Thác Drai Dăng (Đắk Lắk) hoang sơ và hùng vĩ
Di tích danh thắng thác Drai Dăng (huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) có vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, cùng câu chuyện huyền thoại thú vị được người dân truyền tụng.
Thác Drai Dăng thuộc địa phận xã Ea Knuêc (huyện Krông Pắc), cách trung tâm TP. Buôn Ma Thuột khoảng 25 km, cách Quốc lộ 26 khoảng 7 km về phía đông. Con thác được bắt nguồn từ cầu 21 (Km 21 – Quốc lộ 26) chảy qua thôn Tân Sơn, xã Ea Knuếc, qua địa phận các xã Cư Êwi, Ea Hu (huyện Cư Kuin), cuối cùng đổ ra sông mẹ Krông Ana. Theo giải thích của bà con nơi đây thì thác Drai Dăng có nghĩa là thác dài có dấu tích những vết chém dài của chàng trai Êđê.
Ai đến thác Drai Dăng cũng đều thích thú với vẻ đẹp thơ mộng, bí ẩn của ngọn thác hùng vĩ và hoang sơ này. Thác Drai Dăng không chỉ cuốn hút du khách bởi nét đẹp thiên nhiên, mà còn bởi những câu chuyện huyền thoại gắn liền với tên thác, được người dân ở đây truyền tụng từ đời này sang đời khác.
Hoang sơ thác Drai Dăng
Chuyện kể rằng, xưa kia nơi đây có một tù trưởng giàu mạnh, tiếng tăm lừng lẫy vang khắp buôn đông, làng tây. Tù trưởng này có một cô con gái tên là H’Nết xinh đẹp nhất vùng, da nàng trắng như bông, tóc dài như dòng suối, tiếng nói nhẹ nhàng như tiếng hót chim rừng. Biết bao nhiêu chàng trai trong vùng muốn được nàng H’Nết bắt về làm chồng nhưng đều không được sự chấp thuận của cha nàng. Để kén rể cho người con gái xinh đẹp của mình, tù trưởng đã tổ chức các cuộc thi võ nghệ giữa các chàng trai trẻ trong vùng, để chọn ra người tài nhất xứng đáng với con gái mình. Các cuộc so tài, đọ sức cứ thế diễn ra ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác.
Cuối cùng thì chỉ còn lại hai chàng trai tài giỏi nhất là Aê Yang Mya (thần Cá Sấu) và chàng Y San. Những bước chân của Aê Yang Mya và chàng Y San trong cuộc so tài di chuyển đến đâu, đất đá nơi đó đều sụp đổ tạo thành thung lũng hoặc là những hồ nước lớn. Cuối cùng thì họ cũng quyết chiến một trận đấu kiếm lớn để phân thắng bại, những đường kiếm của cả hai người đã làm cho những tảng đá khổng lồ đều biến dạng sụp đổ.
Trong trận quyết chiến đó, Aê Yang Mya là người thắng cuộc nên được làm chồng của nàng H’Nết xinh đẹp. Đường kiếm của chàng Y San và Aê Yang Mya đã chặt đứt những quả đồi, ngọn núi trong vùng tạo nên những dòng suối nhỏ chảy quanh co trong các buôn làng, chính những dòng suối nhỏ đã tạo nên dòng thác Drai Dăng huyền thoại với vô vàn những dấu tích của những vết chém cho đến tận ngày nay.
Xung quanh thác Drai Dăng là rừng cây xanh mát
Con thác Drai Dăng được tạo nên bởi hệ thống của 3 nhánh chính và những vách đá, cột đá, tảng đá lớn, trên bề mặt đá là vô vàn nấc thang nhỏ tựa như những vết chém của kiếm thoai thoải cùng dòng nước đổ xuống, tuôn trào, tung bọt trắng xóa. Vào mùa khô, lượng nước đổ về ít, chảy len qua các khối đá nhẹ nhàng, êm dịu; mùa mưa, nước đổ mạnh xuống khiến ngọn thác tràn đầy sức sống. Dòng chảy càng về cuối, nước chảy càng hiền hòa hơn.
Cảnh quan thiên nhiên nơi đây đẹp tựa như một bức tranh, không khí trong lành, mát mẻ, bởi thế nhiều người dân địa phương và các xã lân cận của huyện Cư Kuin cũng như một số du khách ở phương xa tìm đến tham quan, vui chơi, nhất là trong những dịp lễ, Tết.
Thác Drai Dăng đã được UBND tỉnh công nhận là di tích danh thắng cấp tỉnh vào năm 2012.
Những điểm du lịch không thể bỏ lỡ khi đến Kon Tum
Kon Tum là tỉnh xa nhất ở Tây Nguyên, sở hữu rất nhiều điểm đến hùng vĩ mà thơ mộng.
Video đang HOT
1. Nhà thờ gỗ Kon Tum
Nhà thờ gỗ Kon Tum Ảnh: Du lịch Kon Tum
Nhà thờ gỗ Chính tòa Kon Tum được mệnh danh là báu vật nằm giữa núi rừng Tây Nguyên bạt ngàn, thể hiện tinh thần bất khuất của con người Tây Nguyên bao đời qua. Đây là công trình kiến trúc độc đáo, cổ kính nhất nơi đây. Nhà thờ tọa lạc trên đường Nguyễn Huệ, thành phố Kon Tum, được xây dựng từ năm 1913 bởi một vị linh mục người Pháp, vì thế nhà thờ có thiết kế hài hòa giữa kiến trúc Roman mang đậm văn hóa phương Tây với nhà sàn gỗ của người Ba Na, là nét đặc sắc của các dân tộc ở Tây Nguyên.
Nhà thờ là sự kết hợp kiến trúc châu Âu và nét đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên Ảnh: Fanpage Giáo xứ Chính tòa
Trần và tường nhà thờ được xây dựng bằng đất trộn rơm, hệ thống cột gỗ, rui mè chạm khắc hoa văn đơn giản nhưng lại toát lên sự mạnh mẽ, phóng khoáng. Bước vào giáo đường, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về công trình "kiệt tác" này. Những hàng cột được gắn kết với nhau bằng các vòng cung hình vòm, tạo ra không gian cao và thoáng rộng. Trên những cột gỗ đen bóng còn được trang trí nhiều họa tiết độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng cao nguyên.
Ngoài ra, trên các vách gỗ điểm những khung cửa sổ bằng kính vẽ lại điển tích trong kinh thành với nhiều màu sắc rực rỡ. Trên tầng 2 của giáo đường là phòng truyền thống lưu giữ hiện vật, lưu giữ lịch sử xuyên suốt từ quá trình truyền giáo ở Kon Tum từ cuối thế kỷ XIX và sự phát triển của đạo Giáo cho đến nay.
2. Nhà Rông Kon K'lor
Nhà Rông Kon K'lor Ảnh: Cổng thông tin điện tử Tỉnh Kon Tum
Nhà Rông ở Tây Nuyên được coi là "trái tim" của làng, nơi diễn ra những sự kiện quan trọng, do đó nhà Rông luôn được đặt ở những nơi trung tâm và đẹp nhất. Nhà Rông Kon K'lor ở Kon Tum cũng không ngoại lệ, được đặt ở vị trí đẹp nhất trên con đường Trần Hưng Đạo rộng thênh thang, thẳng tắp. Nhà Rông được xây dựng theo kiểu truyền thống với chất liệu bằng gỗ, tre, nứa, tranh, lá và được trang trí bằng những họa tiết, hoa văn vô cùng công phu, tỉ mỉ.
Đây luôn là nơi tổ chức các lễ hội lớn của đồng bào dân tộc Ba Na Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Đến thăm nơi đây, du khách sẽ bị thu hút bởi mái nhà Rông Kon K'lor cao sừng sững, vững chãi, nó chứa đựng bao tâm huyết của nghệ nhân và dân làng Kon K'lor.
Nhà Rông là niềm tự hào của người dân Ba Na, là linh hồn của làng, là nơi hội tụ khí thiêng của đất trời, sông núi. Khung cảnh yên bình, tĩnh lặng cùng thiên nhiên xanh ngút ngàn, nơi đây chắc hẳn sẽ níu chân được du khách.
3. Vườn quốc gia Chư Mom Ray
Nằm cách thành phố Kon Tum khoảng 30km, vườn quốc gia Chư Mom Ray trải rộng trên hai huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi. Đây là 1 trong 3 vườn di sản có diện tích lớn nhất và có tính đa dạng sinh học cao nhất trong cả nước.
Vườn quốc gia Chư Mom Ray Ảnh: Huy Đằng
Đến với vườn quốc gia Chư Mom Ray, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, sự phong phú của hệ sinh thái rừng có đến 1895 loài thực vật, trong đó có 52 loại thuộc diện quý hiếm, 101 loài động vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Suối nguyên sơ trong vườn quốc gia Ảnh: Báo Kon Tum
Vườn quốc gia Chư Mom Ray sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm khám phá du lịch sinh thái, nghiên cứu vùng đất hoang sơ và chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của thiên nhiên Kon Tum.
4. Khu du lịch sinh thái Măng Đen
Măng Đen là thiên đường sinh thái ở huyện Kon Plong, với độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, nơi đây mang khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ chỉ giao động từ 16 - 22 độ C.
Măng Đen mỗi sáng bình minh Ảnh: Thùy Trinh
Được thiên nhiên ưu đãi, nên Măng Đen có cảnh sắc tuyệt đẹp, được ví như "nàng thơ" của mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Có 2 thời điểm đẹp nhất để đến Măng Đen là khoảng tháng 4 tháng 5 khi thời tiết còn se lạnh, hòa với hương thơm của hoa rừng, của lá thông, và thời điểm tháng 10 đến tháng 12 đến Măng Đen du khách sẽ được rong ruổi trên những sườn đồi vàng ươm màu lúa chín từ những thửa ruộng bậc thang.
Đến với Măng Đen, du khách sẽ được đắm chìm trong không khí của Đà Lạt với những cung đường quanh co, những rặng thông xanh mướt và cả hoa lan rừng thơm nhẹ nhẹ nhưng mê hoặc vô cùng. Trải nghiệm du lịch cộng đồng với Làng Văn hóa Kon Pring, cách trung tâm thị trấn Măng Đen chỉ khoảng 3km.
Rừng thông Măng Đen Ảnh: Hình ảnh Kon Tum
Du lịch cộng đồng. Ảnh: Đào Phúc Quang Vũ
Ngoài ra, du khách có thể đi tham quan hồ Đăk Ke vô cùng nguyên sơ, vì là khu sinh thái hoang sơ nguyên bản nên nơi đây lưu giữ được rất nhiều thảm thực vật, động vật phong phú đa dạng.
5. Cột mốc biên giới Ngã ba Đông Dương
Ghé Kon Tum du khách không thể bỏ qua cột mốc ngã ba biên giới thuộc cửa khẩu quốc tế Bờ Y để check-in và được trải nghiệm cảm giác "một con gà gáy cả ba nước đều nghe", vì đây là nơi tiếp giáp của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Cột mốc biên giới Ngã ba Đông Dương được xây dựng từ năm 2007 trên đỉnh núi cao 1086m so với mặt nước biển, nằm ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Cột mốc có hình trụ tam giác làm bằng đá hoa cương, quanh 3 mặt là Quốc huy và tên 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Cột mốc biên giới Ngã ba Đông Dương Ảnh: 2 Ngày 1 Đêm
Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum
Hai bên đường lên đỉnh núi rợp bóng lau trắng bay phất phới trong gió, dù đường lên có hơi khó khăn nhưng giữa đại ngàn thiên nhiên thơ mộng mọi thử thách cũng đáng được trải nghiệm và ghi nhớ.
Toàn cảnh đường đến "Ngã ba Đông Dương"
Chinh phục được cột mốc biên giới quốc gia, du khách như được "ôm trọn" trời đất vào lòng khi trước mặt là toàn bộ vùng ngã ba Đông Dương trù phú, xanh mướt mắt của núi rừng cây cỏ giữa vùng bình địa đất đỏ bazan.
Đất trời của ba nước Đông Dương nhìn từ "Ngã ba Đông Dương"
Thời điểm lý tưởng nhất để chinh phục ngã ba Đông Dương là từ tháng 10 - tháng 12 âm lịch, vì thời điểm này dã quỳ Kon Tum cũng bắt đầu nhuộm sắc vàng rực rỡ một góc trời Tây Nguyên.
Pao's Sapa - nơi thưởng trọn mùa lúa chín Tháng 8 và 9 là thời điểm "vàng" để nghỉ dưỡng tại Pao's Sapa, bởi thời tiết nơi đây bước vào giai đoạn giao mùa, cũng là lúc bắt đầu mùa lúa chín. Để được tận mắt chiêm ngưỡng góc nhìn đẹp nhất về những thửa ruộng bậc thang chuyển thành "biển vàng" rạng rỡ, đắm mình trong hương thơm thoang thoảng của...