Thác Lụa: Vẻ đẹp quyến rũ xứ Tuyên
Ở xã Hòa Phú ( Chiêm Hóa) có một dòng thác quanh năm nước chảy. Nguồn nước dồi dào từ dòng thác đã tưới mát cho những cánh đồng bội thu.
Đó là dòng Thác Lụa bắt nguồn từ dãy Cham Chu chảy qua thôn Thác Ca và một số thôn của Hòa Phú.
Bà Bàn Thị Nhân, dân tộc Dao, thôn Thác Ca cho biết, thiên nhiên đã ban tặng cho Hòa Phú dòng thác đẹp mang nguồn nước cho người dân nơi đây sinh hoạt và sản xuất. Từ nhỏ đến giờ, bà chưa thấy dòng thác cạn nước bao giờ, quanh năm nước trong xanh. “Dòng thác hiền hòa cần mẫn mang nước tưới cho đồng ruộng. Nhờ đó mà những cánh đồng lúa nơi đây năm nào cũng được mùa. Thác Ca và nhiều thôn có dòng thác chảy qua chưa bao giờ hết gạo”- Bà Nhân vui vẻ nói.
Với 3 tầng thác, Thác Lụa có tiềm năng lớn về du lịch. Hai bên bờ thác rợp bóng cây xanh và những phiến đá tựa như cái phản nằm tạo nên một khung cảnh mê hoặc lòng người. Thác Lụa được tạo bởi 3 tầng thác chính, tầng thứ nhất được gọi là Tát Cao, tầng thứ hai được gọi là Tát Vóc và tầng thứ ba là Tát Lụa.
Video đang HOT
Tát Cao là dòng chảy từ khe núi hẹp nên dòng thác không rộng, chiều cao hơn 30m, Tát Cao cách Tát Lụa khoảng 3km. Tát Vóc song song với Tát Cao nhưng ở độ cao thấp hơn, cách Tát Lụa khoảng 2km. Cách Tát Lụa khoảng 1km thì hai dòng thác này hòa vào làm một và tạo thành Tát Lụa. Tát Lụa có độ cao khoảng hơn 20m, rộng khoảng hơn 5m, dòng thác đẹp hững hờ như mái tóc thướt tha của người thiếu nữ. Dưới chân Tát Lụa hình thành một vực nước xanh mát cuốn hút du khách đến nghỉ ngơi và thư giãn sau những ngày lao động mệt mỏi.
Phía sau Thác Lụa có một hang núi nhiều bí ẩn. Người già ở đây kể rằng, vào giai đoạn đánh giặc Cờ đen, bên trong hang núi đặt hai cái chum đựng kho báu và vũ khí. Miệng chum đặt một thanh gươm quý, không ai được phép lấy thanh gươm vì chỉ cần chạm vào chiếc chum, thanh gươm sẽ tự xoay như bảo vệ chủ. Câu chuyện như hàm ý nhắc nhở người dân giữ lấy nguồn nước quý từ Thác Lụa, bởi chum là vật dụng xưa nay người dân rất chuộng để đựng nước. Câu chuyện được người dân nơi đây lưu truyền để cùng nhau giữ gìn thác nước mang lại những lợi ích lớn lao cho sản xuất nông nghiệp.
UBND huyện Chiêm Hóa đang phối hợp với Bảo tàng tỉnh lập hồ sơ khoa học đề nghị UBND tỉnh công nhận Thác Lụa là danh thắng cấp tỉnh.
Thác Lụa - Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Chiêm Hóa
Thác Lụa, xã Hòa Phú nằm cách trung tâm huyện Chiêm Hoá hơn 20km. Đến nay, danh thắng vẫn giữ được một vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn.
Đây là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Chiêm Hoá.
Thác Lụa, xã Hòa Phú.
Thác Lụa là dòng thác chảy từ trên núi Cham Chu xuống, được phân cấp thành 3 tầng lớn và men theo những khe núi chảy về một số thôn của xã Hoà Phú. 3 tầng của thác trông như những dải lụa trắng mềm mại nổi bật trên nền xanh thẳm của núi rừng đại ngàn. Tính từ núi Cham Chu xuống tới các thôn bản của xã Hoà Phú dòng thác có chiều dài khoảng 20km, được tạo bởi 3 tầng thác chính, tầng thứ nhất được gọi là Tát Cao, tầng thứ hai được gọi là Tát Vóc và tầng thứ ba là Tát Lụa. Thác Lụa có độ cao khoảng hơn 20m, rộng khoảng hơn 5m, vẻ đẹp hững hờ như mái tóc thướt tha của người thiếu nữ. Dưới chân Tát Lụa hình thành một vực nước xanh mát. Phía sau Thác Lụa có một hang núi nhiều bí ẩn, với nhiều truyền thuyết từ xa xưa, và cũng từ truyền thuyết đó được người dân nơi đây lưu truyền để cùng nhau giữ gìn thác nước mang lại những lợi ích lớn lao cho sản xuất nông nghiệp.
Thác Lụa trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách.
Rừng núi, bản làng, đất đai nơi Tát Lụa chảy qua từ bao đời đã tạo nên một bản sắc văn hoá của dân tộc Tày, Dao dưới chân núi Cham chu. Sự hấp dẫn của du lịch sinh thái Thác Lụa xã Hòa Phú, huyện Chiêm Hóa không chỉ tiềm ẩn về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, núi rừng nguyên sinh, hệ sinh thái đa dạng, phong phú mà còn tiềm ẩn sự hấp dẫn, giữ được những nét nguyên sơ trong lòng du khách. Với những tiềm năng sẵn có mà thiên nhiên ban tặng, Thác Lụa sẽ thành một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, thu hút nhiều khách thập phương về tham quan và khám phá. Đồng chí Đinh Văn Hùng, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Tát Lụa chia sẻ, lượng khách du lịch đến khám phá rừng nguyên sinh và danh thắng thác Tát Lụa ngày càng tăng. Nhiều hộ đang có hướng bảo tồn ngôi nhà sàn truyền thống để phát triển du lịch homestay. Nếu du khách về đây, chắc chắc sẽ được thưởng thức làn điệu Then, Páo dung đặc sắc. Ẩm thực có gà đồi, vịt suối, thịt lợn tên lửa, trâu khô với các món rau mang dư vị địa phương như nộm rau dớn, quả núc nác, măng nhồi thịt, rau bò khai, ngót rừng nấu canh, thổm lồm nấu cá chua, trám đen kho cá, xôi ngũ sắc.
Một số hình ảnh trải nghiệm khi đến với thác Lụa, xã Hòa Phú.
Hiện nay để thu hút du khách trong và ngoài huyện đến thăm quan, trải nghiệm, khám phá tại Thác Lụa, xã Hoà Phú đã giao cho Tổ hợp tác thanh niên cùng các tổ chức chính trị- xã hội, các cán bộ công chức xã và bà con nhân dân thôn Thác Lụa đã thực hiện xây dựng hoàn thành các hạng mục biển chỉ đường, cổng chào, các điểm chekin tại khu du lịch sinh thái Kẹp Loóng - Thác lụa nhằm tiếp tục thu hút, quảng bá, tiềm năng du lịch của địa phương. Chào đón nhân dân và du khách thập phương đến tham quan, du lịch trải nghiệm check-in miễn phí tại khu du lịch sinh thái Thác Lụa - Kẹp Loóng.
Với quy mô và vẻ đẹp tự nhiên, Thác Lụa, xã Hòa Phú đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích Quốc gia năm 2017. Đây là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, bảo vệ, quy hoạch, đầu tư tôn tạo và khai thác du lịch sinh thái, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Lạc lối ở Na Hang - vùng cổ tích xứ Tuyên, được ví như "Hạ Long giữa đại ngàn" Người ta hay nói "Chè thái gái Tuyên", nhưng ít ai hay, ở Tuyên Quang còn có một Na Hang đẹp như mơ, với cảnh sắc say đắm mọi tâm hồn khi ngồi giữa mũi con thuyền trôi lờ lững, ngắm đã mắt quang cảnh trời mây. Na Hang là một vùng đất khá hoang sơ được ít người biết đến. Tuy nhiên...