Thác loạn trong quán nhậu: Quận Bình Tân hứa triệt xóa
Kiểm điểm cán bộ, rà soát giấy phép đầu tư, triển khai chốt chặn và giám sát liên tục các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm…, ông Phạm Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, cho biết đó là các giải pháp để quận có thể giải quyết các vấn đề mà Báo Người Lao Động đã phản ánh
* Phóng viên: Quy chế đặt ra khi thành lập các tổ kiểm tra liên ngành là phải có hơn một nửa số thành viên ký vào biên bản. Tuy nhiên, ột số cán bộ đã không ký dẫn đến vô hiệu quyết định xử phạt. Theo ông, có phải họ đã cố tình lợi dụng điểm này để ngầm giúp cơ sở vi phạm trong các lần kiểm tra?
- Ông Phạm Văn Mười: Chúng tôi đã tập huấn kỹ cho các cán bộ tổ kiểm tra nhưng một số “không thuộc bài”. Đối với những người làm sai quy trình, gây khó khăn cho việc xử phạt, UBND quận sẽ tiến hành kiểm điểm.
Thực tế có vụ việc biên bản trình lên cho UBND quận ra quyết định xử phạt thì có số và đầy đủ chữ ký, nhưng biên bản giao cho chủ cơ sở vi phạm lại không có số và thiếu chữ ký.
Thế là người ta dựa vào đó để khiếu nại dẫn đến việc phải hủy bỏ quyết định xử phạt như Báo Người Lao Động đã nêu.
* Ông có thừa nhận một phần khó khăn trong công tác kéo giảm tệ nạn là do lực lượng cán bộ?
- Đối với địa bàn rộng lớn như quận Bình Tân (gấp 10 lần quận 1), lực lượng chức năng như vậy là rất mỏng. Đầu năm nay, UBND TP cho phép tổ chức lại các đoàn kiểm tra, lập tức chúng tôi lập thêm một đoàn. TP, quận ủy đã chỉ đạo rất quyết liệt và chúng tôi cũng sẽ làm quyết liệt, kể cả sẵn sàng thay đổi cán bộ.
Cơ quan chức năng đang lập biên bản xử lý việc kinh doanh trá hình tại một cơ sở trên địa bàn phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân – TPHCM. Ảnh: THÀNH ĐỒNG
* Vậy quận Bình Tân sẽ làm như thế nào để chấm dứt tình trạng cơ sở tệ nạn thay tên đổi chủ, dẹp chỗ này mọc chỗ kia?
Video đang HOT
- Vì việc kiểm tra để bắt quả tang đối với các điểm kinh doanh trá hình lâu nay kém hiệu quả, chúng tôi hạn chế “đánh” trực diện mà tập trung các biện pháp gián tiếp. “Chà đi xát lại” là phương châm đầu tiên. Chúng tôi làm “rát”, kiểm tra liên tục.
Có nhiều lĩnh vực có thể kiểm tra, như: an toàn vệ sinh thực phẩm, kinh tế, văn hóa xã hội, thuế, hành chính, phòng cháy chữa cháy, lao động. Một khi đã xác định cơ sở làm ăn bất chính, chúng tôi sẽ tập trung kiểm tra 5 đợt, xoay vòng các nhóm, trong một ngày.
UBND quận cũng chỉ đạo các phường bố trí lực lượng công an, dân phòng chốt chặn thường xuyên và được phép quay phim, chụp hình cơ sở kinh doanh để khách sợ mà không đến.
Bên cạnh đó, chúng tôi vận động chủ mặt bằng chấm dứt cho thuê đối với những chủ cơ sở làm ăn trá hình. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch rất ủng hộ các biện pháp này và đã có ý kiến cần nhân rộng.
Làm được các công việc trên rất hao tốn nhân lực. UBND quận thống nhất ủng hộ mỗi phường 10 triệu đồng/tháng để cắt cử lực lượng, bảo đảm ngăn chặn hoạt động của các tụ điểm không lành mạnh.
* Việc cấp phép dễ dàng, kể cả cho các cơ sở đăng ký kinh doanh dịch vụ nhạy cảm cũng là nguyên nhân khiến “kinh doanh tệ nạn” sinh sôi, vậy quận Bình Tân giải quyết chuyện này thế nào?
- Cấp phép mà tiền kiểm lẫn hậu kiểm đều kém thì rõ ràng là khó khăn chồng chất lên chính quyền địa phương và các ngành chức năng. Chúng tôi vẫn ví vui với nhau về việc cấp phép kinh doanh trong các lĩnh vực này giống như rải “âm binh” vậy. “Âm binh” nhiều quá mà “thầy pháp” thì ít quá!
UBND quận Bình Tân đã gửi Sở Kế hoạch-Đầu tư TP danh sách 43 doanh nghiệp đề nghị rút giấy phép kinh doanh nhưng không được chấp thuận. Vì vậy, chúng tôi phải áp dụng các biện pháp riêng để xóa dần; đến nay cũng xóa được 37 trong số 43 doanh nghiệp này.
Đối với các cơ sở do Phòng Kinh tế quận cấp phép, chúng tôi yêu cầu phải phối hợp chặt chẽ với phường, nếu địa phương không đồng ý vì có khả năng phát sinh tệ nạn thì không được cấp.
UBND TP yêu cầu quận Tân Bình, Phú Nhuận báo cáo
Ngay sau khi Báo Người Lao Động đăng bài “Thoát y và… tắm bia”, phản ánh tình trạng tệ nạn tại các quán nhậu trên địa bàn quận Tân Bình và Phú Nhuận, Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận đã có văn bản yêu cầu chủ tịch UBND quận Phú Nhuận và UBND quận Tân Bình chỉ đạo các cơ quan chức năng của quận kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật và báo cáo với UBND TP.
Theo Người lao động
Thác loạn trong quán nhậu: Ai bao che ?
Những biểu hiện bất thường trong xử lý vi phạm của cán bộ có trách nhiệm là nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại hàng loạt tụ điểm ăn chơi thác loạn
Trong hơn 2.300 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, quán ăn, cà phê, quán bar... trên địa bàn quận Bình Tân - TPHCM có biểu hiện tệ nạn, có nhiều nhà hàng không chỉ vô tư phục vụ khách các trò múa thoát y, mại dâm... mà còn cho khách thoải mái tổ chức hút chích ma túy tại chỗ. Tuy nhiên, cách xử lý vi phạm của cơ quan chức năng quận này không khỏi khiến dư luận nghi ngờ: Có sự bao che?
Dùng ma túy vẫn... âm tính (!?)
Giữa tháng 2-2012, UBND quận Bình Tân có văn bản đề nghị Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tham mưu UBND TPHCM xử phạt DNTN Dịch vụ đồ uống Minh Hiếu (đường Bình Thành, phường Bình Hưng Hòa B) tổng số tiền 58,5 triệu đồng. Theo hồ sơ vi phạm, cơ sở này hoạt động karaoke trái phép, để khách tổ chức sử dụng chất ma túy trong khu vực kinh doanh. Trước đó, trong lúc kiểm tra hành chính DNTN Minh Hiếu vào khuya 10-1-2012, đoàn liên ngành văn hóa xã hội quận Bình Tân phát hiện 4 thanh niên gồm Trịnh Vương Kim L., Huỳnh Thanh V., Huỳnh Quang T. và Nguyễn Tấn L. đang ở trong phòng có sử dụng dụng cụ dùng để hút ma túy nên mời về công an phường lập biên bản.
Đoàn kiểm tra liên ngành quận Bình Tân kiểm tra quán bar Golf Club trên đường số 7, phường Bình Trị Đông B. Ảnh: THÀNH ĐỒNG
Tại cơ quan công an, Nguyễn Tấn L., Huỳnh Thanh V. thừa nhận hành vi sử dụng trái phép chất ma túy của mình trong phòng hát karaoke của DNTN Minh Hiếu. Còn Huỳnh Quang T. khai được cung cấp ma túy từ một người tên Hải ở ngã tư Gò Mây (quận Bình Tân) và bản thân bị nghiện, 2-3 ngày sử dụng ma túy một lần, mỗi lần tiêu tốn 500.000 đồng. Chỉ có Kim L. khai chưa nghiện và không sử dụng ma túy.
Sự việc trên đã được Công an phường Bình Hưng Hòa B lập biên bản "để làm căn cứ xử lý" với đầy đủ lời khai thừa nhận hành vi của các đương sự. Tuy nhiên, điều bất ngờ là sau khi các đối tượng được kiểm tra (test) chất ma túy bởi trạm y tế phường Bình Hưng Hòa B (do bác sĩ Nguyễn Thị Bạch Quyên tiến hành với sự giám sát của ông Phạm Hữu Phương - cán bộ công an phường) thì tất cả các biên bản xét nghiệm đều ghi kết quả là... âm tính, không có chất ma túy (!?)
Trì hoãn lập biên bản
Liên quan đến một vụ việc khác, cuối năm 2011, ông Phạm Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, đã ban hành văn bản để hủy bỏ một quyết định xử phạt do... chính mình ký ban hành trước đó. Lần này, đối tượng thoát "tội" không phải khách hàng mà là chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm.
Vụ việc xảy ra tại khách sạn Ý Lan (đường số 14, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân) vào ngày 10-1-2008 do bà Phạm Thị Mỹ Lang làm chủ. Khi đó, Công an quận Bình Tân đã lập biên bản bắt quả tang Ngô Văn Lộc và Nguyễn Quốc Tuấn có hành vi đưa ma túy vào bán cho con nghiện tại các phòng số 209, 307 của khách sạn Ý Lan.
Trong kết luận điều tra ban hành ngày 11-7-2008, Công an quận Bình Tân đề nghị truy tố 4 đối tượng mua bán, sử dụng ma túy, đồng thời đề nghị xử lý hành chính đối với chủ khách sạn vì cho 2 đối tượng sử dụng ma túy thuê phòng 2 ngày nhưng không trình báo tạm trú, không giữ CMND và không ghi vào sổ lưu trú; để xảy ra việc mua bán, tàng trữ chất ma túy tại nơi kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Sau đó, Công an quận Bình Tân tiếp tục có thêm 2 văn bản đề nghị xử phạt bà Lang.
Một điều đáng ngờ là đến ngày 31-7-2008, nghĩa là 7 tháng sau vụ bắt quả tang, Công an phường Bình Trị Đông B mới tiến hành lập biên bản vi phạm đối với bà Phạm Thị Mỹ Lang (căn cứ vào đó, đến ngày 11-8-2008, UBND quận Bình Tân ban hành quyết định xử phạt hành chính chủ khách sạn Ý Lan). Tuy nhiên, vì bà Lang có đơn khiếu nại, UBND quận Bình Tân đã tự "đập" lại mình khi cho rằng chủ khách sạn Ý Lan có hành vi vi phạm xảy ra từ ngày 10-1-2008 nhưng đến ngày 31-7-2008 mới lập biên bản và sau đó UBND quận ban hành quyết định xử phạt là đã quá thời hiệu, trái với quy định tại điều 21, Nghị định 134/2003 của Chính phủ.
Ngoài ra, cơ quan này còn viện một số lý do khác, mâu thuẫn với biên bản quả tang và kết luận của cơ quan điều tra, như: biên bản có ghi tên nhưng không có chữ ký của trưởng công an phường và một cán bộ phòng chống tội phạm; tại thời điểm công an khám xét khách sạn, bà Lang không có mặt nên không thể nói bà ta tạo điều kiện cho người khác tổ chức hoạt động ma túy... Bà Lang sau đó đã cung cấp sổ đăng ký tạm trú, trong đó có thể hiện việc đăng ký tạm trú cho khách ở 2 căn phòng từng bị phát hiện có chứa hoạt động ma túy... Cuối cùng, UBND quận Bình Tân kết luận việc xử phạt bà Lang là "không bảo đảm cơ sở pháp lý"!
"Giải cứu" quyết định xử phạt
Bằng nhiều cách khác nhau, người ta có thể biến một quyết định xử phạt trở nên vô nghĩa, dù hành vi vi phạm đã quá rõ ràng.
Liên tục trong năm 2010, UBND quận Bình Tân đã ban hành 9 quyết định xử phạt hành chính đối với bà Nguyễn Thị Mến, chủ DNTN quán ăn Lam Phương (phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân) với tổng số tiền trên 74 triệu đồng. Tuy nhiên, các biện pháp này không ngăn chặn được hoạt động vi phạm của bà Mến. Ngược lại, chủ cơ sở Lam Phương còn có cơ hội "phản đòn" với sự trợ giúp đáng ngờ của chính cơ quan chức năng.
Khuya 9-8-2010, tổ kiểm tra liên ngành phường Bình Trị Đông B lập biên bản vi phạm tại quán ăn Lam Phương với các lỗi "không đăng ký danh sách tiếp viên, nhân viên với cơ quan công an" và "không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm". 10 ngày sau, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân ông Phạm Văn Mười ký quyết định (số 591) xử phạt chủ cơ sở này 15,5 triệu đồng (không có hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả). Tuy nhiên, đến ngày 30-12-2011, cũng chính ông Mười đưa ra quyết định (số 17289/QĐ-UBND) hủy bỏ quyết định xử phạt số 591.
Sở dĩ có sự việc này là do bà Nguyễn Thị Mến không đồng ý hành vi vi phạm "không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm" nên khiếu nại. Thực tế, khiếu nại này là không có cơ sở vì qua xác minh, quán ăn Lam Phương chưa được cấp chứng nhận này. Một lý do khác để UBND quận Bình Tân hủy quyết định xử phạt là căn cứ vào quy chế tổ chức hoạt động của tổ kiểm tra liên ngành phường Bình Trị Đông B để cho rằng biên bản vi phạm hành chính "chưa bảo đảm cơ sở pháp lý" vì không đủ chữ ký của toàn bộ thành viên. Về vấn đề này, một cán bộ đoàn kiểm tra liên ngành bức xúc: "Việc xử phạt nói trên là áp dụng theo pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, không thể dùng quy chế để chống lại pháp lệnh".
Rõ ràng, bên cạnh sự đối phó tinh vi của chủ thể kinh doanh trái phép, những "bất thường" trong xử lý vi phạm của cơ quan chức năng là nguyên nhân khiến những nỗ lực chống tệ nạn xã hội rơi vào tình trạng "bắt cóc bỏ dĩa", dù TPHCM đã huy động nhiều nhân lực, vật lực để dẹp bỏ.
Thờ ơ
Một lần tháp tùng cùng đoàn kiểm tra liên ngành quận Bình Tân kiểm tra quán karaoke Anh Thư (đường Trần Thanh Mai, phường Tân Tạo), chúng tôi chứng kiến tại quán này có tổng cộng 20 phòng nhưng không có giấy phép kinh doanh, không giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm... Khi tiến hành kiểm tra, đoàn kiểm tra liên ngành quận gọi điện thoại đề nghị công an phường ra phối hợp làm việc thì được trả lời "không có lực lượng!". Gần một giờ sau, vị chủ tịch phường này mới xuất hiện, huy động lực lượng phối hợp với đoàn kiểm tra để xử lý.
Theo Người lao động
Muốn thác loạn, về Bình Tân ! Trênịa bàn quận Bình Tn có hơn 2.300 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, quán ăn, cà phê, hớc thanh nữ, quán bar... có biểu hiện tệ nạn xã hi Tại TPHCM,ng quá khóểiểm mặt, chỉ tên các nhà hàng, quán nhậu kinh doanh trên thn xác phụ nữ. Cáciểm thác loạnyng công khai, thách thức dn dới sự kiểm soát...