Thắc mắc của các ông chồng khi vợ mang thai
Một nghiên cứu về tìm kiểm Google trên toàn cầu cho thấy những gì mà các ông chồng thực sự muốn biết khi vợ mang thai.
Ở Ấn Độ, “bà bầu có thể làm &’chuyện ấy’ không” là một trong top 10 cầu hỏi hàng đầu.
Các ông bố tương lai thường tìm đến “anh Gúc” để hỏi xem cần làm gì khi vợ có thai. Nhưng ngoài việc tìm hiểu xem họ có thể giúp gì cho vợ, hoặc tìm những điều hữu ích sẽ thực sự giúp họ chuẩn bị cho chặng đường sắp tới, họ còn có những thắc mắc mà chắc hẳn các bà vợ không thể ngờ đến.
Khi phụ nữ gõ từ “chồng tôi muốn” vào Google, thuật ngữ tìm kiểm hàng đầu là “chồng tôi muốn tôi cho anh ấy &’ti’”, nghiên cứu của tờ New York Times cho biết. Đây cũng là từ khóa được tìm kiểm hàng đầu ở Ấn Độ khi nói tới thai nghén và nam giới
Thực tế, dữ liệu tìm kiểm Google từ 20 quốc gia cho thấy nam giới ở mọi nơi đều có những băn khoăn “kỳ cục” khi vợ mang thai.
Ở Mỹ, “chồng muốn chia sẻ với tôi” là thuật ngữ tìm kiếm phổ biến.
Ở Mexico, tìm kiếm thông dụng nhất về “vợ tôi có bầu” là “những bài thơ cho vợ bầu” và “những thành ngữ yêu thương cho vợ đang có bầu”.
Tìm nhanh trên Google ở Anh cho thấy một số tìm kiếm hay gặp nhất là “vợ mang thai và tôi hoảng sợ” và “vợ mình có bầu và đang ghét mình.”
Video đang HOT
Tìm kiếm đầu bảng cho “chồng tôi muốn” cho kết quả là anh ấy muốn em bé, muốn ly hôn hoặc muốn vợ bỏ thai.
Phân tích dữ liệu tìm kiếm Google tích cực vô danh ở 20 nước, cũng cho thấy một trong những câu hỏi hàng đầu ở Mỹ là “ phụ nữ mang thai có thể uống rượu vang không?”
Nhưng ở Anh, vấn đề này lại không nằm trong top 10 câu hỏi hay gặp nhất – thay vào đó mọi người muốn biết liệu phụ nữ mang thai có thể ăn tôm, cá hồi hun khói và pho mát mozzarella hay không.
Quay lại Ấn Độ, “bà bầu có thể làm &’chuyện ấy’ không” là một trong top 10 cầu hỏi hàng đầu.
“Chuyện ấy” cũng là một trong những mối quan tâm đầu bảng ở Anh, cùng với tránh rạn da và giảm cân.
Ở Mexico, nhiều người muốn biết liệu bà bầu có thể đi giày cao gót không, trong khi ở Brazil người ta lại muốn biết phụ nữ có thể nhuộm tóc và đi xe đạp khi có thai hay không.
Nghiên cứu cũng cho thấy một số món ăn thông dụng mà các bà bầu hay lo ngại ở những nước khác nhau.
Ở Singapore, trà xanh và dứa được xem là không hợp, nhưng ở Tây Ban Nha, mọi người lại lo về giăm bông và pa tê.
Người Đức muốn biết phụ nữ mang thai có thể ăn salami và đi xông hơi được không, trong khi người Mỹ lại lo lắng nhiều hơn về việc ăn món sushi.
Cẩm Tú
Theo Telegraph
7 nhóm người sau tuyệt đối không được uống nước lạnh mùa hè
Hầu hết ai cũng thích uống nước lạnh, nhất là mùa hè. Nhưng thực tế không phải ai cũng có thể uống được nước lạnh.
Dưới đây là 7 nhóm người nên hạn chế tối đa việc uống nước lạnh:
Trẻ nhỏ:
Đường ruột và dạ dày của trẻ nhỏ phát triển chưa hoàn thiện, cực kỳ nhạy cảm đối với những kích thích của nước lạnh, đồ uống lạnh. Trẻ nhỏ uống đồ lạnh sẽ gây ra một số chứng bệnh như tiêu chảy, đau bụng, đau họng, ho... hơn nữa còn dễ gây bệnh viêm họng cấp tính, bệnh đường ruột... Đặc biệt, trẻ nhỏ trong khoảng 6 tháng tuổi thì tuyệt đối không nên cho uống nước lạnh và dùng các các đồ uống lạnh.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt:
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt uống nhiều đồ lạnh sẽ khiến các mạch máu nhỏ ở khoang chậu co lại, từ đó phát sinh các hiện tượng như đau bụng kinh, thậm chí kiệt sức, cho nên cần phải hạn chế dùng đồ uống lạnh.
Phụ nữ mang thai và người già:
Ở phụ nữ mang thai và những người cao tuổi, chức năng tiêu hóa bị giảm sút, khả năng hấp thụ các đồ uống lạnh cũng không tốt như trước. Nếu uống nhiều nước lạnh, nhẹ thì sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nặng hơn thi có thể gây ra một số bệnh về đường ruột. Vì thế với phụ nữ mang thai và người già, đặc biệt là những người có thể trạng không tốt nên ít hoặc không uống nước lạnh.
Người bị bệnh về tiêu hóa:
Những người bị bệnh về tiêu hóa như loét dạ dày cấp tính, viêm đường ruột cấp tính... nếu uống nước lạnh hoặc dùng đồ uống lạnh sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn của dạ dày, ruột dẫn đến các chứng bệnh về tiêu hóa,
Những người bị bệnh về tim mạch:
Khi một lượng lớn đồ uống qua đường tiêu hóa thức ăn xuống dạ dày, có thể dẫn đến việc co thắt các động mạch ở xung quanh, dẫn đến rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, đau cơ tim. Chính vì thế, những người bị bệnh về tim mạch khi bệnh tình khá nặng thì tốt nhất không nên sử dụng đồ uống lạnh.
Những người đang ra nhiều mồ hôi:
Sau khi lao động mệt nhọc, mồ hôi ra nhiều khiến bạn cảm thấy rất khát nước. Vừa nóng, vừa khát nên ai cũng thích uống một cốc nước đá hoặc bia lạnh để giải khát. Nhưng thực tế không đúng như vậy vì khi đó phân tử nước lạnh lúc đó đang tích hợp lại sẽ khó có thể thâm nhập vào tế bào, nên dù có uống nhiều nước lạnh thì cơ thể vẫn thiếu nước. Hơn nữa, đối với người mới bị cảm mạo, say nắng do mồ hôi không thoát ra được, cơ thể không tản nhiệt được sẽ làm tăng nguy cơ bị sốt. Nếu lúc đó uống nước lạnh vào sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.
Những người bị sâu răng:
Những người bị sâu răng khi ăn uống đồ lạnh sẽ làm cho răng bị đau buốt hơn, đồng thời làm giảm sức kháng bệnh của răng dễ gây ra các bệnh răng miệng khác, cho nên những người sau răng không nên ăn uống đồ lạnh.
Trí Thức Trẻ
Phòng ngừa thiếu máu do thiếu chất sắt Sắt là thành phần chủ yếu cấu tạo nên hồng cầu trong máu. Nếu cơ thể thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu. Những đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao là phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, trẻ em, người có thể trạng yếu, bệnh nhân sau phẫu thuật. Hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt Phụ...