THAAD sẽ ở lại Israel sau tập trận?
Theo Sputnik, Mỹ đã hoàn thành tích hợp hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối THAAD vào hệ thống phòng thủ quốc gia của Israel.
Thông tin được Chỉ huy phòng không Israel Ran Kohav cho biết, Mỹ đã hoàn thành tích hợp và thử nghiệm hệ thống THAAD tại Israel. Mặc dù vậy, Mỹ vẫn tiếp tục thực hành các kịch bản huấn luyện khác nhau, bao gồm kiểm tra thêm khả năng phối hợp sau khi tích hợp THAAD với hệ thống phòng thủ tên lửa lớp của Israel.
Vị chỉ huy này cho biết thêm, THAAD được tích hợp vào hệ thống phòng thủ tên lửa của quốc gia với tư cách là hệ thống tương đương với Hetz (Strela), có khả năng đánh chặn các mục tiêu bên ngoài bầu khí quyển Trái đất.
Mỹ đưa THAAD đến Israel hồi đầu tháng 3/2019.
Trong khi đó, ông Andrew Roling, Phó chỉ huy Bộ Tư lệnh châu Âu (EUCOM) cho biết: “Công việc hoàn hảo của những người lính tuyệt vời trong Lực lượng Phòng không và Tên lửa Mỹ.
Bộ Quốc phòng đã ra lệnh cho họ nhanh chóng triển khai THAAD trên một khoảng cách hàng ngàn cây số ở tận điểm cuối bên kia Trái đất, sau đó tích hợp nó vào một trong những kiến trúc phòng thủ tên lửa phức tạp nhất trên thế giới. Công việc đã được thực hiện rất tốt”.
Video đang HOT
Việc THAAD đến Israel là động thái này nhằm thể hiện cam kết duy trì an ninh khu vực của Mỹ đối với của Israel.
Dù Mỹ tuyên bố THAAD chỉ đến để tham gia cuộc tập trận phòng thủ tên lửa với đồng minh Israel nhưng theo một nguồn tin quân sự khác từ Mỹ, Lầu Năm Góc đang tính đến khả năng triển khai lâu dài vũ khí này để bảo vệ Tel Aviv trước mối nguy hiểm từ Iran.
Nếu thông tin này được xác nhận từ phía Mỹ thì điều đó cũng đồng nghĩa rằng hệ thống Arrow 3 do Israel phát triển đang gặp vấn đề nghiêm trọng nên Tel Aviv phải cần đến sự bảo vệ của THAAD.
Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra bởi nếu quá trình thử nghiệm với Arrow 3 thuận buồm xuôi gió thì chắc chắn Israel không cần đến vũ khí Mỹ bởi theo thiết kế, tính năng đánh chặn của cả 2 hệ thống vũ khí này tương đương nhau.
Vấn đề càng khiến giới quân sự Israel lo ngại hơn bởi trong suốt quá trình thử nghiệm, hệ thống phòng thủ tầm cao Arrow 3 cho kết quả thất bại nhiều hơn thành công. Chính vì vậy, vũ khí này chưa bao giờ khiến chính Tel Aviv cảm thấy yên tâm.
Dù với phong độ thất thường của hệ thống Arrow nhưng hồi đầu năm 2017, Israel tuyên bố đã hoàn thiện bộ ba phòng thủ khi chính thức đưa Arrow 3 vào trang bị. Arrow 3 cùng với Arrow 2 – hệ thống đã đi vào hoạt động từ năm 2000, sẽ làm giảm đáng kể khả năng tên lửa đạn đạo tấn công được vào lãnh thổ Israel.
Thế nhưng, tình huống THAAD xuất hiện và có thể hiện diện lâu dài tại Israel là câu hỏi lớn về khả năng thực sự của hệ thống Arrow 3.
Theo Datviet
Nga điều oanh tạc cơ siêu thanh Tu-22M3 đến Crimea đáp trả tên lửa Mỹ ở châu Âu
Nga đã đưa các oanh tạc cơ chiến lược và tên lửa Iskander có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân đến bán đảo Crimea, đáp trả hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở Romania.
Nga đã có những động thái cứng rắn trước việc Mỹ đưa tên lửa đến châu Âu.
Theo RT, động thái mới này giúp Nga sẵn sàng đối phó với bất cứ mối đe dọa nào từ lãnh thổ châu Âu.
Sự xuất hiện của các tổ hợp tên lửa MK-41 của Mỹ ở Romania đã "tạo ra thách thức nghiêm trọng" với Nga, Viktor Bondarev, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và An ninh Liên bang Nga nói.
Đó là cơ sở để Nga đáp trả bằng việc "điều phi đội máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 đến căn cứ không quân ở Crimea". Các tên lửa uy lực nhất của Nga như S-300, S-400, Buk-M2, Pantsir-S1 và đặc biệt là tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân Iskander, cũng xuất hiện trên bán đảo Crimea.
Được biết, các oanh tạc cơ Tu-22M3 mà Nga điều đến Crimea sẽ được nâng cấp và hiện đại hóa trong vài năm tới, để mang theo các vũ khí tấn công tầm xa, bao phủ toàn bộ châu Âu, ông Bondarev nói thêm.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Nga kỷ niệm 5 năm ngày sáp nhập bán đảo Crimea.
Mỹ đưa các tổ hợp tên lửa đến Romania từ năm 2016 và xây dựng cơ sở tương tự ở Ba Lan. Washington nói các hệ thống này là cần thiết để ngăn mối đe dọa từ Iran và Triều Tiên, nhưng Nga lại có quan điểm khác.
Moscow coi các tổ hợp MK-41 ở Romania có thể được sử dụng để phóng tên lửa hành trình Tomahawk nhằm vào lãnh thổ Nga. Điều này vi phạm hiệp ước INF mà Nga và Mỹ từng ký thời Chiến tranh Lạnh.
Hồi tháng 2, Mỹ tuyên bố bắt đầu quá trình rút khỏi INF trong khi Nga cũng đã tuyên bố đình chỉ hiệp ước này.
Về phần mình, Washington cho rằng Nga có thể phóng tên lửa hành trình 9M729 bằng cách sử dụng bệ phóng Iskander-M.
Theo Danviet
Nga triển khai oanh tạc cơ Tu-22M3 tới Crimea đáp trả Mỹ Nga cho rằng Mỹ bố trí hệ thống phóng tên lửa MK-41 ở Romania đã trở thành "thách thức nghiêm trọng" cho Nga. Nga đã điều các máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 và hệ thống tên lửa Iskander tới bán đảo Crimea nhằm đối phó với lá chắn tên lửa Mỹ triển khai ở Romania. Theo hãng tin RT, ông Viktor...