Thác Dơi (Lâm Đồng): Vẻ đẹp hoang sơ
Cách TP HCM 160km hướng về Đà Lạt, thị trấn Đạmri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng được coi là trung tuyến của cung đường TP HCM – Đà Lạt.
Như mọi thị trấn miền núi khác, nơi đây sở hữu cái se lạnh của cao nguyên, những dãy núi cao chập chùng, những dòng suối uốn lượn, ẩn hiện trong màu xanh của cây, màu trắng của đá, những mái nhà thấp thoáng trong sương khiến lòng người như nhẹ lại. Trong tiết trời ấy, trong cái mênh mang ấy, nhấp thêm ngụm cà phê hay trà nóng được trồng, chế biến tại địa phương, bao đua tranh, phiền muộn của cuộc sống như biến mất.
Không chỉ vậy, thiên nhiên còn ưu ái cho thị trấn nhỏ này hàng loạt những ngọn thác hùng vĩ. Những ngọn thác có tên gọi xuất phát từ đặc điểm hay vị trí như thác 31, thác 8 tầng, thác ngược, thác Dơi…. mỗi thác có một vẻ đẹp khác nhau và đều hoang sơ, hùng vĩ nhưng do đường xá thuận tiện, địa hình đẹp, thế thác phù hợp với việc cắm trại, nối kết mọi người nên thác Dơi không những thu hút dân địa phương mà còn khiến khách phương xa xao lòng khi ghé thăm.
Khác với những ngọn thác khác là chỉ có thác duy nhất, thác Dơi là một chuỗi liên hoàn của nhiều ngọn thác lớn nhỏ trải dài từ thượng nguồn. Dòng chảy cũng thay đổi tùy theo lượng nước từng mùa trong năm khiến thác như luôn làm mới mình, nên dù bạn có đi bao nhiêu lần, khám phá bao nhiêu lần, thác vẫn đẹp, vẫn hoang sơ, hùng vĩ và lạ lẫm trong mắt mọi người.
Video đang HOT
Bên cạnh việc luôn biến đổi theo từng mùa, từng tháng trong năm, thác Dơi cũng tự hoàn thiện mình hơn khi phình to thành một hồ nước lớn, nép mình dưới tảng đá hình con cá khổng lồ. Ngoài việc khá rộng, thoải mái bơi lội, dòng nước còn trong vắt, lạnh một cách kỳ lạ khiến du khách khi đắm mình vào dòng nước ấy, cảm thấy bao mệt mỏi, lo lắng như được gột đi hoàn toàn. Song ấn tượng mạnh nhất về dòng thác là màu xanh ngút ngàn của những cây cổ thụ vài trăm tuổi hay những dòng chảy khi ẩn khi hiện trong màu xanh của núi rừng.
Có hai kiểu khám phá thác Dơi: Một là khi đến thác, mọi người sẽ vượt từng ngọn thác, để đi đến thượng nguồn, vui chơi tại đó. Cách thứ hai là men theo đường mòn lên thượng nguồn, ăn uống, vui chơi rồi theo dòng thác đi ngược xuống. Hành trình như nhau, niềm vui như nhau điểm khác biệt là tùy theo lượng thức ăn mang theo nhiều hay ít. Nói riêng về thức ăn thì vì đây là một ngọn thác chưa được khai thác để du lịch nên trước khi đến thác, mọi người thường tạt vào chợ mua đồ ăn và nước uống. Có thể mua thức ăn chế biến sẵn nhưng khi đến thác, thức ăn nguội cùng cái lạnh của thác thì chẳng ai muốn ăn hay có ăn cũng chẳng ngon lành gì. Vì thế, cách tốt nhất là mang thức ăn, nồi, gia vị để chế biến tại thác.
Hiện thác Dơi hay các thác khác tại Đạmri đều chưa được đưa vào khai thác nên rất ít người biết đến. Thị trấn cũng không có nhà nghỉ hay khách sạn, nên khách đến đó thường là bạn của dân địa phương. Song bạn hoàn toàn có thể đến và khám phá thiên nhiên tại đây bằng cách cắm trại tại thác (ở đây khá an ninh) hay ở trọ tại khách sạn của khu du lịch rừng Madagui (cách thị trấn Đạmri 7 km). Để đến Đạmri, bạn có thể đi xe máy hay, bắt tuyến xe TP HCM – Bảo Lộc với mức giá từ 80.000 tới 110.000/người ở bến xe Miền đông hoặc liên hệ với các hãng xe chất lượng cao.
Du lịch mạo hiểm lên thác Tà Gụ, Khánh Hòa
Tà Gụ, nằm ở vùng núi rừng tiếp giáp với cao nguyên Lâm Đồng, là một ngọn thác đẹp và hoang sơ chưa được khai thác du lịch ở tỉnh Khánh Hòa.
Thời tiết ở đây mát lạnh. Thú vị nhất là con đường đến thác, du khách được trải nghiệm những phút mạo hiểm. Nhiều đoạn, khách phải bám vào rễ cây mà đi...
Thác Tà Gụ nằm ở xã Hiệp Sơn (huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa), cách biển khoảng 60-70 cây số. Thác thuộc tỉnh duyên hải miền Trung nhưng thời tiết rất mát mẻ bởi nằm ở độ cao khoảng 1.300 mét so với mực nước biển. Nếu từ hướng Cam Ranh lên, du khách đi qua những cung đường quanh co, hiểm trở dọc triền núi, băng từ núi này qua núi khác. Dừng xe ở vị trí cách thác khoảng 300 mét du khách bắt đầu đi bộ, vào cuộc khám phá thú vị.
Đường vào thác ngắn nhưng không đơn giản. Vừa xuống xe, du khách đã phải kề cận bờ vực sâu gần 10 mét. Khách quay lưng lại, bám vào rễ cây, hốc đá để xuống phía dưới. Rồi tiếp tục leo lên đá khoảng 200 mét để đến bờ suối. Tại đây, có một hồ nước trong vắt. Nước từ thác đổ xuống bị các khối đá lớn chắn lại tạo thành hồ. Nước chảy lâu ngày, hồ trở nên sâu. Khách phải nhảy qua những tảng đá lớn, nhỏ vượt suối. Đường khá trơn trợt nên điện thoại di động, ba lô cần được gói kỹ lưỡng để tránh bị thấm nước khi... "chụp ếch". Qua được bờ bên kia, men dọc theo con suối là những tán cây rừng mát rượi. Trước khi đến thác, du khách còn gặp một vách đá dựng đứng, cao gần 10 mét. Lại tiếp tục bám vào vách đá, lần mò tuột xuống phía dưới. Đây là vị trí hiểm trở, nguy hiểm. Tới được mép nước, khách còn phải tiếp tục "phi thân" từ tảng đá này sang tảng đá kia để đến gần thác hơn. Con đường nguy hiểm nhưng phía trước là dòng thác lượt là thu hút.
Sau khi chinh phục đoạn đường ngắn chỉ vài trăm mét đầy nguy hiểm này, khách như tan biến những mệt mỏi bởi thác Tà Gụ đẹp quá. Chân thác là một cái hồ rộng lớn được bao quanh bởi vách đá thẳng đứng cao 30-40 mét. Từ đỉnh vách đá, một dòng nước trắng xóa đổ thẳng xuống hồ bên dưới ầm ầm suốt cả ngày đêm. Mặt hồ luôn sôi sục, bọt tung trắng xóa, phản chiếu ánh sáng tạo nên chiếc cầu vồng bên trên mặt hồ. Theo lời kể truyền miệng: ngày xưa, thiên nhiên nơi đây xinh đẹp. Hàng này, có nàng tiên từ trời cao giáng xuống để thưởng lãm cảnh vật, vui chơi ở chốn trần gian. Một ngày nọ, vì mãi chơi quên giờ về. Vì thế, khi trở về trời thì cửa đã khép và buộc nàng phải ở lại trần gian mãi mãi. Nàng sống trong sự đau buồn và nhung nhớ cung tiên. Rồi nàng ngã quỵ bên vách đá cao. Mái tóc nàng xỏa xuống bờ đá hóa thành dóc suối lượt là đổ xuống từ độ cao 30-40 mét. Từ đó, thác Tà Gụ còn có tên là thác Tiên. Cách lý giải này được mọi người chấp nhận bởi vì họ không diễn tả được bằng lời để nhắc đến dòng thác này, đành mượn câu chuyện dân gian để nói hết vẻ đẹp quyến rũ, thơ mộng của thác.
Nước từ lòng đất tuôn trào qua những ghềnh đá nên lạnh ngắt. Xung quanh khu vực thác đổ xuống, bóng cây gần như bao phủ. Bên dưới là những khối đá to bao bọc nên nước lại càng lạnh hơn. Chỉ ngâm mình chừng vài phút ở hồ nước dưới chân thác, khách đã lạnh run. Nhiều người phải đến những khe nước nhỏ hơn hoặc ra những chỗ có ánh nắng rọi xuống để giảm độ lạnh của nước. Ở đây, chưa được khai thác du lịch, thiên nhiên còn mang nét hoang sơ vốn có. Dịch vụ, quán xá đều không có nên khi tham quan thác khách phải chuẩn bị những thứ cần thiết, thức ăn, uống. Vào cuối tuần, ngày lễ, rất nhiều người đến đây mang theo thức ăn, đồ uống và vui chơi cả ngày. Nếu có tài săn bắt, khách có thể dùng lưới, câu để bắt cá ở thác này. Cá suối rất ngon và ngọt bởi chúng sống ở môi trường nước chảy, không bị nhiễm bẩn và ăn thức ăn thiên nhiên.
Ngành du lịch địa phương chuẩn bị khai thác thác Tà Gụ thành điểm du lịch sinh thái. Ở miền biển vẫn có một cao nguyên xanh, tạo sự phong phú cho du lịch địa phương, hấp dẫn du khách. Bên cạnh Hòn Bà, khu vực thác Tà Gụ đang trở thành một trong những "Đà Lạt của biển Nha Trang". Đường đến Tà Gụ mang đặc trưng của vùng cao nguyên, có thể gọi đây là con đường nối từ rừng đến biển. Rời Tà Gụ, khách đi trên con đường đèo khúc khuỷu như hình chữ Z. Một bên là vách núi. Một bên là vực thẳm. Phía xa xa là những ngọn núi chất chồng, nối tiếp nhau. Và xa hơn nữa là một màu xanh biên biếc của biển trên vịnh Cam Ranh.
Một chút mạo hiểm với thác Tà Gụ, khách không chỉ trải nghiệm với chuyến du lịch khám phá hấp dẫn mà còn chiêm ngưỡng được thiên nhiên xinh đẹp, nơi giao thoa giữa rừng và biển, giữa cao nguyên và miền duyên hải
5 ngọn thác tuyệt đẹp ở Lâm Đồng Gắn với những truyền thuyết đẹp, mang nét đẹp hoang sơ và hùng vĩ, những thác Camly, Preen, Dalatan... là những điểm dừng đầu tiên của du khách khi đến vùng đất này. Thác Camly Không gắn với truyền thuyết đẹp về tình yêu như các thác khác, Camly gắn với sự biết ơn của người dân một ngôi làng thuộc tộc người...