Thà anh làm… Sở Khanh
Nếu người ta cho Sở Khanh được nói, thì e cũng nhiều chàng mắc nỗi oan gia.
Cụ Nguyễn Du quả là tài tình, Truyện Kiều của cụ làm người đời mỗi lần nhắc đến bọn buôn gái thì gọi là Tú Bà, những tên trai lơ bảnh chọe gọi là Mã Giám Sinh, những kẻ ghen tuông mù quáng là Hoạn Thư và cái hạng người như tôi, làm con gái người ta mang bầu rồi “bỏ của chạy lấy người” đích thị là Sở Khanh. Nhưng giá mà cụ cố tạo ra thêm một hạng người nữa thì tuyệt biết bao. Đó là những cô dùng mọi thủ đoạn biến người ta thành Sở Khanh và mình “tình nguyện” làm nạn nhân đau khổ.
Em cho tôi uống rượu, cho tôi say và cho tôi làm chuyện ấy. Cuối cùng em cho tôi cái vinh dự làm một tên Sở Khanh. Tôi không nhớ mình nói đến lần thứ bao nhiêu rằng tôi đã có ý chung nhân, em đừng hoài công theo đuổi. Thế mà em giả câm giả điếc.
Tối đó em kêu em gặp chuyện không vui, chỉ phiền tôi một lần cuối thôi, rồi giải thoát cho tôi. Không hiểu là tôi ngố hay khờ khạo mà tôi tin thế thật. Trước khi đi, tôi còn gọi cho người yêu mình nói rõ sự tình đàng hoàng, tránh cho cô ấy hiểu lầm. Tôi đã nghĩ mình khôn ngoan khi làm thế, nào ngờ tôi vẫn còn dại lắm.
Em vui mừng ra mặt đến báo cho tôi cái tin em mang bầu, cứ như thể em vừa trúng số độc đắc. Em bắt tôi phải cưới. Mà nào tôi có đáng để em làm thế, sao em cứ phải giành bằng được. Tôi thành thật khai báo với người yêu của tôi. Cứ nghĩ cô ấy sẽ lồng lộn lên mà oán trách. Nào ngờ cô ấy bản lĩnh hơn tôi tưởng.
Chỉ mong em sau này, tìm được người tử tế, đừng Sở Khanh như tôi mà trao thân gửi phận, như thế là tôi mừng cho em (Ảnh minh họa)
Thế là đành xin lỗi em vậy. Nếu người yêu tôi có thể chấp nhận được điều đó, chấp nhận lấy tôi và nuôi đứa con của tôi và em, thì tôi cũng có đủ dũng khí để làm một gã Sở Khanh. Tôi sẽ chịu trách nhiệm với những gì mình đã “vô tình” làm, tôi sẽ nuôi con. Người yêu tôi nói đúng, tôi phải sửa sai lầm của mình nhưng không phải dùng sai lầm sau để hóa giải sai lầm trước. Tôi không thể cưới và sống với một người tôi không yêu. Điều đó chẳng những khổ cho tôi mà em cũng chẳng hạnh phúc đâu em.
Hôm tôi nói quyết định của tôi, em chửi vào mặt tôi “đồ Sở Khanh!”. Giá mà em nghĩ lại kẻ Sở Khanh này đã ước ao em buông tha cho như thế nào, vậy mà em cứ buộc tôi phải thành người như thế. Giờ có nói gì đi chăng nữa, tôi cũng vẫn thấy mình có tội với em. Khù khờ quá cũng là cái tội phải không em?
Video đang HOT
Thiên hạ có biết, có bào chữa cho tôi như thế nào thì tôi cũng vẫn nghĩ mình là một gã Sở Khanh, tôi tự nhận điều đó. Nhưng tôi không muốn mình lại thêm một tội là tên chồng phụ bạc, vì vậy tôi chấp nhận. Chỉ mong em sau này, tìm được người tử tế, đừng Sở Khanh như tôi mà trao thân gửi phận, như thế là tôi mừng cho em.
Điều cuối cùng tôi muốn nói với em, dù không muốn nhưng tôi vẫn phải làm Sở Khanh!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nhật kí lần đầu tiên đi coi thi
Với nhiều sinh viên, được đi coi thi vừa là nỗi lo vừa là niềm vinh dự, tự hào. Bởi vậy lần đầu tiên làm giám thị để lại rất nhiều cảm xúc và những trải nghiệm thú vị.
"Ngày công đầu tiên..."
Có lẽ, lần đầu được làm giám thị được xem là "ngày công đầu tiên" của bạn Lê Trung Kiên (có nickname là Cu Tí), lớp Vận tải kinh tế đường bộ và thành phố K49 - ĐH Giao Thông Vận Tải Hà Nội. Với Kiên, đi coi thi là niềm tự hào nhưng cũng phải gánh trách nhiệm rất nặng nề. Vì thế, Kiên phải thu xếp thời gian hợp lí để làm tròn nghĩa vụ cao cả của mình.
Ảnh Lê Anh Dũng
Vì nhà xa nên cậu bạn phải dậy từ 5h sáng, sợ tắc đường nên cũng chẳng kịp ăn sáng, tất tả đến điểm thi luôn. Lần đầu tiên được chứng kiến và thực hành từ đầu tới cuối công tác coi thi ĐH từ việc nghe phổ biến quy chế thi ở phòng Hội đồng, bốc thăm ngẫu nhiên chọn phòng, tổ chức coi thi cho đến khâu thu bài, kiểm tra để niêm phong, nên Kiên không khỏi hồi hộp, lo lắng.
Lúc coi thi Kiên luôn phải chú ý cẩn thận trong mọi việc như đánh số báo danh, nhận mặt thí sinh xem có khớp với hồ sơ không, kiểm tra xem các em có ghi đúng số báo danh, mã đề...không, vì nếu chỉ một sai sót nhỏ xảy ra thì hậu quả khó gánh nổi.
Trong suốt quá trình coi thi, chứng kiến cảnh các sĩ tử căng thẳng, lo lắng "vật lộn" với đề thi Toán "khó nhai" vào buổi sáng, và đề Vật Lý dài lê thê vào buổi chiều, Kiên nhớ lại: "Nhìn các em, nhớ lại cách đây 3 năm mình cũng bỡ ngỡ, sợ sệt bước vào phòng thi, run tới ngột thở. Có điều bây giờ mình ở vị trí khác rồi, làm giám thị thật vui nhưng cũng đầy trách nhiệm".
Kiên kể thêm: "Phòng mình coi có một em không làm được bài, cứ cắn bút từ đầu tới cuối, rồi bỏ bê bài làm như kiểu đi thi cho biết "mùi" ĐH. Mình không hiểu vì bố mẹ em đó không biết lực học của con nên ép con đi thi hay vì em đó muốn "thử" cảm giác ngồi trên ghế giảng đường một lần? Thi ĐH như thế vừa vất vả mà không mang lại kết quả gì. Mình thấy thật đáng trách".
Ảnh Hương Giang
Còn có một cô bé cứ hì hụi làm bài từ đầu tới cuối, tới khi nộp bài xong về chỗ ngồi thì bật khóc nức nở, mình dỗ mãi không nín, hỏi ra mới biết em đó ghi sai kết quả nên sợ quá khóc luôn. Đặt vị trí của mình vào đó cũng thấy thương, vì cả đời học sinh, đèn sách đi thi mong một lần đỗ ĐH, nhưng lúc làm bài vì áp lực tâm lý nên hay bị lẫn, nhiều trường hợp còn sai hết. Mình vừa tiếc, vừa thương cho em ấy".
Coi thi xong môn Toán, Kiên ở lại trường luôn để tránh muộn giờ coi thi buổi chiều. Ngày thi đầu tiên rơi đúng vào đợt nắng nóng, ở lại trưa không có chỗ nghỉ mà phải nằm tạm ở ghế của phòng học nên nhiều giám thị sinh viên cũng thấy mệt mỏi. Kiên chia sẻ: "Vì nóng nực và sợ trễ giờ nên mình cũng ngại ra ngoài ăn, đành ăn tạm cơm chay cùng các bạn sinh viên tình nguyện. Dù vất vả nhưng vẫn thấy vui".
Đến chiều khi các thí sinh thi xong môn Vật Lý, vì thấy đeo thẻ giám thị nên mấy bác phụ huynh tới hỏi han Kiên về đề thi, và nói chuyện. Được tin tưởng nên Kiên cũng không ngần ngại chia sẻ những kinh nghiệm khi đi thi, làm bài thi của mình.
... Là những trải nghiệm thú vị
Còn với cô bạn cùng lớp "Cu Tí", Nguyễn Thị Lê Na thì ngày đầu tiên đi coi thi ĐH là những trải nghiệm thú vị. Đây là sự kiện "có một không hai" trong đời sinh viên nên Lê Na chuẩn bị rất kĩ lưỡng. Cô bạn đã dành cả buổi rong ruổi khắp phố phường để chọn cho mình những bộ quần áo, giày dép đẹp nhất, phù hợp nhất, sao cho ra dáng một "cô giáo mẫu mực".
Trước ngày thi, Lê Na thu xếp đi ngủ từ sớm để sáng mai còn dậy đúng giờ vì 6h đã phải có mặt ở điểm thi để bốc thăm nhận phòng. "Lúc bốc thăm mình hồi hộp lắm, chỉ mong được coi ở phòng có thầy cô mình quen thì sẽ thấy tự tin và có cảm giác an tâm hơn." - Lê Na tâm sự.
Ảnh Lê Anh Dũng
Vì là giám thị hai nên nhiều thủ tục không được phổ biến, cô bạn cảm thấy rất "rối trí" trong nhiều tình huống, có khi làm gì cũng lóng ngóng và luôn phải hỏi: "bây giờ em phải làm gì ạ?" hay "cái này phải làm như thế nào ạ?". Na chia sẻ: "Nhiều lúc mình thấy khó xử lắm, vì nếu không hỏi thầy cô thì sợ làm sai, nhưng hỏi nhiều thì mình lại ngại".
Lần coi thi đầu tiên để lại trong Lê Na nhiều cảm xúc, nhất là khi bước vào phòng thi thấy nhiều thí sinh bỏ thi, cô bạn cảm thấy buồn, còn nhìn những em không làm được bài, "vò đầu bứt tai" mãi rồi gục xuống bàn mà không ra lại thấy thương. "Lúc đó mình chợt nghĩ đến cảnh ba mẹ các em đang mòn mỏi chờ con dưới cái nắng gay gắt trước cổng trường, sự lo lắng hiện hữu trên từng gương mặt khắc khổ của họ, hơn ai hết họ đều mong con mình đỗ đạt, nhưng ít ai biết rằng trái với kì vọng của họ, những đứa con trong phòng thi chỉ ngồi "cắn bút", có em "thừa giấy vẽ voi". Chỉ nghĩ đến đấy mà mình như nghẹn lại" - Lê Na giãi bày.
Thêm vào đó, gặp những cảnh các ông bố, bà mẹ từ quê đưa con "lên kinh ứng thí" còn nhiều bỡ ngỡ, đường xá không thông thuộc, lại bị nhiều người lợi dụng "chặt chém" nên nhiều giám thị như Lê Na đều cảm thấy xúc động, cô bạn chia sẻ: "Mình coi bố mẹ các em như bố mẹ mình thôi, cũng từng vất vả đưa con đi thi như thế nên đồng cảm lắm".
Vậy mà có nhiều em chưa nghĩ được sâu xa, làm bài thi rất hời hợt, thậm chí phải để giám thị lo thay. Lê Na kể lại: "Ở môn thi Vật Lý, thấy nhiều em khoanh tới 5- 6 đáp án vào đề nhưng không chịu tô vào tờ bài làm, mình đã nhắc trước rất nhiều lần nhưng các em cứ để đấy, tới khi chỉ còn 30 phút nữa là hết giờ nhưng vẫn chưa thấy em nào chịu tô vào, mình lại giục. Mình chỉ sợ hết thời gian mà các em vẫn không tô thì khổ".
Cuối cùng thì ngày coi thi đầu tiên cũng kết thúc, cả Trung Kiên và Lê Na mệt nhoài. Hai giám thị trẻ cũng như rất nhiều các bạn sinh viên khác lần đầu làm "thầy cô" đều cảm thấy vất vả nhưng có nhiều trải nghiệm thú vị mà nếu những ai không một lần được làm giám thị sẽ không bao giờ có được.
Theo VNN
Trải nghiệm độc quyền webgame thuần Việt tại trụ sở VTC Chúng tôi được vinh dự thử nghiệm Generation 3 với sự tư vấn chu đáo của đại diện NSX. Trong các studio game thuần Việt hiện tại thì có vẻ như VTC Studio đang dẫn đầu. Với nhiều yếu tố thuận lợi như nhân sự giỏi, "dày vốn", có mục tiêu định hướng rõ ràng, họ đang cho ra đời hàng loạt dự...