Thả hơn 7,6 tấn cá giống để tái tạo nguồn thủy sản
Sáng 24/8, tại khu vực sông Vàm Nao (một nhánh của Sông Hậu), thuộc huyện Chợ Mới (An Giang), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh, đã thả trên 7,6 tấn cá giống các loại bản địa quý hiếm về với thiên nhiên
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), việc thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản là hoạt động nhằm bảo vệ, bảo tồn đa dạng thủy sinh vật, đặc biệt là các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế và xuất khẩu, bảo vệ cảnh quan môi trường và hệ sinh thái thủy sinh vật, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở các thủy vực trên địa bàn tỉnh An Giang cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang Võ Thị Thanh Vân cho biết, buổi lễ đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành, các tổ chức trong và ngoài tỉnh cùng bà con nhân dân tham gia đóng góp kinh phí với tổng số tiên trên 570 triệu đồng; quy ra số lượng cá thả đợt này là trên 7,6 tấn cá giống các loại và 180.500 con cá giống bản địa, loài đặc hữu ở khu vực sông Vàm Nao, sông Hậu, có giá trị như; cá Bông lau (7.500 con), cá Hô (9.800 con), cá Chày (35.000 con), Mè hôi (28.000 con), cá Ét (5.000 con), cá Cóc (20.000 con), Cá Vồ đém (40.000 con), Chạch lấu (10.000 con),…
Từ năm 2012, An Giang tổ chức thả cá về môi trường tự nhiên, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản
Theo bà vân, năm 2000, sản lượng thủy sản tự nhiên của tỉnh An Giang khai thác đạt khoảng 91 ngàn tấn; năm 2015 sản lượng khai thác là 23 ngàn tấn, đến năm 2017, sản lượng khai thác giảm còn 11,258 ngàn tấn. Có nhiều nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thủy sản tự nhiên, trong đó việc người dân sử dụng ngư cụ xung điện, chất độc, kích thước mắt lưới nhỏ so với quy định, đánh bắt trong mùa sinh sản, sinh trưởng… đã làm suy giảm nhanh chóng nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Video đang HOT
Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, từ năm 2012 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang phối hợp thường xuyên với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thả cá về thiên nhiên.
Kết quả, đến nay đã tổ chức 12 cuộc thả cá với trên 100 tấn cá giống các loại, tương đương với số tiền trên 4 tỷ đồng (chủ yếu là vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp).
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Đáng ngại: Vào mùa mưa, dân đổ xô đánh bắt, mua bán cá đồng non
Mùa mưa ở Cà Mau chính là thời điểm sinh sản của các loài thủy sản, trong đó, đặc biệt là nguồn lợi cá đồng. Đáng ngại, dù ngành chức năng khuyến cáo, hướng dẫn, thậm chí có những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn, nhưng hễ bước vào mùa mưa, tình trạng người dân lại đổ xô giăng bắt, mua bán các loại cá non đã trở thành điệp khúc chưa có hồi kết...
Dạo quanh các điểm chợ trên địa bàn TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau không khó để bắt gặp hình ảnh bày bán cá đồng non. Bất chấp sự can thiệp của ngành chức năng, các hộ dân ngang nhiên mua bán, "chào giá" sản phẩm "đặc sản" với khách hàng.
Những chậu cá đồng non bày bán rất nhiều ở các tuyến đường huyện U Minh.
Tình trạng này còn dễ nhận thấy hơn trên các tuyến đường về các địa phương vùng ngọt: Huyện Trần Văn Thời, U Minh. Tại đây, bằng nhiều cách thức đa dạng, người dân vừa trực tiếp đánh bắt cá đồng non vừa bày bán ngay tại nhà, dù biết việc làm này là vi phạm quy định.
Xã Nguyễn Phích (huyện U Minh) là một trong những khu vực có nguồn lợi cá đồng khá nhiều. Mặc dù thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở nhưng tình trạng giăng bắt cá đồng non vẫn tiếp tục tái phạm.
Cá đồng non đang "hút hàng" ở các chợ.
Để ngăn chặn tình trạng này, ngay từ đầu năm, ngành chức năng đã có nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản; kiểm tra, ngăn chặn tình trạng bắt cá đồng non trên địa bàn. Nhưng rồi "đâu cũng vào đấy". Một phần do cuộc sống mưu sinh nhưng phần lớn là do ý thức của một bộ phận người dân chưa cao, nên thực tế hễ cứ bước vào mùa mưa thì lại "nhộn" tình trạng đánh bắt, mua bán cá non.
Tình trạng mua bán cá non diễn ra tràn lan tại các khu chợ.
Với giá từ 120 - 150.000 đồng/kg, cá non (cá sặc, lòng ròng) là mặt hàng đang bị "hút" ở các chợ. Vì là của "hiếm" nên các thương lái phải tranh thủ đến các vùng sâu để thu mua.
Thiết nghĩ, để giải quyết vấn đề này, ngành chức năng cần phải mạnh tay hơn nữa với những biện pháp chế tài, xử lý nghiêm nhằm ngăn chặn kịp thời và tránh để nguồn lợi cá đồng bị cạn kiệt...
Theo Bảo Trân (Báo ảnh Đất Mũi)
Thả cá thể đồi mồi 9kg về tự nhiên Chi cục Quản lý nguồn lợi thủy sản Cà Mau vừa phối hợp cùng Phân hiệu trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau tổ chức thả một cá thể đồi mồi quý hiếm về môi trường tự nhiên. Trước đó, một ngư dân bắt được cá thể đồi mồi nặng khoảng 9 kg. Sau đó, ngư dân này liên hệ với một...