Thác châu Âu giữa lòng núi rừng Tây Nguyên
Những tán lá phớt đỏ, dòng nước trắng xoá, thác 7 tầng như một ngọn thác của châu Âu giữa lòng núi rừng Tây Nguyên.
Thác 7 tầng nằm sâu trong rừng quốc gia Nam Nung, Đắk Nông, cách cửa rừng khoảng 10km.
Đường đến rừng Nam Nung tuyệt đẹp với những cung đường đất đỏ uốn cong, dốc núi ẩn hiện, triền thông rì rào, không khí trong lành và vắng vẻ, khiến du khách như lạc vào chốn thiên thai cùng cảm giác bình an, thanh thản lạ.
Thế nhưng cung đường vào thác ngược lại. Cả con đường ẩn mình dưới bóng mát của những cây cổ thụ. Vào ngày nắng, đi dưới bóng râm, nghe cái lạnh se sắt của núi rừng, nghe chim hót, xa xa tiếng vượn hú thì không gì bằng. Nhưng sau những đợt mưa đầu mùa, bóng râm của tán cây trở thành “kẻ tội đồ” biến con đường ngập trong bùn. Đoạn nào bùn ít, du khách còn trả số, dong xe qua, riêng những đoạn ngập đến mắt cá, thì một người dắt, vài người đẩy. Cá biệt có những đoạn bùn biến thành sông, cả nhóm rơi vào thế “lui không được, tiến tới không xong”, đành băng trên những khoảng trống ngập lá đang phân rã giữa các cây, nghe trong gió vị hăng hắc của lá mục, vị nồng của cỏ bị dập. Cuối con đường, thác 7 tầng hiện ra hoang sơ và đẹp đến ngỡ ngàng.
Toạ lạc giữa khu rừng quanh năm không khí lạnh, nên không lạ khi thác 7 tầng không mang đặc trưng của những thác miền nhiệt đới là dòng chảy cuồn cuộn đập mạnh vào đá, mà mang đậm nét của một thác nước miền ôn đới với những tán lá có màu xanh nhạt, hay phơn phớt đỏ cùng ánh nắng màu vàng nhạt. Mảng màu ấy khiến thác mang vẻ đẹp man mác như mùa thu ở các nước châu Âu.
Nhìn từ xa, hay nhìn từ trên xuống, thác tựa như người sơn nữ sau khi hoá thân thành dòng nước, vừa “tham lam” muốn mang thật nhiều nước, vượt qua bao núi rừng về cứu hạn cho dân làng, vừa sợ làm tổn thương cây cỏ, nên cứ trải dài, trải dài, nhẹ nhàng. Thế thác, màu của cây cỏ khiến thác mang một nét đẹp thanh thoát, bình yên.
Không khí trong rừng cao nguyên thấm dần cái lạnh vào du khách, song vẫn không thể ngăn người ta hòa mình vào dòng nước trong vắt cạnh những gờ đá. Vài người lúc đầu còn nhăn mặt vì cái lạnh đến tê người của cả không khí và dòng chảy, nhưng vài phút sau, lại cũng cảm thấy dễ chịu. Cứ thế, cái ấm áp từ đâu thấm dần vào người, mọi mệt nhọc của quãng đường như được gột sạch, tâm trạng cũng thư thái, nhẹ nhàng hơn. Thoảng trong gió, tiếng chim rừng rít rít, hương thơm của những đóa phong lan rừng đung đưa trên những nhành cổ thụ thơm ngát.
Đường vào thác vô vàn khó khăn.
Video đang HOT
Thác mang vẻ đẹp của các thác nước ở châu Âu với những dòng chảy trải rộng.
Sự biến hoá của dòng chảy.
Thượng nguồn của dòng thác.
Thác 7 tầng nằm sâu trong rừng quốc gia Nam Nung và không thuộc diện khai thác du lịch, du khách nên xin phép kiểm lâm trước khi khám phá và chỉ nên đi theo đường quy định, không nên ở lại thác sau 16h.
Theo VNE
Những ai lên Sapa đều không thể bỏ lỡ vẻ đẹp này của vùng núi rừng Tây Bắc.
Chúng tôi quyết định làm một chuyến tham quan xuôi xuống dưới thung lũng ghé thăm Bản Hồ trước khi chinh phục nóc nhà Đông Dương. Không phải có điều gì lạ lùng thú vị tại Bản Hồ mà là vẻ đẹp của cảnh vật xung quanh trên đường xuống đã hớp hồn chúng tôi. Những cánh đồng lúa chín đang chờ gặt hái của đồng bào dân tộc trải dài từ sườn núi cho tới các bản làng phía đưới thung lũng. Song vẻ đẹp này vẫn chưa được các nhà nhiếp ảnh khai thác hết nên chắc chắn tôi sẽ quay lại nơi đây một ngày không xa.
Những ngôi nhà như lọt thỏm trong tấm thảm khổng lồ màu xanh vàng
Cũng như Mù Cang Chải và nhiều huyện miền núi khác, "đặc sản" của Sapa là ruộng bậc thang
Ruộng và núi xen lẫn
Vẻ đẹp này đã khiến bao du khách trong và ngoài nước phải ngỡ ngàng
Những ngôi trường nhỏ bé xinh xinh trên núi
Một cung đường đẹp cho dân du lịch bụi
Theo infonet
Phiêu lưu ở thác Dray Sáp hùng vĩ Theo tiếng Ê đê, Dray Sáp có nghĩa là khói, hay sương. Tên gọi xuất phát từ việc lượng hơi nước khổng lồ của dòng chảy bao phủ cả khu vực, khiến ngọn thác càng trở nên bí ẩn, hoang sơ. Hầu như tất cả các ngọn thác của Tây nguyên đều gắn với một truyền thuyết đẹp, thác Dray Sáp cũng vậy....