Thác Đổ – Nên một lần trải nghiệm
Khu vực “Hói Dừa, Hói Mít” của Lăng Cô (Phú Lộc) trước đây gần như biệt lập với thế giới bên ngoài bởi không có đường giao thông, không có điện lưới, mọi thiết chế hạ tầng, điều kiện phục vụ cho đời sống xã hội đều rất thiếu thốn.
Nhưng sau ngày tuyến đường bộ ven đầm Lập An được xây dựng, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, bộ mặt đời sống nơi đây đã khởi sắc và đổi thay từng ngày.
Đặc biệt, cũng nhờ tuyến đường bộ ven đầm Lập An được mở ra mà nhiều điểm du lịch sinh thái ở trong khu vực được phát hiện và khai thác, góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho không ít hộ dân trong khu vực. Và Thác Đổ ở Hói Dừa là một trong những điểm du lịch sinh thái mà theo chúng tôi bạn rất nên đến để được trải nghiệm trong mùa hè này.
Nếu khởi hành từ Huế, bạn hãy theo Quốc lộ 1A về Phú Lộc, vượt 2 đèo Phước Tượng, Phú Gia, nhìn về phía tay phải, bạn sẽ thấy một đầm nước rộng cùng con đường uốn lượn mềm mại viền quanh đẹp như tranh vẽ – Đó chính là đầm và đường ven Lập An. Có thể chọn rẽ ngay từ chân đèo Phú Gia, hoặc tiếp tục đi thẳng về hướng thị trấn Lăng Cô rồi rẽ vào, thong thả men theo con đường này thêm vài cây số, đến địa phận thôn Hói Dừa sẽ thấy một biển chỉ dẫn; hay đơn giản nhất là hỏi người dân địa phương, bất kỳ ai cũng có thể chỉ đường cho bạn đi trúng phóc.
Nước trong veo cho khách thỏa thích bơi, tắm
Video đang HOT
Đường đến Thác Đổ rất dễ đi, ô tô 4 chỗ gầm thấp cũng có thể vào đến tận nơi. Ngọn thác bắt nguồn từ đỉnh núi Bạch Mã, khi ầm ào, khi róc rách du hành qua những tán rừng nguyên sinh xanh mát của rừng Quốc gia, về đến Hói Dừa, con nước đổ qua nhiều năm đã tạo nên 3 hồ nước tiếp nối nhau, trong veo. Mỗi hồ rộng chừng trăm mét vuông, đủ cho khách thăm thỏa thích tắm mát, bơi lội. Dưới đáy hồ không quá sâu có rất nhiều những chú cá suối nhỏ bơi đùa, chăm chỉ tìm rêu ăn, hoặc lẩn mình trong các hốc đá khiến lũ trẻ con rất thích lặn bắt say sưa không biết mệt.
Từ các hồ nước, khách có thể đi ngược lên phía thượng nguồn, chỉ một quãng ngắn là có thể thỏa thích check-in, tắm mát cùng với những dòng nước trắng xóa tinh khôi. Ai muốn nữa thì có thể tìm đến một hốc đá nào đó, ngồi quay lưng ngược để dòng nước mát-xa thoải mái mà khỏi phải sợ tính phí, tính “tip” lôi thôi. Tất nhiên, phải lưu ý tránh những vị trí có nhiều rêu để khỏi bị trượt ngã nguy hiểm.
Ăn uống, lán sạp thì do người dân địa phương phục vụ, chân chất giản dị và giá cả cũng bình dân. Các món ăn đều tươi ngon, mà nói chung, khung cảnh trong lành và đẹp đẽ như thế, món gì ăn cũng đều cảm thấy ngon cả. Những năm đầu tiên, đến nơi tìm lán rồi mới đặt món. Sau này du khách nghe tiếng tìm về nhiều, cung cách phục vụ cũng “pro” dần, có trang Fb, có số điện thoại để khách book trước rất khí thế.
Chỉ mong rằng người kinh doanh nơi đây biết tôn trọng gìn giữ cảnh quan, cũng chính là gìn giữ nguồn sống cho mình. Phải nêu cao ý thức bảo vệ môi trường, ý thức đến việc giữ gìn những view đẹp cho hồ thác. Tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy giành, dẫn tới làm hỏng điểm đến, du khách quay lưng thì rất uổng, rất phí.
Những ngày nắng đã nghe rất chao chát. Hãy lên xe, Thác Đổ trực chỉ. Chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng.
Trải nghiệm thác Tà Gụ
Nếu bạn có thể đi trên con đường có những bậc thang dọn sẵn, nếu bạn chỉ cần lên một chuyến xe để tới ngọn thác đó, thì bạn sẽ không gặp thác Tà Gụ.
Cho đến nay, chưa hề có một tour tuyến nào đưa bạn đến đây. Tuy nhiên, chính chuyến du lịch bụi đúng nghĩa: ba lô trên vai, mang theo đồ ăn thức uống, mang cả phương tiện đi rừng là lên đường. Bởi khi đã đến nơi, mới thấy sự mê hoặc đến lạ của ngọn thác này. Và khi đôi chân phải trườn lên từng mỏm đá, bám vào từng rễ cây để chạm gặp mới thấy giá trị của sự khám phá một cánh rừng nguyên sinh, một ngọn thác xưa nay ít có dấu chân người. Tất nhiên, hiện nay đã có nhiều người tìm đến.
Thác Tà Gụ thuộc xã Sơn Hiệp, huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa). Từ TP Cam Ranh rẽ theo Tỉnh lộ 9, đi trên ngọn đèo Khánh Sơn rất lãng mạn khoảng 40km là tới thị trấn Tô Hạp. Không hề có một bảng chỉ đường cho biết thác Tà Gụ ở đâu, ngoài việc hỏi người dân địa phương. Đôi khi thấy bạn lạc đường, người dân chặn lại và bảo: "Anh/chị đi thác Tà Gụ phải không? Hãy đi lối này". Tôi đã gặp những người dân nhiệt tình như thế, để một lần được in dấu chân mình lên ngọn thác bí ẩn này.
Từ đường Hùng Vương đi mãi, rẽ nhiều lần, đi trên con đường đất nhỏ, lên cao, xuống thấp... cuối cùng là tới thác. Ngày lễ ở đây mới có người giữ xe, còn bình thường thì bạn cứ khóa xe để đó và bắt đầu chinh phục. Trên đường đi, bạn có thể dừng chân ở cầu Apa Bưởi để ngắm con suối chảy ngược độc đáo về phía Tây, có cảm giác như nước chảy từ thấp lên cao.
Thác Tà Gụ trước đây có tên là thác Ngà Voi, sau thành tên Tà Gụ bởi nước thác chảy vào con suối cùng tên. Câu chuyện gắn liền với thác được người già ở đây kể lại, sau lưu truyền. Đó là từ thuở đất trời giao hòa, nơi đây có dòng suối với hoa nở bốn mùa, nước xanh. Các nàng tiên trên trời bay xuống tắm gội dưới suối, rồi lên đỉnh núi cao xõa tóc dài phơi khô. Trong đó, có nàng tiên Út vì mải mê vui chơi, bị cửa trời đóng lại, đành ở trần gian mà hóa thành ngọn thác. Ngọn núi vời cao mà ngọn thác chảy xuống như một chiếc ngà voi có tên rất đẹp: Núi Chalo.
Thật ra, thác Tà Gụ được biết đến chỉ vài năm nay, khi có nhiều bạn trẻ cứ đi xe máy, lên đường khám phá. Từ đó, những cuộc khám phá đến ngọn thác cứ tăng dần lên.
Không thể phủ nhận việc đến thác Tà Gụ là một cuộc mạo hiểm thật sự. Con đường đi xuống bên dưới là con đường nguy hiểm. Vách đất lở, những rễ cây nhô ra, người mạo hiểm cứ níu rễ cây, chân tìm những mô đất nhô ra mà leo xuống tới bờ thác. Thật ra, khi tới nơi chỉ thấy đá tảng giăng đầy, nước đang chảy về xuôi. Nhưng đi là phải tới tận cùng, thế là lại nhảy lên những mỏm đá để vượt qua bên kia suối. Những hòn đá ở đây rất trơn trượt, vì thế nhiều người đi trước đã cố tình thả những cành cây tre lớn cho người đi sau níu mà qua. Cách đơn giản hơn là cứ xắn quần lội nước, vì chỗ cao nhất mực nước cũng chừng 0,8m.
Sau khi qua bên kia bờ, lại đi men theo con đường rừng do người đi trước mở ra. Con đường nhỏ, bề rộng chừng 0,4m rất khó đi, lúc lên cao, lúc xuống thấp, nhiều khi phải bám rễ cây mà leo. Cuối cùng là tới vách đá. Việc khó khăn nhất chính là leo xuống vách đá ở độ cao 5m để chinh phục thác Tà Gụ. Có nhiều người bỏ cuộc, chỉ ngồi ở những tảng đá từ xa mà ngắm nhìn.
Chạm tới thác Tà Gụ sẽ thấy khác hẳn với bất cứ thác nào bạn đã tới. Dòng nước trắng xóa bung mình chảy không ồn ã, đổ xuống một hồ nước rộng chừng 200m2. Bên cạnh hồ nước là một mỏm đá cao chừng 6m. Ở đây còn nhiều cây rừng nguyên sinh, nhiều bãi đá bằng để nghỉ chân, ngồi đó mà ngắm nhìn thác. Đặc biệt, len bên các cây lớn có rất nhiều cây ô rô.
Hiện nay, thác Tà Gụ vẫn chưa hề có dịch vụ nào, nhưng sự hấp dẫn của ngọn thác hoang sơ đã khiến ngày càng có nhiều bước chân tìm tới.
Ngàn Chi - "Kho báu" của núi rừng Bình Liêu Ngàn Chi là rừng phòng hộ đầu nguồn - nơi còn lưu giữ nhiều vạt rừng nguyên sinh, nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Với diện tích hơn 5.000ha, Ngàn Chi nằm trải dài độ cao trên 1300m so với mực nước biển. "Chợ tình Khâu Vai" trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Điểm thú vị...