Thả về biển con đồi mồi cực kỳ quý hiếm
Ngày 9/3, tin từ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa vận động người dân địa phương thả về biển một con đồi mồi quý.
Theo đó, vào lúc 11h ngày 7/3, trong lúc đang vớt rong câu và lặn bắt con hàu tại Cồn Tè (thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, Thị xã Hương Trà), chị Nguyễn Thị Ngẹt và anh Phạm Ái phát hiện được 1 con rùa biển bị trôi dạt vào bờ. Do lo lắng cho sức khỏe của rùa nên anh chị đã đưa nó về nhà.
Con đồi mồi khá to với bộ mai rất đẹp
Rùa biển này thuộc loài Đồi mồi nặng 24kg, chiều dài toàn thân 75cm, bề rộng 40cm, sức khỏe rùa lúc kiểm tra tốt, chỉ bị xước nhẹ ở vây chèo trái. Mặc dù được nhiều người trả giá cao nhưng anh Ái vẫn không bán và chờ cơ quan chức năng giải quyết.
Con đồi mồi bề ngoài có vẩy sừng màu gụ, vân gạch, có 5 tấm lưng, 4 vẩy bên đối xứng, 12 vảy bên nhọn, chỉ phát hiện thấy 1 móng vuốt ở tay chèo, cổ dài, bụng màu vàng nhạt, giống cái, mức độ nguy cấp bậc EN.
Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới, (TUCN) và Trung tâm Giám sát bảo tồn quốc tế (WCMC) đưa ra sơ đồ cấu trúc cấp đánh giá mức đe dọa loài đối với các loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, thì EN (viết tắt từEndangered) thuộc tình trạng bảo tồn nguy cấp (Một loài bị coi là Nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần, xếp chỉ sau mức Cực kỳ nguy cấp).
Đồi mồi cái với độ nguy cấp cao, là loài được xếp trong Sách đỏ Việt Nam
Video đang HOT
Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế đã có mặt kịp thời cùng với chính quyền địa phương giải thích, vận động đây là loại động vật quý được pháp luật bảo vệ.
Anh Ái đã hoàn toàn đồng ý với phương án thả con đồi mồi trở lại với biểnvào lúc 18h15′ cùng ngày. Chú đồi mồi biển được đưa ra cửa biển để thả về với đại dương.
Cơ quan chức năng đưa đồi mồi về biển
Theo ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên Huế, đơn vị đã nhiều lần vận động ngư dân, cứu hộ thành công thả lại rùa biển ngay trong ngày. Riêng hành động của anh Ái và chị Ngẹt cần được các cấp nêu gương, khen thưởng.
Đại Dương
Theo Dantri
Anh nông dân vay nợ lãi để sưu tầm cổ vật
Vì đam mê, tiếc nuối những nền văn hóa đã và đang dần bị mai một, anh Hưng đã liều lĩnh đi vay nợ lãi để mua những cổ vật của người địa phương về lưu giữ.
Nhiều người nói anh Nguyễn Văn Hưng (44 tuổi, trú xã Ia Kly, Chư Prông, Gia Lai) là "khùng" bởi việc làm "không bình thường" của anh. Hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, công việc mưu sinh vất vả bằng nghề làm nông và đập đá hộc, nhà cửa xập xệ, tạm bợ, vậy mà anh Hưng vẫn thường xuyên bỏ công sức và vay tiền lãi để đi sưu tầm cổ vật.
Anh Hưng cho biết, anh vốn quê ở tỉnh Tuyên Quang, năm 2000, anh vào xã Ia Kly lập nghiệp bằng nghề đập đá hộc để lấy đá bán cho người ta xây móng nhà. Gần nơi anh ở có 1 con suối vẫn còn tập trung khá nhiều đồ đá được đánh giá là có từ thời tiền - sơ sử. Vốn là người hay hoài niệm về quá khứ, thích tìm hiểu về văn hóa lịch sử xa xưa của loài người nên anh Hưng đã nhặt nhạnh những cổ vật bằng đá này về cất. Sau đó, anh tìm kiếm kiến thức về những cổ vật này thông qua sách, báo, ti vi... cộng với những kinh nghiệm từ nghề đập đá hộc của mình, anh Hưng đã mường tượng ra rất nhiều điều về ý nghĩa của các công cụ bằng đá mà người ngày xưa đã chế tác ra. Khi đã hiểu sâu hơn về chúng thì sự đam mê trong anh Hưng càng mạnh mẽ hơn.
Gia Lai vốn là vùng đất đang tồn tại rất nhiều nét văn hóa đặc trưng lâu đời của người J'Rai, Bahnar... như cồng, chiêng, ghè cổ, trang sức đồng, đá... tuy nhiên, những năm trở lại đây thì những nền văn hóa này đang bị "chảy máu" và mai một. Là người chứng kiến những bộ chiêng, chiếc ghè và nhiều thứ quý khác của bà con bản địa đang dần rơi vào tay những người buôn đồ cổ bán ra nước ngoài, anh Hưng không khỏi xót xa. Tuy nhiên, vừa chân ướt chân ráo vào Gia Lai lập nghiệp, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng không đành lòng nhìn các cổ vật cứ mất dần vào tay các con buôn nên anh Hưng đã dùng hết số tiền mình có được và vay mượn thêm để mua chúng về.
Một chiếc gương đồng thời xưa được anh Hưng sưu tầm
Cứ như thế, hơn chục năm qua, căn nhà nhỏ rộng chừng vài chục mét vuông dựng bằng ván, tôn của anh Hưng đã chật kín với trên 5.000 cổ vật với đủ các loại như: cồng, chiêng, ghè, trang sức, đồ đồng, đồ đá... quý hiếm. Để có được "bảo tàng" như ngày hôm nay, anh Hưng đã hy sinh rất nhiều cuộc sống kinh tế gia đình của mình. Để mua mỗi bộ chiêng, hay chiếc ghè... anh Hưng phải từ bỏ số tiền đủ mua 1 ha đất rẫy để mua về. Không chỉ bỏ những đồng tiền kiếm được từ đập đá để mua các cổ vật, hàng năm anh Hưng còn đi vay cả trăm triệu tiền nợ lãi để lấy tiền mua chúng. Cuối năm, anh Hưng bán cà phê (5 sào) và sắn (1ha) thu hoạch được để trả nợ đã vay để đi mua đồ cổ.
Những chiếc căng tai làm bằng ngà voi này của người phụ nữ địa phương được anh Hưng mua với giá gần 1 triệu đồng/đôi
Ngoài vay nợ lãi đi mua cổ vật về "đắp" nhà, anh Hưng còn bỏ thời gian đi dọc các suối, ven rừng để tìm những vật dụng bằng đá còn sót lại của người tiền sử. Việc làm "lạ" này của anh đã khiến một số người cho rằng anh bị khùng, có người còn nói nên đưa anh vào trại tâm thần. Bởi đời sống gia đình anh khá khó khăn, vợ và 2 con nhỏ vẫn còn sống thiếu thốn, chỗ sinh hoạt gia đình thì giành để đựng các cổ vật... mua về để nhà nhưng ai trả giá cao như thế nào anh Hưng cũng quyết không bán.
Những chiếc vòng đá mã não của những người giàu có thời xưa với mỗi hạt có giá được đổi bằng 1 con trâu hoặc bò được anh Hưng bỏ cả triệu đồng mua về
Anh Hưng tâm sự, việc mua được những đồ quý của người địa phương và người tiền sử đối với anh như một cái duyên đã được sắp đặt sẵn. Dù anh không hề biết tiếng của người bản địa, nhưng khi tới nhà chơi, chủ nhà thường hay mang đồ quý ra khoe với anh. Anh Hưng liền thuê 1 người trong làng biết nói tiếng phổ thông đứng ra phiên dịch để mua bán.
"Mình chỉ cần biết chỗ nào bán là mình sẽ tìm cách mua bằng được. Nếu không có tiền thì mình đi vay. Nhiều lúc bỏ tiền đầu tư mua phân cho cà phê thì mình tiếc, nhưng mua các thứ này thì bằng mọi cách dù là đi vay mình cũng mua cho bằng được. Nếu mình mà làm kinh tế, trước đây mình đã đầu tư mua nhiều đất, trồng cà phê, tiêu thì bây giờ mỗi năm thu về cả tỉ rồi. Nhưng mình nghĩ đời mình sống phải làm được cái gì có ý nghĩa dù chỉ là sống được 1 ngày, còn hơn là sống lâu mà không làm được việc gì ý nghĩa, sống mà không có đam mê", anh Hưng bộc bạch.
Anh Hưng bên "kho" đồ cổ của mình
Lý do mà anh Hưng sống vất vả, vay nợ lãi để sưu tầm đồ cổ mang về nhà với anh rất đơn giản: "Mình chỉ học hết lớp 7 thời trước, nhưng mình rất đam mê về đồ cổ, muốn tìm hiểu về lịch sử văn hóa loài người mà chỉ còn sót lại qua những hiện vật trên, hoặc lưu giữ những gì đang dần biến mất. Mình cũng chỉ là người giữ tạm thôi, những thứ này nó sẽ tiếp tục đến với những người phù hợp hơn để nghiên cứu và gìn giữ tốt hơn. Mình mong rằng việc làm của mình sẽ đóng góp được một chút gì đó cho xã hội", anh Hưng tâm sự.
Dù cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn, năm vừa rồi thu hoạch nông sản bán trả nợ nhưng anh Hưng vẫn còn nợ 30 triệu tiền vay. Tuy vậy, anh vẫn rất lạc quan và cảm thấy may mắn vì mình có một người vợ thông cảm với niềm đam mê của mình: "Mình mua giá 1 triệu thì mình về nói chỉ khoảng 150 nghìn đồng, nên cô ấy cũng bớt tiếc. Lâu dần cô ấy cũng quen nên không còn nói gì nữa", anh Hưng cười nói.
Thiên Thư
Theo Dantri
Truyện tranh Việt Nam khiến báo Trung Quốc e ngại Tập 1 bộ truyện tranh "Hoàng Sa, Trường Sa - khẳng định chủ quyền" của Cty Phan Thị được báo chí Trung Quốc mổ xẻ khá nhiều, thể hiện rằng bộ truyện là hướng đi đúng và đang khiến báo chí Trung Quốc lo ngại. Theo Cty Phan Thị, ngoài thông tin quanh việc Việt Nam ra mắt bộ truyện tranh đầu tiên...