Thả con nhả nhiều nhớt ở ao bèo, cho ăn lá cây, lãi 10 triệu/tháng
Sau nhiều năm trăn trở, tìm cách làm giàu, thoát khỏi cảnh túng thiếu…giờ đây chị Nguyễn Thị Thắng (ở xóm Ngọc Thành, xã miền núi Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) đã thành công với mô hình nuôi ốc bươu đen sinh sản (hay còn gọi là ốc nhồi). Nhờ nuôi ốc bươu đen trong ao bèo mà chị Thắng có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng…
Sau nhiều lần trăn trở, suy tính nuôi con gì để phát triển kinh tế gia đình. Đến tháng 4/2016, chị Nguyễn Thị Thắng qua tìm hiểu báo chí, chị đã quyết định ra miền Bắc mua giống ốc bươu đen (ốc nhồi) về thả trong ao bèo với diện tích trên 1.500m2 của gia đình. Sau gần 6 tháng xuống giống ốc bươu đen, chị Thắng thu hoạch lứa đầu được 3 tạ ốc thịt thương phẩm, thu về 26 triệu đồng.
Chị Thắng phấn khởi khi nuôi ốc bươu đen đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt, chị Thắng chia sẻ: “Ban đầu tôi mua ốc giống hết 15 triệu đồng, vừa tôi vừa học hỏi kinh nghiệm nuôi ốc bươu đen. Tôi nhận thấy ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi dễ nuôi chủ yếu nước trong ao phải sạch, không nhiễm thuốc trừ sâu. Thức ăn của ốc nhồi chủ yếu là các loại lá cây như lá chuối, khoai lang, rau cải, lá sắn. Vì vậy, gia đình tận dụng đất còn bỏ hoang trồng thêm lá cây làm thức ăn cho ốc…”.
Nhờ nắm bắt được kỹ thuật nuôi ốc nhồi nên việc chăm sóc ốc của gia đình chị Thắng cũng thuật lợi. Ốc nhồi sinh trưởng tốt, cứ sau khoảng 5 tháng lại thu hoạch một lứa ốc. Trong năm 2018, gia đình chị Thắng thu hoạch được khoảng 1 tấn ốc bươu đen; với giá bán 80.000 đồng/kg gia đình thu về gần 80 triệu đồng. Bên cạnh đó, chị còn bán ốc nhồi giống với giá 300.000 đồng/kg. Tính ra, mỗi tháng, chị Thắng thu được khoảng 10 triệu đồng từ việc nuôi ốc bươu…
Trứng ốc bươu đen được chị Thắng lựa chọn cẩn thận trước khi đưa đi ấp.
Chị Thắng cho biết thêm: “Ốc bươu đen đẻ trứng từ tháng giêng đến tháng 9 âm lịch. Để gây ốc giống, sau khi ốc mẹ đẻ trứng, tôi ngồi tỉ mẫn nhặt trứng bỏ vào rổ nhựa nhỏ sau đó đặt vào chậu nhựa lớn có đổ nước. Phía dưới chậu có lót kê một chiếc bát để tránh trứng ốc bị ngập nước; mỗi chậu nhựa như vậy đặt 4 rổ nhựa nhỏ, sau đó đưa vào nơi có thoáng mát, sau 20 ngày trứng ốc nhồi sẽ nở”.
Nói về kỹ thuật nuôi ốc bươu đen chị Thắng cho chia sẻ: Tuy là một loài dễ nuôi và sinh trưởng tốt, nhưng cũng cần có kinh nghiệm, nước trong ao nuôi có độ sâu tầm 1m trở lại, mật độ thả 100 con/m2. Cứ khoảng 10 ngày tháo 2/3 nước, thay nước mới vào ao. Bờ ao nuôi ốc bươu đen phải luôn được phát dọn sạch sẽ, tránh chuột làm tổ ăn ốc và trứng. Cứ 3 – 4 ngày cho ốc ăn một lần bằng các loại lá cây. Trong quá trình nuôi phải tránh để ốc bươu vàng xuất hiện, bởi ốc bươu vàng sẽ phát triển lấn át mất ốc bươu đen.
Video đang HOT
Ốc bươu đen dễ nuôi nên việc chăm sóc cũng không quá khó.
Đầu năm 2019 đến nay, gia đình chị Thắng đang tập trung sản xuất ốc bươu giống để cung cấp cho người nuôi trong và ngoài tỉnh Nghệ An.
Cùng với việc nuôi ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi, gia đình chị Thắng kết hợp thả thêm cá vào diện tích ao nuôi ốc. Việc nuôi cá không ảnh hưởng đến sinh trưởng của ốc bươu đen; ngoại trừ không được nuôi cá trắm đen, cá dơi trắng, cá chép, bởi đây là những loại cá ăn ốc. Việc nuôi cá và ốc kết hợp đã cho chị Thắng thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm.
Theo Danviet
Hotboy 9X nuôi con "siêu đẻ" chỉ ăn bèo, lá cây mà kiếm 300 triệu/năm
Hotboy nuôi con "siêu đẻ" chỉ ăn bèo, lá cây-đó là cách người dân địa phương gọi 9x Nguyễn Văn Chính và mô hình nuôi ốc nhồi của anh. Đến xã Định Liên (huyện Yên Định, Thanh Hóa) hỏi về anh Nguyễn Văn Chính (SN 1992) không ai không biết đến. Nhắc đến tên anh người dân ở đây thường gọi bằng cái tên thân thiện Chính "ốc nhồi"...
Theo chỉ dẫn của người dân, phóng viên Dân Việt dễ dàng tìm đến nhà của Chính "ốc nhồi", anh Chính kể duyên đến với con ốc nhồi cũng là tình cờ.
"Trước kia tôi trải qua rất nhiều công việc, long đong lận đận, xuôi từ Nam rồi lại ngược ra Bắc. Trong một lần tôi và đám bạn nói chuyện về ốc nhồi, nhớ lại ngày còn nhỏ vẫn thường thấy ốc nhồi có nhiều ở trong ao, ngoài đồng. Sau đó tôi thấy thích thú với loại ốc này nên quyết đình tìm hiểu về nó và đam mê với con ốc nhồi từ lúc nào không hay..." anh Nguyễn Văn Chính cho biết.
"Hotboy ốc nhồi" Nguyễn Văn Chính vớt một nắm ốc nhồi thịt đang nuôi từ dưới ao bèo lên.
Sau qua trình tìm hiểu năm 2013, anh Chính quyết đình đầu tư để chăn nuôi ốc nhồi-con siêu đẻ. Ban đầu anh ra tận tỉnh Hải Dương để học tập kinh nghiệm nuôi ốc nhồi, sau về các huyện Như Thanh, Như Xuân của Thanh Hóa để lùng để mua ốc nhồi giống từ người dân bắt ngoài tự nhiên để về nuôi.
"Thời gian đầu mới nuôi ốc nhồi, do chưa nắm bắt được kỹ thuật nuôi ốc nhồi nên ốc nhồi chậm phát triển và chết dần. Lúc đó, sáng ra nhìn ốc nổi đầy mặt nước chết gần hết ao, tôi rất hoang mang, nhiều khi cũng muốn bỏ cuộc, để tìm kiếm công việc khác...".
Quyết tâm làm giàu với loài ốc siêu đẻ, anh Nguyễn Đức Chính giờ đây đã thành công.
Sau bao đêm nằm vắt tay lên trán suy nghĩ, 9X Nguyễn Đức Chính quyết tâm theo đuổi mô hình nuôi ốc nhồi đến cùng. Anh suy luận, người ta nuôi được, mình trẻ, khỏe, năng nổ, chịu khó chẳng nhẽ lại chịu thua.
"Không bỏ cuộc tôi lại quyết tâm đi học hỏi lại kinh nghiệm nuôi ốc nhồi. Lần nay tôi ra Hà Nội rồi lên tận tỉnh Bắc Kạn để học hỏi về kỹ thuật nuôi ốc nhồi. Đến năm 2016, tôi đã hoàn toàn nắm bắt được kỹ thuật nuôi ốc nhồi và tìm ra được nguyên nhân khiến ốc chết. Từ đó đến nay, cơ sở ốc nhồi thịt, ốc nhồi giống của gia đình đã cung cấp con giống cho bà con khắp các tỉnh từ Bình Định trở ra và mỗi năm lợi nhuận từ 300 triệu trở lên...", Hotboy ốc nhồi Nguyễn Văn Chính thổ lộ bí quyết dẫn đến thành công.
Theo Nguyễn Văn Chính, loài ốc nhồi rất sạch, thức ăn của chúng hoàn toàn tự nhiên như bèo tấm, rau mồng tơi, lá sắn, lá bầu... miễn là các loại rau, lá đó không nhiễm thuốc trừ sâu. Nếu có hóa chất bảo quản thì ốc nhồi sẽ chết và không có cách nào cứu chữa. Ốc nhồi là 1 trong những loài mẫn cảm với hóa chất, sự thay đổi hóa lý của môi trường...
Anh Chính suy tính, con ốc nhồi ngoài tự nhiên đang khan hiếm và có nguy cơ "tuyệt chủng", giá cả lại cao, nên việc nhân nuôi loài ốc này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tế cao bởi ốc nhồi "siêu đẻ", chi phí thức ăn và công chăm sóc thấp...
Nguyễn Đức Chính cho biết, nuôi ốc nhồi quan trọng nhất là để ý đến nguồn nước, thức ăn. Nước trong ao nuôi ốc nhồi luôn duy trì độ sâu từ 40 - 100 cm là an toàn cho ốc, lượng thức ăn chỉ cho ăn vừa đủ, nếu dư thừa sẽ ô nhiễm nguồn nước dẫn đến ốc chết.
Ốc nhồi mùa đông nó dường như không hoạt động, lúc đó cần hút hết nước trong ao để ốc rúc xuống bùn trú đông, hoặc thả thật dày cây bèo tây (lục bình) xuống ao để giữ ấm cho ốc.
Những con ốc nhồi khỏe mạnh đang được Hotboy ốc nhồi Nguyễn Văn Chính nuôi trong ao.
Nguyễn Văn Chính cho PV Dân Việt biết, ốc nhồi nuôi sau 12 tháng là sinh sản và thời gian ốc nhồi sinh sản từ tháng 2 - 8 âm lịch, vì thế nên nhiều người gọi ốc nhồi là con siêu đẻ. Một con ốc mẹ đẻ từ 5 - 6 ổ trứng/năm, thời gian ấp trứng từ 20 - 25 ngày. Khi ấp phải thường xuyên quan sát trứng ốc nhồi và luôn giữ cho trứng khô. Thời gian nuôi từ khi ốc nở đến khi thành ốc thịt là sau 3 tháng.
9X Nguyễn Văn Chính giới thiệu về cách ấp trứng ốc nhồi.
Giờ đây anh Nguyễn Văn Chính là địa chỉ tin cậy về ốc nhồi giống. Sau 30 ngày tuổi ốc nhồi giống có giá là 500 đồng/con, ốc nhồi bố mẹ từ 160 - 180 nghìn đồng/kg.
Theo Danviet
Cách làm ốc xào măng cay dân dã mà ngon khó cưỡng Món ăn có vị dai giòn của ốc, hòa quyện cùng vị ngọt của măng tươi sẽ đổi vị cho bữa cơm gia đình. Nguyên liệu: - Ốc nhồi hoặc ốc bươu: 1 kg - Măng lá: 0,5 kg - Ớt tươi: 2 quả - Rau gia vị: lá lốt, tía tô, hành lá. Cách làm: Bước 1: Ốc sau khi mua về,...