Thà chịu thiệt cũng đừng làm việc này, bằng không sẽ rước họa vào thân
Trong cuộc sống không thiếu những người mù mắt trước những lợi ích trước mắt, cố sống cố chết vì những chuyện nhỏ nhặt, chứ nhất định không để bản thân chịu thiệt
Thà chịu thiệt chứ đừng chăm chăm kiếm chác lợi ích nhỏ trước mắt
Trong cuộc sống không thiếu những người mù mắt trước những lợi ích trước mắt, cố sống cố chết vì những chuyện nhỏ nhặt, chứ nhất định không để bản thân chịu thiệt. Vậy nhưng, càng sống như vậy, bạn chỉ càng bỏ qua những điều quý giá thực sự ở phía trước mà thôi.
Dục vọng vốn thuộc về bản chất con người. Nhưng để dục vọng vượt lên quá mức chỉ tự rước lấy họa vào thân. Bởi ham muốn hưởng lạc sẽ làm hao mòn ý chí, ăn mòn tâm hồn con người một cách dễ dàng nhất.
Bạn nên tin rằng “chịu thiệt là có phúc”. Ngay cả khi bị thiệt thòi, cũng đừng mãi canh cánh trong lòng, hãy tin rằng bạn không cần phải trừng phạt họ, luật nhân quả luôn tồn tại, những người đó sớm muộn cũng phải trả giá cho hành động mà họ đã làm.
Thế nhưng, bên cạnh đó, bạn cũng đừng quá tin người, việc đề phòng những kẻ lừa đảo là không thể xem nhẹ.
Video đang HOT
Càng tham chấp, lòng càng bất an
1. Lòng tham mù quáng luôn khiến con người luôn “căng như dây đàn”, sân si và chẳng thể tận hưởng niềm vui sống.
2. Sẽ ra sao nếu họ tiết kiệm được vài giây vượt đèn nhưng lại thương tật khắp người hay thậm chí đánh mất mạng sống vì tai nạn giao thông? Đời người càng vội vàng, hấp tấp, ham cái lợi trước mắt có thể dẫn đến những sai lầm vô cùng đáng tiếc.
3. Lợi ích trước mắt chính là thứ cám dỗ nguy hiểm, nó có thể khiến con người ta lầm đường lạc lối, thậm chí đánh mất cả tương lai. Cổ nhân dạy: “Trong miếng mồi ngon tất có con cá chết”.
Hãy cho đi khi còn có thể, cho đi chính là nhận lại nhiều hơn!
'Không có hạnh phúc trong việc sở hữu hay đón nhận, chỉ có hạnh phúc khi cho đi' - Henry Drummond.
Câu chuyện đôi giày của người nông dân
Chàng sinh viên trẻ tuổi đang tản bộ cùng vị giáo sư đáng kính của anh ta. Trên đường đi, họ bắt gặp một đôi dép cũ mèm nằm bên lề đường. Cả hai đoán rằng đó là dép của người nông dân đang hì hụi cày cuốc dưới cánh đồng gần đó. Chàng sinh viên trẻ tuổi nói:
- Thầy, chúng ta thử trêu chọc người nông dân ấy một chút xem sao. Em sẽ giấu dép của người ta rồi chúng ta sẽ trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ấy ra sao nếu không thấy dép của mình.
Người thầy can ngăn:
- Em đừng bao giờ trêu chọc những người nghèo khó để mua vui cho chính mình. Thay vào đó, sao em không thử đặt một đồng tiền vào trong dép của ông ấy rồi chờ xem phản ứng của ông ta sẽ như thế nào?
Anh chàng sinh viên làm theo lời khuyên của thầy mình, sau đó cả thầy và trò cùng nấp sau bụi cây gần đó rồi chờ đợi.
Khi xong xuôi việc đồng áng, người nông dân có dáng hình khắc khổ lên tới nơi để dép để chuẩn bị ra về. Khi ông vừa xỏ chân vào dép thì cảm thấy có vật gì đó, ông ta cúi xuống và tìm thấy một đồng tiền. Ông vô cùng kinh ngạc. Người nông dân lật đi lật lại hai mặt của đồng tiền và ngắm nhìn thật kỹ. Một hồi lâu sau, ông bỏ đồng tiền vào túi và tiếp tục xỏ chân vào chiếc dép còn lại. Và ông như không tin vào mắt mình khi tiếp tục tìm thấy đồng tiền thứ hai trong dép. Ông sững người. Rồi ông quỳ rạp xuống đất, ngước lên trời chắp tay cảm tạ chân thành. Ông cảm tạ trời đất đã mang một món quà đúng lúc, giúp gia đình ông bớt khổ trong hoàn cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật và lũ con nheo nhóc bữa đói bữa no.
Cách đó không xa, chàng sinh viên nông nổi ban nãy giờ lặng người vì xúc động, mắt rơm rớm. Người thầy cất tiếng nhẹ nhàng:
- Bây giờ em có thấy vui hơn so với việc mang ông ấy ra làm trò đùa không?
- Thầy đã cho em hiểu được ý nghĩa của câu nói: "Cho đi chính là nhận lại". Đây là sẽ bài học em không bao giờ quên, thầy ạ.
Người "cho đi" mới là người hạnh phúc nhất
Có nhiều quan niệm rằng được nhận lại điều gì đó mới là vui, còn cho đi là mất mát. Nhưng thực ra, cho đi mới là hạnh phúc hơn cả. Điều tuyệt vời nhất của sự cho đi chính là nhận lại sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn. Như tác giả người Scotland - Henry Drummond từng nói: "Không có hạnh phúc trong việc sở hữu hay đón nhận, chỉ có hạnh phúc khi cho đi".
Đâu cần phải giàu có dư dả mới có thể cho đi, dù nghèo khó, ta vẫn có nhiều thứ giá trị để cho đi hơn là vật chất. Đó có thể là tinh thần, là tấm lòng nhân ái, sự đồng cảm, chia sớt nỗi buồn đúng lúc hay hành động kêu gọi sự ủng hộ, san sẻ từ những người xung quanh. Hoặc đơn giản chỉ là dành chút thời gian để bầu bạn, lắng nghe tâm sự của một ai đó đang trong cơn đau khổ cũng đã là "cho đi". Ta có thể cho đi mọi điều, chỉ cần tâm luôn bao dung và rộng mở. Giá trị của sự cho đi không thể đong đếm bằng số lượng vật chất, mà từ tâm ý, tình yêu thương của mỗi người.
Cho và nhận cũng giống với "nhân" và "quả". Vũ trụ vận hành với luật nhân quả chặt chẽ và công bằng, gieo gió ắt sẽ gặp bão, gieo nhân nào sẽ hái quả đó. "Quả" không chỉ đến với ta trong kiếp sống này mà sẽ còn theo ta mãi trong các kiếp sống về sau. "Cho đi" là một cách tuyệt vời để gom nhặt phúc đức. Khi giúp đỡ được càng nhiều người, cũng chính là ta đang "gửi tiền vào ngân hàng nhân quả". Một ngày nào đó, khi ta khó khăn và thực sự cần sự giúp đỡ, ta sẽ nhận lại tương xứng với những gì mình đã cho đi, thậm chí là còn hơn thế!
Cuộc sống hiện đại được cho là ngày càng thực dụng. Nhưng dẫu cho bao người đang đặt lợi ích cá nhân lên trên hết, hãy cứ sống đúng với tâm của mình. Đừng chờ ai đó hỏi thăm mới nói cho họ biết rằng bạn cũng quan tâm và yêu thương họ, đừng để ai đó phải thoi thóp mới chìa tay ra cứu giúp.
So đo càng nhiều càng khổ đau: Muốn nhận lại chân thành đừng quên 1 đạo lý để đời Muốn người khác chân thành với mình, trước tiên hãy chân thành với họ. Sống càng tính toán, càng so đo, nhận lại sẽ chỉ toàn mưu lợi và toan tính mà thôi. Muốn người khác chân thành với mình, hãy chân thành với họ Muốn người khác chân thành với mình, trước tiên hãy chân thành với họ. Sống càng tính toán,...