Thà nhầm còn hơn sót
Nhìn vào phản ứng của chính giới Anh về vụ đâm dao tại London có thể thấy mối lo ngại về khủng bố hiện đã tăng đến mức nào ở nước này và châu Âu.
Cảnh sát tuần tra ở ga tàu điện ngầm Leytonstone, London sau vụ tấn công bằng dao tại ga này ngày 6.12 – Ảnh: Reuters
Mối lo ngại đã lớn đến mức tâm trạng “thần hồn nát thần tính” trở nên phổ biến, nhìn đâu cũng thấy âm mưu khủng bố và bất cứ cái gì xảy ra cũng đều bị soi chiếu trước hết để truy tìm động cơ và mục đích khủng bố.
Người đàn ông tấn công bằng dao ở London ngay lập tức bị cảnh sát Anh coi là phần tử khủng bố. Có thể đúng như vậy, nhưng cũng có thể không.
Video đang HOT
Tất cả hiện bị quy chụp theo hướng ấy bởi châu Âu giờ đắm chìm trong phòng chống khủng bố. Sau Pháp thì rồi cũng đến lượt Đức và Anh phải đối phó với nguy cơ bị tấn công ở ngay trong nước. Từ nay, họ phải chung sống với nguy cơ bị khủng bố.
Bối cảnh tình hình chính trị an ninh và xã hội nội bộ như thế đã dung dưỡng định hướng “thà nhầm còn hơn sót”. Cứ coi đó là hành động khủng bố và nếu sau này chứng tỏ không phải khủng bố thì cũng đâu có sao. Nhưng không coi đó là khủng bố mà sau này sự thật chứng tỏ đó là khủng bố thì sẽ vô cùng tai hại đối với chính phủ và các cơ quan cảnh sát, mật vụ và an ninh.
Nhu cầu về an ninh đúng là có. Nhưng cũng chính ở đó tiềm tàng nguy cơ lạm dụng nhu cầu này vào cả mục đích khác nữa như đã thấy ở Mỹ và nhiều nước châu Âu. Nó phản ánh tâm lý hốt hoảng chứ không phải tỉnh táo, sẵn sàng lạm dụng quyền hạn chứ không phải sử dụng đúng quyền hạn. Nước Anh còn bị thách thức cả về xã hội và trên phương diện nhà nước pháp quyền bởi định hướng nói trên.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Tàu chiến Mỹ theo dõi tuần dương hạm Nga tại Syria
Tàu khu trục USS Carney của Hải quân Mỹ đã bắt đầu theo dõi hoạt động của tuần dương hạm Moscow mà Nga triển khai ở vùng biển gần Syria để bảo vệ căn cứ quân sự.
Tàu khu trục USS Carney của Mỹ - Ảnh: Hải quân Mỹ
Kênh truyền hình Zvezda (Nga) cho biết tàu của Mỹ đến từ vùng biển trung lập ở miền nam Cyprus. Tàu USS Carney bắt đầu hoạt động vào năm 1993 và được trang bị hệ thống Aegis chống tên lửa đạn đạo, theo Sputnik ngày 2.12.
Ngoài tàu chiến của Mỹ, tàu Moscow còn bị 2 tàu ngầm Dolunay và Burakreis của Thổ Nhĩ Kỳ theo dõi từ ngày 30.11.
Tàu tuần dương Moscow hoạt động ở vùng biển Địa Trung Hải gần Syria từ tháng 9.2015, và tiến gần bờ biển Syria vào ngày 25.11. Tàu được trang bị hệ thống tên lửa phòng không Fort, có năng lực tương tự với loại tên lửa S-300.
Tàu Moscow được điều đến gần bờ biển Syria nhằm gia tăng bảo vệ cho căn cứ không quân Hmeymim của Nga tại Latakia và được lệnh bắn hạ mọi mục tiêu gây nguy hiểm cho quân đội Nga. Đây là một trong những biện pháp tăng cường an ninh của Nga sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của nước này vào ngày 24.11.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Hàng rào an ninh chưa từng có tại Paris Chính phủ Pháp đã cho áp dụng những biện pháp an ninh nghiêm ngặt chưa từng có để chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao lần thứ 21 của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu. Binh sĩ Pháp tuần tra tại trạm tàu điện ngầm ở đại lộ Champs-Élysées Ngày 30.11 (giờ địa phương), Hội nghị lần thứ 21 Công ước...