thiệp ECMO cho bệnh nhân.
Các chuyên gia để nghị các bác sĩ đánh giá về lưu lượng trao đổi oxy trong máu, cân bằng điện giải của bệnh nhân này, xem xét tình trạng nhiễm nấm, khuẩn.
Các chuyên gia tham gia hội chẩn trực tuyến bệnh nhân Covid-19 ở Đà Nẵng, tại điểm cầu Bộ Y tế, chiều 27/7. Ảnh: Lê Hảo.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Tiểu ban Điều trị, đề nghị các bệnh viện cảnh giác trong chẩn đoán bệnh nhân.
"Các bệnh nhân cần được theo dõi sát sao, những chỉ định như can thiệp ECMO không diễn ra muộn", ông Sơn nói.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Bệnh viện Đà Nẵng tiếp tục thực hiện 4 tại chỗ trong phòng chống dịch Covid-19. Bệnh viện cùng các chuyên gia của Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ xây dựng kế hoạch và đề xuất các nội dung trong công tác phòng chống dịch và điều trị bệnh nhân. Chiều nay, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cùng 10 chuyên gia về hồi sức tích cực, truyền nhiễm, kiểm soát nhiễm khuẩn đã có mặt tại Bệnh viện Đà Nẵng để cùng hỗ trợ chuyên môn và thực hiện công tác chống dịch.
"Bệnh viện xem xét phương án chuyển bớt bệnh nhân sang cơ sở y tế khác được chỉ định để giãn cách bệnh nhân, giảm áp lực cho cán bộ y tế. Bố trí y bác sĩ đã xét nghiêm âm tính và chưa có yếu tổ nguy cơ ở một địa điểm phù hợp để luân phiên, bảo toàn sức khỏe", ông Khuê nói.
Ông Khuê cũng yêu cầu bệnh viện đảm bảo đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị điều trị cho bệnh nhân, không để lây nhiễm trong bệnh viện và lây ra cộng đồng.
"Nếu bệnh viện nào không thực hiện, lãnh đạo bệnh viện phải chịu trách nhiệm", ông Khuê nhấn mạnh.
Tính đến chiều nay, Việt Nam ghi nhận 431 ca nhiễm, trong đó 365 người đã khỏi. 15 ca nhiễm mới trong cộng đồng, trong đó 14 ca ở Đà Nẵng, một ca Quảng Ngãi có liên quan Đà Nẵng.
Huy động mọi nguồn lực cứu chữa bệnh nhân Covid-19 ở Đà Nẵng Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu khẩn trương tổ chức điều tra yếu tố dịch tễ, truy vết tất cả các khu vực, trường hợp liên quan đến bệnh nhân Covid-19 thứ 416; đồng thời xử lý nghiêm người nước ngoài nhập cảnh trái phép Chiều 25-7, Thành ủy Đà Nẵng đã có công văn về việc chủ động phòng chống dịch bệnh...