Thác Bảo Đại – Vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên
Nằm giữa núi rừng Tà Hine thanh vắng, thác Bảo Đại cuồn cuộn tung bọt trắng xóa, tiếng ì ầm âm vang cả một khoảng trời, tạo nên vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa hoang sơ, bởi chưa bị “nhào nặn” của bàn tay con người.
Có lẽ thác Bảo Đại là một trong những ngọn thác hiếm hoi ở Lâm Đồng còn giữ được nét tự nhiên, khơi gợi sự khám phá của những ai đã từng một lần đặt chân đến.
Từ Đà Lạt xuôi theo hướng Nam khoảng 60 km, đến ngã ba Đại Ninh (QL 20) rẽ trái 9 km, ngay từ khi mới tới trạm công an xã Tà Hine (huyện Đức Trọng) cách Thác Bảo Đại 3 km đã nghe tiếng ầm ầm vang dội của dòng thác mang tên vị vua cuối cùng của Việt Nam. Đi giữa rừng thông với muôn vàn tiếng chim rừng lảnh lót, hơi nước mát lạnh tỏa lên từ thác Bảo Đại vương vất trên những khuôn mặt háo hức của du khách khi đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của ngọn thác này. Con đường dẫn vào thác 3 km men theo bản làng của đồng bào DTTS bản địa được trải nhựa phẳng lì bằng nguồn đầu tư một phần của Công ty TNHH Phương Vinh – chủ nhân Khu du lịch sinh thái thác Bảo Đại.
Ngay từ ngoài cổng, vẻ đẹp mộc mạc của làng quê Việt dẫn đường du khách vào thác bằng những hàng tre, trúc nối dài. Những túp lều dừng chân nghỉ ngơi được thiết kế theo kiểu nhà sàn truyền thống của dân tộc bản địa, khiến du khách vừa lạ lẫm, vừa thích thú. Dù khá mệt sau một chặng đường dài, nhưng không ai ngồi nghỉ chân được lâu vì tiếng thác nước vừa âm vang, vừa réo rắt như tiếng đàn thôi thúc những bước chân xuống thác. Con đường dẫn xuống thác Bảo Đại bắt đầu bằng một cây si già vươn mình như một cánh cổng chào đón du khách. Những bậc đá gồ ghề còn nguyên vẹn vẻ tự nhiên từ thời vua Bảo Đại vẫn thường chọn ngọn thác này làm nơi nghỉ ngơi sau những cuộc săn bắn. Tiếng thác nước như càng thôi thúc bước chân nhanh hơn dù đường xuống thác phải đi “rón rén” để khỏi ngã nhào xuống vực. Nhưng con đường độc đáo nhất để đứng trước ngọn thác lại là đường luồn qua những vách đá dựng đứng, vừa ẩm ướt vừa hoang dã khiến du khách càng muốn khám phá. Đây đó những chùm phong lan vắt trên vách đá, những ngọn dây leo chùng xuống tạo nên một vẻ đẹp nên thơ. Bước chân du khách dường như không biết mỏi, bỗng ngọn thác sừng sững hiện ra ngay trước mặt mới biết mình đã đi hết đường luồn. Một dòng thác tuôn trào chia làm ba nhánh tung bọt trắng xóa khuấy động mặt nước phía dưới. Từng tia nước đuổi nhau tạo thành cầu vồng dưới ánh nắng mặt trời khiến du khách mê mẩn không chớp mắt. Người dân bản địa gọi đây là thác đá cao, tương truyền về một câu chuyện tiếng nước chảy qua lưỡi của con cá sấu tạo thành tiếng đàn, khiến dân làng bỏ việc đến để nghe cho đến khi chết đói hóa thành những tảng đá to dưới chân thác.
Thác Bảo Đại được công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia từ năm 2000. Đến năm 2003, Công ty TNHH Phương Vinh đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng để khai thác thành khu du lịch sinh thái. Tuy chưa đi vào hoạt động chính thức, nhưng thác Bảo Đại vẫn đón khách vào tham quan miễn phí với nhiều loại hình dịch vụ như đi ca nô vào các đảo xung quanh hồ nước rộng trên 3.000 ha. Nhà hàng được thiết kế theo kiểu nhà sàn để phục vụ du khách các món đặc sản địa phương như gà thả đồi, heo tộc, rau rừng và đặc biệt là cá hồ dưới chân thác. Ông Nguyễn Xuân Vinh – Giám đốc Khu du lịch sinh thái thác Bảo Đại cho biết: “Dự định đến cuối năm nay, thác Bảo Đại sẽ chính thức mở cửa đón khách. Khu du lịch sẽ đúng nghĩa là du lịch sinh thái, chúng tôi để vẻ đẹp tự nhiên của thác Bảo Đại chinh phục du khách chứ không can thiệp quá nhiều vào những gì thiên nhiên đã ban tặng cho thác nước này”. Hy vọng, thác Bảo Đại sẽ góp tên cho sự phong phú của những điểm du lịch ở Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung. Đồng thời, khi đi vào hoạt động đón khách, thác Bảo Đại sẽ góp phần làm cho đời sống của đồng bào DTTS xã nghèo Tà Hine được cải thiện, thông qua những mặt hàng truyền thống của bà con nơi đây khi được giới thiệu đến du khách gần xa
Video đang HOT
5 ngọn thác tuyệt đẹp ở Lâm Đồng
Gắn với những truyền thuyết đẹp, mang nét đẹp hoang sơ và hùng vĩ, những thác Camly, Preen, Dalatan... là những điểm dừng đầu tiên của du khách khi đến vùng đất này.
Thác Camly
Không gắn với truyền thuyết đẹp về tình yêu như các thác khác, Camly gắn với sự biết ơn của người dân một ngôi làng thuộc tộc người Lạt về vị tù trưởng tên K' Mly. Theo thời gian, và theo cách phát âm của những người dân thuộc dân tộc khác, tên thác bị đọc chệch thành Camly. Bên cạnh đó, có một giả thiết cho rằng Cam Ly xuất phát từ gốc Hán- Việt. Cam là ngọt và ly là thấm vào giữa.
Thác Camly Toạ lạc giữa trung tâm thành phố với dòng chảy cao khoảng 10m. Tuy không cao nhưng dòng nước vẫn mang nét mạnh mẽ cũng không kém dịu dàng. Đây là ngọn thác đi vào rất nhiều thơ văn và bài hát. Thác là một trong những biểu tượng không thể thiếu của thành phố sương mù giống như Hồ Xuân Hương hay Hồ Than Thở.
Thác Preen
Toạ lạc ngay đầu đèo Preen, thác Preen như một chiếc cổng chào do thiên nhiên ban tặng cho thành phố. Vào những ngày cuối mùa hè, bức tường nước của thác như một bản bi hùng ca dữ dội mà giọng bè là màn hơi nước khiến du khách giữ chặt hơn tấm áo khoác.
Có hai cách để du khách khám phá thác là lang thang trong chiếc cầu bên trong chiêm ngưỡng dòng chảy hay vắt vẻo trên cáp treo trượt ngang qua thác. Mỗi phương án sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm khác nhau. Đến với thác Prenn, ngoài việc ngắm thác, ngắm những đồi thông bao la, du khách còn có dịp thưởng thức món cháo cá lóc đặc sản.
Thác Dalanta
Cách trung tâm Đà Lạt 5km và được đưa vào khai thác từ năm 2000, thác Dalanta hấp dẫn du khách với dòng nước trong veo chảy qua 7 tầng núi đá rồi dội xuống những phiến đá lớn, tung bọt trắng xóa. Đến đây, ngoài ngắm thác, du khách còn có cơ hội tham gia các trò chơi mạo hiểm "độc" như trèo thác, vượt thác...
Thác Pongour
Thác Pongour hay còn gọi là thác Bảy tầng toạ lạc tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách Đà Lạt 50 km.
Thác gắn với truyền thuyết về mái tóc đẹp của người nữ tù trưởng Kanai và bốn con tê giác trung thành. Thác cao 40m, trải dài 7 tầng và rộng gần 100m. Pongour là thác nước duy nhất của Lâm Đồng tổ chức ngày hội hằng năm vào rằm tháng Giêng. Trong ngày đó, có rất nhiều dân tộc đến đây tham gia nghi lễ, nhảy múa và vui chơi.
Thác Dambri
Dambri theo tiếng K'Ho nghĩa là đợi chờ. Thác gắn với truyền thuyết đẹp về tấm lòng son sắt của người thiếu nữ dành cho chàng trai mình yêu.
Đây là ngọn thác cao nhất Lâm Đồng với chiều cao trên 40m. tạo thành 2 dòng chảy cao thấp rất hùng vĩ. Có ba cách để chinh phục thác là đi bộ khoảng 138 bậc thang bộ, đi thang máy hay trải nghiệm cảm giác mạnh với máng trượt dài 1.650m.
Vào những ngày nắng, du khách có thể khám phá vẻ đẹp của những cánh rừng nguyên sinh, tham gia các trò chơi lớn, đốt lửa trại... Nhưng nếu đến vào ngày mưa đến đây, thì không gì thú vị hơn nhấm nháp ly cà phê nóng, ngắm màn sương như một tấm chăn mỏng bao phủ khu rừng, nghe những ca khúc trữ tình.
Biển Nhơn Lý - Thắng cảnh đẹp của Bình Định Xã Nhơn Lý hiện nay đã phát triển nhưng vẫn còn giữ được vẻ đẹp tự nhiên với những bãi cát trắng trải dài, nhà mái ngói đỏ tươi, biển vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ. Cách trung tâm phố Quy Nhơn 30km, băng qua cầu Thị Nại là xã Nhơn Lý. Xã Nhơn Lý đã có lịch sử lâu đời, bề...