Tha thứ cho người khác, cũng chính là “cởi trói” cho bản thân
Sự tha thứ không phải là những điều mà ta làm cho người khác, mà là ta làm cho chính bản thân mình đấy thôi.
Một người cứ luôn luôn bị tỉnh dậy vào buổi đêm, vì một giấc mơ cứ lặp đi lặp lại. Anh ta thấy mình bơi trong một cái hồ, bơi giỏi như một vận động viên. Tuy nhiên, cái hồ rất rộng mà chân tay anh ta thì mỏi, anh ta khó lòng bơi tới được bờ. Bỗng nhiên, cha anh ta bơi thuyền đến gần, đưa tay ra, bảo anh ta bám lấy. Anh ta nhớ lại hồi nhỏ thường bị bố mắng mỏ, thậm chí đánh đòn, nên mỉm cười khô khan và nói : “Cảm ơn bố, cứ kệ con!”.
Anh ta bơi tiếp, cố hết sức hướng về phía bờ. Rồi anh ta nhìn thấy một người khác bơi thuyền lại gần. ó là cô em gái. Cô em gái quăng một chiếc phao về phía anh ta và bảo : “Anh dùng phao đi!”. Nhưng nhớ lại rất nhiều lần cô em gái hỗn hào ương bướng cãi lời mình, anh ta lắc đầu và xua tay.
Tha thứ là buông bỏ mọi khổ đau, là ta tự giải thoát chính mình
Sau những nỗ lực lớn lao, cuối cùng anh ta cũng vào được đến bờ. Anh ta nằm vật ra trên bãi cát ướt, sự mệt mỏi làm đầu óc trở nên lơ mơ, còn chân tay thì không cử động nổi. Một đám đông người tụ tập quanh anh ta. Khuôn mặt nào anh ta cũng thấy quen. ó là gia đình, họ hàng, bè bạn của anh. Người thì muốn đưa anh vào bệnh viện, người thì muốn đốt lửa, người thì muốn lấy bộ quần áo khô và khăn cho anh lau… Nhưng cứ khi mỗi người định làm gì, anh ta lại nhớ lại những khi con người đó đối xử không tốt với mình. Và “Không, cảm ơn”- Anh ta lại nói – “Cứ kệ tôi”. Anh gượng đứng dậy, quần áo ướt sũng, dính đầy cát, chân tay rã rời, mệt mỏi đi xa đám đông.
Sau khi liên tục nằm mơ thấy giấc mơ đó trong vòng vài đêm, anh ta liền đi hỏi bà, người duy nhất chưa bao giờ làm gì không tốt với anh, và người mà anh tin tưởng sẽ không bao giờ làm gì không tốt với anh cả.
- Bà không phải là người biết ý nghĩa của những giấc mơ – bà anh nói – Nhưng bà nghĩ cháu đang giữ trong đầu quá nhiều bực bội và hằn học.
- Bực bội ư? Hằn học ư? Không thể thế được! – Anh ta kêu lên – Nếu có thì cháu phải cảm thấy chứ!
Bà của anh ngồi yên và bình tĩnh đáp :
Video đang HOT
- Những cố gắng của cháu và hồ nước trong giấc mơ chính là những gì cháu đang phải cố gắng trong tâm trí cháu. Cháu cần sự giúp đỡ, cháu muốn được quan tâm, nhưng cháu thấy không ai đủ tốt cho cháu tin tưởng. Cháu đã bơi được tới bờ một lần, nhưng còn những lần khác thì sao ? Sự tha thứ không phải là những điều mà chúng ta làm cho người khác, mà chúng ta làm cho chính chúng ta đấy thôi. Vì khi chúng ta không tha thứ, có phải là chúng ta đã xây dựng trong tâm trí mình những bực bội và tức giận ngày càng lớn đó không?
Có một câu nói: “Bạn không phải là người hoàn hảo, nên bạn cũng có những sai lầm. Nếu bạn tha thứ những sai lầm của người khác đối với bạn, bạn cũng sẽ được những người khác tha thứ những sai lầm của bạn”
Theo Khỏe & Đẹp
Một câu nói giúp người vợ cởi trói mình khỏi gánh nặng việc nhà
Thay vì nói 'giúp em với', người vợ này đã nói 'Anh có thể làm mà. Đó không phải là giúp em' và lập tức người chồng đứng dậy làm việc.
ảnh minh họa
Bethany Liston là một bà mẹ của hai đứa con ở Mỹ. Cô thường xuyên viết bài về nuôi dạy con. Bài viết mới đây của cô được đăng trên trang Scarymommy và nhận được nhiều phản hồi.
Hôm qua là một ngày như mọi ngày. Tôi thức dậy, tắm rửa và đã sẵn sàng chăm lo cho hai con. Chồng tôi thức dậy, tắm rửa và đã sẵn sàng đi dạo cùng những chú chó. Sau đó chúng tôi đưa con đến trường và đi làm. Chiều chúng tôi đón con về nhà.
Chồng tôi cùng con lớn đi xem những con chó (bởi ngay khi về đến nhà chúng đã bắt đầu sủa om xòm). Tôi cởi áo khoác của con nhỏ, của tôi và đặt chúng lên móc treo. Tôi đặt giày của mình vào tủ (Tôi hứa, điều mình nói là có liên quan). Hai mẹ con thay quần áo ở nhà. Chúng tôi quay ra ngoài và tôi bắt đầu dọn dẹp đống lộn xộn trong bếp. Tôi hoàn tất và chơi cùng con ở phòng khách.
Đó là khi mọi chuyện bắt đầu. Chồng và con lớn ra khỏi tầng hầm. Chồng tôi vứt áo khoác và giày của con lên bàn bếp. Sau đó anh ấy đặt con trong phòng khách và đến tủ lạnh kiếm cho mình một bữa ăn nhẹ. Đó là khi tôi nói "Anh có thể giúp em đặt áo khoác và giày của Haden vào tủ không?".
Anh có thể giúp em, làm ơn giúp em. Đúng lúc đó, tôi bừng tỉnh về cuộc sống của vợ chồng mình lâu nay. Luôn chỉ là tôi nói: "Anh có thể giúp em ...
... cất áo của con đi với?
... lấy bình sữa cho con?
... rửa bát của anh đi?
... đặt giày của anh lên kệ?
... vứt rác?
... gấp quần áo?"
Đột nhiên mọi thứ đều rõ ràng. Tôi đã nói những câu không đúng. Anh ấy không giúp đỡ tôi. Anh ấy là người trưởng thành, là bạn đời của tôi. Ngay sau đó, tôi nói to, rõ ràng: "Thực ra anh có thể làm ngay mà? Đó không phải là giúp em. Chỉ cần treo quần áo lên thôi". Anh ấy không nói gì nhưng đứng lên, đặt nó vào vị trí.
Sau lần đó tôi quyết định sẽ không bao giờ nhờ chồng giúp mình một lần nữa, trừ những khi quả thực anh làm vì tôi. Đây là lý do tại sao:
Nó làm giảm giá trị của anh ấy
Chồng tôi là một người trưởng thành. Anh ấy là một con người có chính kiến và năng lực. Không nên xem anh ấy là người trợ giúp hay trợ lý của tôi hoặc người cần được tôi chỉ dẫn cái gì là đúng. Anh ấy rất cừ ở các sở trường của mình. Nếu có cái gì tôi cần anh ấy làm, mà anh ấy không nhận ra, tôi có thể nhắc. Tôi phải nói lại, anh làm không phải cho tôi mà là cho cái gia đình đang bận rộn này. Khi anh ấy yêu cầu tôi pha bình sữa cho con, anh ấy không bao giờ nói là làm cho anh ấy, vì thực sự không phải như vậy. Tôi không phải là trợ lý của anh ấy và anh ấy cũng vậy.
Nó đặt trách nhiệm quá mức vào tôi
Tôi không phải là người đảm đương trọng trách chăm sóc nhà cửa, con cái. Đây không phải là công việc duy nhất của tôi. Bởi vì nếu cứ đóng khung mình trong đó và sử dụng những từ "giúp em với", thay vì đơn giản là yêu cầu chồng làm điều gì đó, là tôi đã góp phần giam giữ chính mình. Có rất nhiều thứ tôi muốn sở hữu trong cuộc đời này: mua một chiếc du thuyền, một chiếc xe đắt tiền, một máy giặt. Nhưng 100% trách nhiệm với gia đình và các con không phải là mong ước trong đời tôi. Tôi chỉ muốn góp mình 50% số đó.
Tạo một tấm gương tốt cho các con mà không phải chỉ mình tôi tạo ra
Tôi không muốn con trai tôi lớn lên với suy nghĩ rằng nếu cháu đậy bồn cầu nhà vệ sinh là cháu đang làm việc tốt cho vợ. Tôi không muốn cháu nghĩ đi đổ rác, treo áo khoác sẽ được phần thưởng. Tôi muốn người đàn ông trong gia đình làm việc nhà với sự tự nguyện thực sự. Chia sẻ việc nhà công bằng và ngược lại, chứ không phải tự hào và thích thú vì nay được chồng làm giúp một việc, tuần sau mới giúp việc khác.
Nó làm ảnh hưởng mối quan hệ của chúng tôi
Chồng tôi là bạn đời của tôi. Anh ấy ngang bằng với tôi. Có thể chúng tôi không làm mọi việc giống nhau nhưng điều quan trọng là chúng tôi cùng nhau làm việc để đạt được mục tiêu chính, đó là một gia đình hạnh phúc, khỏe mạnh. Tôi không muốn phải quán xuyến chồng theo chiều hướng đó. Tôi chắc chắn không muốn anh ấy nghĩ rằng làm việc nhà là đang giúp tôi, bởi thực tế nó không phải như vậy. Vai trò của anh ấy là làm một người cha và người chồng.
Vì vậy, lần sau khi chồng không ngăn nắp, để quần áo của anh ấy cả tuần trong máy sấy, thay vì nói "giúp em với", tôi sẽ nói anh ấy hãy gom đống lộn xộn của anh ấy cho khuất mắt tôi.
Theo VNE
Lo "nợ xấu" vì "cởi trói" cho các nhà khoa học Đây thực sự là bước đột phá, "cởi trói" cho các nhà khoa học. Nhưng cũng lo là sẽ bùng phát "nợ xấu" vì khoa học vốn mạo hiểm. Đây thực sự là bước đột phá, "cởi trói" cho các nhà khoa học. Nhưng cũng lo là sẽ bùng phát "nợ xấu" vì khoa học vốn mạo hiểm. Nên có thêm hình phạt...