Thác Đăk G’lun – ‘cô gái đẹp’ vừa được đánh thức
Thác Đăk G’lun nằm trên dòng suối Đăk R’tih, thuộc thôn 5, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông, cách thị xã Gia Nghĩa của tỉnh này khoảng 60 km.
Thác Đăk G’lun hay còn gọi thác 72
Để tới thác Đăk G’lun, từ thị xã Gia Nghĩa theo quốc lộ 14 đi đến thị trấn Kiến Đức, huyện Đắk G’rlấp rẽ phải đi thêm khoảng 35km. Bạn chạy theo tỉnh lộ 6 đi xã Đăk Bukso, đến ngã ba Bãi 2 rẽ trái khoảng 2km là đến đường nội bộ dẫn xuống thác.
Có nhiều đường đi tắt từ thị xã Gia Nghĩa đến thác nhưng lộ trình trên là con đường dễ đi, khỏi sợ lạc và được nhiều dân phượt thích khám phá bởi cảnh vật dọc đường khá đẹp.
Thác Đăk G’lun hiện ra như một bức tranh thủy mặc huyền ảo. Nước bắt nguồn từ một dòng suối nhỏ gặp ghềnh rồi đổ xuống bên dưới từ độ cao hơn 50m. Bọt nước tung trắng xóa, hơi nước như những hạt mưa phùn, nhìn tổng thể, thác như mái tóc dài của một cô gái xinh đẹp còn nguyên nét mộc mạc, ngây thơ.
Một thú vị nữa dành cho dân phượt là hành trình từ đỉnh thác xuống chân thác. Men theo khu rừng đặc dụng với các loại thực vật đa dạng, phong phú, đến khi nghe tiếng nước chảy mạnh, bạn sẽ thấy hiện ra một hang hàm ếch khổng lồ có thể chứa hơn 100 người đứng, nơi này rất thích hợp cho việc cắm trại qua đêm. Đi thêm đoạn ngắn nữa là đã đến được chân thác để cảm nhận đầy đủ sự hùng vĩ của “cô gái đẹp Đăk G’lun”.
Video đang HOT
Hàng triệu giọt nước li ti bay tung tóe, ướt đẫm áo những người đang chinh phục chân thác
Vào mùa mùa mưa, thác chảy rất mạnh, dội xuống những tảng đá khổng lồ bên dưới tạo nên phong cảnh vô cùng hùng vĩ nhưng rất nên thơ
Hiện nay, để phục vụ du khách, đơn vị quản lý thác Đăk G’lun còn xây dựng, tổ chức các khu vui chơi trong khuôn viên thác như câu cá giải trí, chèo thuyền, đạp vịt…
Theo iHay
Khám phá thác 'Chồng' ở Đắk Nông
Thác Đray Sáp được người Ê đê quen gọi là thác Chồng, hay thác Khói. Đây là một trong những thác còn nguyên sơ, hoang dã nằm trong sổ tay những nơi cần đến của dân phượt khi có dịp khám phá Tây Nguyên.
Từ thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đi chừng 30km là bạn sẽ có cơ hội ghé thăm thác Đray Sáp thuộc địa phận xã Nam Hà, huyện Krông K'Nô tỉnh Đắk Nông. Đray Sáp có nhiều tên gọi khác nhau, người Ê đê quen gọi tên thân mật là thác Chồng. Cái tên bắt nguồn từ sự tích về chuyện tình yêu cảm động của một thiếu nữ Ê đê xinh đẹp và chàng trai nghèo khổ nhưng hiền lành, tốt bụng.
Chưa biết câu chuyện tình ấy thực hư như thế nào, nhưng qua dân gian truyền miệng nó được lan tỏa từ đời này sang đời khác. Nếu Đray Sáp là thác Chồng thì có Đray Nu cũng nằm trong hệ thống sông Sêrêpôk được mệnh danh là thác Vợ. Trong tiếng Ê đê, Dray có nghĩa là thác, Sáp có nghĩa là khói bởi nước từ trên cao đổ xuống, bọt tung trắng xóa tựa như làn khói khổng lồ.
Tiếng lành đồn xa, mỗi khi đến với vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ, dân mê xê dịch nhất định phải tìm đến bằng được Đray Sáp. Theo lời chỉ dẫn của những người dân ở đây, chúng tôi nai lưng gọn gàng hành lý, lại chuẩn bị thêm đồ ăn nhẹ để thưởng thức ngay bên dòng thác.
Con đường rừng chừng 1km dẫn tới thác giờ đã được làm bậc thang, rồi tạo thành lối đi chỉn chu, những phiến đá chắc nịch, phẳng lỳ dưới chân. Có hai con đường để dẫn đến dòng thác chính. Một dẫn bạn đến thẳng chân thác sau khi len lỏi trong rừng dưới những tán cây cổ thụ. Con đường này khó đi hơn vì uốn lượn theo những gốc cây, đôi chỗ còn lầy lội sau cơn mưa rừng đêm. Nếu không phải là người ưa phiêu lưu mạo hiểm, du khách thường chọn con đường đi lên thẳng đỉnh thác.
Nhìn từ trên xuống, dòng nước trắng xóa, bọt nước tung tẩy khắp nơi như đám mây bồng bềnh tạo nên cảnh tượng kì vĩ. Vào mùa xuân thác cao 12m, rộng 120m, và vào mùa khô thác chỉ cao 8m, rộng 80m.Thử cảm giác ngồi trên đỉnh thác nơi có những phiến đá nhẵn lỳ để thưởng ngoạn cảnh sắc của thác cũng như hồ nước bên dưới thật đã.
Trong cái nắng oi nồng, nếu đến Đray Sáp chỉ cần nhúng bàn chân xuống hồ nước bạn đã cảm nhận được không khí mát lạnh. Nhiều thành viên đoàn chúng tôi không ngại đắm mình dưới làn nước và thỏa sức vui đùa. Khi đã thấm mệt và bụng hơi đói, có thể ngồi trên những phiến đá dùng tạm bữa trưa nhẹ để vừa ngắm thác, vừa nghe tiếng nước reo, mọi phiền muộn chừng như đã tan biến.
Những cô bé Ê đê chúng tôi gặp trên đường
Thác Đray Sáp trắng xóa, bọt nước tung tẩy khắp nơi như đám mây bồng bềnh tạo nên cảnh tượng kì vĩ
Vào mùa xuân thác cao 12m, rộng 120m, và vào mùa khô thác chỉ cao 8m, rộng 80m
Có thể ngồi trên những phiến đá dùng tạm bữa trưa nhẹ để vừa ngắm thác, vừa nghe tiếng nước reo ,mọi phiền muộn dường như đã tan biến
Theo iHay
Miền núi Việt Nam đẹp giản dị trên báo Anh Dưới ống kính của nữ nhiếp ảnh gia Huyền Thương, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam hiện lên đẹp giản dị và quyến rũ, được Boredpanda chia sẻ. Nhiếp ảnh gia Huyền Thương cho biết: "Cô mong muốn được đi du lịch khắp mọi miền đất nước rồi mới thực hiện ở nước ngoài, chỉ vì một lý do, đó...