Thả cày vòi hương và 6 cuốc ngực trắng về Khu bảo tồn Sơn Trà
Một cá thể cày vòi hương và 6 cá thể cuốc ngực trắng đã được tái thả về khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (TP Đà Nẵng).
Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng (Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng) vừa tái thả một cá thể cày vòi hương (tên khoa học: Paradoxurus phoenicurus) nặng 1,5kg và 6 cá thể cuốc ngực trắng (tên khoa học: Amaurornis phoenicurus) nặng 0,5kg về khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.
Đây là những cá thể thuộc danh mục động vật rừng thông thường quy định tại Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012.
Chi cục kiểm lâm Đà Nẵng thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên (ảnh Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng)
Video đang HOT
Những cá thể này do bà Nguyễn Thị Phương Thảo (trú phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) giao nộp.
Được biết, trong chương trình thực hiện nhiệm vụ, Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng thường xuyên tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã.
Từ đó, nhiều tổ chức, cá nhân nhận thấy được trách nhiệm của mình, đã tự nguyện giao nộp động vật hoang dã để tái thả lại môi trường tự nhiên.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Phát hiện hàng chục cá thể voọc chà vá chân đen quý hiếm
3 đàn voọc chà vá chân đen với hàng chục cá thể đã được phát hiện trên núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai). Đây là loài động vật quý hiếm, cần được đặc biệt ưu tiên bảo vệ.
Ngày 11/7, Hạt Kiểm lâm liên huyện Xuân Lộc - Thị xã Long Khánh (Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Đồng Nai) cho biết, qua quá trình điều tra và tìm hiểu từ nguồn tin báo của người dân địa phương, đơn vị này đã xác định được 3 đàn voọc chà vá chân đen với hàng chục cá thể đang sinh sống trên núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc.
1 cá thể voọc chà vá chân đen đang sinh sống trên núi Chứa Chan.
Ông Tôn Hà Quốc Dũng, Hạt phó Hạt Kiểm lâm liên huyện Xuân Lộc - thị xã Long Khánh, cho biết, sau khi tiếp nhận nguồn tin từ người dân về việc có nhiều cá thể voọc chà vá chân đen sinh sông trên núi Chứa Chan, đơn vị này đã theo dõi tìm hiểu và ghi hình ảnh về các đàn voọc này.
Theo đó, khoảng 20 cá thể voọc chà vá chân đen chia làm 2 đàn nhỏ hiện đang sinh sống ở độ cao khoảng 300m trên núi Chứa Chan, thuộc địa bàn ấp Suối Cát 2, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc. Ngoài ra, ở độ cao 600 m trên núi, còn có 1 đàn voọc khác cũng đang sinh sống.
"Thời điểm đàn voọc xuất hiện và di chuyển từ nơi nghỉ đến nơi kiếm ăn thường vào buổi sáng và chiều hàng ngày", ông Dũng cho biết.
Trước đó, nhiều người dân có rẫy dưới chân núi Chứa Chan và những người hành hương, làm công quả ở các chùa ven núi thỉnh thoảng bắt gặp có một bầy voọc xuất hiện ở lưng chừng núi. Thậm chí có lúc chúng còn xuống tận các mô đá dưới chân núi để kiếm ăn. Sau đó, nhiều người biết chuyện đã trình báo cơ quan chức năng.
Theo Hạt Kiểm lâm liên huyện Xuân Lộc, thị xã Long Khánh, voọc chà vá chân đen là một trong những loại động vật nguy cấp quý hiếm nhóm 1B, cần được đặc biệt ưu tiên bảo vệ.
Hiện nay, Hạt Kiểm lâm liên huyện Xuân Lộc - thị xã Long Khánh đã triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ các đàn voọc này.
Vĩnh Thủy
Theo Dantri
Hai con khỉ đi lạc vào vườn nhà dân Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) hôm nay tiếp nhận 2 cá thể khỉ quý hiếm đi lạc vào vườn nhà, bị người dân bắt nhốt. Cá thể khỉ quý hiếm được cứu hộ để thả về tự nhiên. Ảnh: VQG Phong Nha - Kẻ Bàng Ngày 21/4, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật...