Thả 7 cá thể linh trưởng quý hiếm về môi trường tự nhiên
Sáng 6/7, tin từ Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật vừa phối hợp với Hạt kiểm lâm Vườn thả 5 cá thể động vật quý hiếm về với môi trường tự nhiên.
Trong số 5 cá thể này bao gồm 2 khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), 1 khỉ vàng (Macaca mulata), 1 khỉ mốc (Macaca assamensis) và 1 khỉ đuôi lợn (Macaca nemestrina). Đây là các loài thuộc bộ Linh trưởng, có phân bố tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, trong đó 3 loài nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ là khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn và khỉ mốc.
Được biết, các cá thể động vật quý hiếm này được tịch thu từ các hộ gia đình nuôi nhốt động vật trái phép trên địa bàn TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Cá thể khỉ mắt đỏ (Ảnh: VQG Phong Nha – Kẻ Bàng cung cấp)
Hiện tại các cá thể này đang được chăm sóc, theo dõi sức khỏe tại Khu Cứu hộ Động vật thuộc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
Sau khi nuôi chăm sóc và đạt thời gian kiểm dịch, toàn bộ những cá thể động vật này sẽ được thả lại vào tự nhiên tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
Trước đó, ngày 26/5, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật cũng đã tiếp nhận 2 cá thể khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) từ Phòng CSMT, Công an tỉnh Quảng Bình.
Video đang HOT
Đặng Tài
Theo dantri
Thương lái Trung Quốc ráo riết săn lùng gen quý hiếm tại Việt Nam
Để ngăn chặn và phòng ngừa triệt để vấn nạn thương lái Trung Quốc thu mua các giống cây trồng quý hiếm, UBND tỉnh Quảng Ninh vừa chính thức nghiêm cấm tất cả các hành vi thu mua, vận chuyển các loại giống cây trồng thuộc danh mục cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu.
Vừa qua thương lái Trung Quốc mua ...bông thanh long không biết để làm gì
Trong đó, bao gồm cả cây trồng đặc sản, chủ lực của Quảng Ninh đang xây dựng thương hiệu.
Tỉnh cũng yêu cầu các ngành nông nghiệp, khoa học công nghệ cùng chính quyền các địa phương khẩn trương rà soát, đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ các giống cây trồng đặc sản, chủ lực của tỉnh, đồng thời công bố công khai danh mục các giống cây trồng, vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu trên địa bàn tỉnh để nhân dân biết và cùng tham gia bảo vệ; Xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi thu mua vận chuyển các giống cây trồng quý hiếm trên địa bàn.
Những năm gần đây, các tư thương nước ngoài, chủ yếu là tư thương Trung Quốc đang đẩy mạnh thu thập, nghiên cứu, lai tạo và làm giàu nguồn gen các cây trồng quý hiếm của Việt Nam như lúa chiêm, lúa thơm, nếp cẩm, nếp cái hoa vàng... và một số giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây dược liệu quý hiếm.
Các tư thương sử dụng danh nghĩa khác nhau như hợp tác khoa học, khách du lịch, thăm thân nhân để thu mua với giá cao, sẵn sàng trả tiền trước để khuyến khích thu hút nguồn hàng.
Cùng đó, họ thuê người địa phương vận chuyển qua biên giới theo đường tiểu ngạch, hoặc trực tiếp nhận hàng từ đối tác Việt Nam ở biên giới và tự mình vận chuyển qua biên giới theo đường chính gạch.
Hầu hết các giống cây quý hiếm được bó lẫn với các giống cây trồng thông thường khác, thậm chí gắn mác cây trồng kém chất lượng để tránh sự kiểm tra, phát hiện của các cơ quan chức năng.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu, hoạt động này đang diễn ra ở hầu khắp các địa phương với quy mô ngày càng lớn, thủ đoạn tinh vi và phức tạp. Ông Hậu cho biết, công tác quản lý các giống cây trồng quý hiếm của Việt Nam còn nhiều bất cập, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
Mặt khác, ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia của người dân chưa cao nên đã tiếp tay cho tư thương người nước ngoài trong việc thu mua, vận chuyển nguồn gen quý hiếm ra nước ngoài.
Việc làm trên đã làm thất thoát và gây nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thực vật đa dạng của quốc gia, ảnh hưởng xấu đến môi trường và giảm lợi thế cạnh tranh các sản phẩm hàng nông sản Việt Nam.
Cạn kiệt, tuyệt chủng
Thực tế tại Quảng Ninh cho thấy từ năm 2010, các tư thương Trung Quốc đã nhiều lần tổ chức thu mua các loại cây như phong ba ở Hải Hà, lá chu ka (còn gọi cu ca) ở Tiên Yên, lan Kim tuyến ở Bình Liên, ba kích ở các huyện miền Đông của tỉnh hay cây huyết giác...
Đáng chú ý, các tư thương Trung Quốc còn có ý định thu mua tận diệt nhiều loài thảo dược quý làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và gây bất ổn trong an ninh nông nghiệp.
Vườn ươm cây hoa lan của Trung tâm Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh. (Ảnh:TTXVN)
Điển hình là những đợt thu mua cây lan Kim tuyến ở Bình Liêu vào trước năm 2013. Loài cây này sinh sống trên các triền núi đá vôi, dọc theo khe suối dưới tán cây to trong rừng ẩm có độ cao từ 500 đến hơn 1.000m có tác dụng chữa trị một số loại bệnh như ung thư, ức chế sự phát triển của khối u, điều hoà huyết áp, bệnh dạ dày, yếu sinh lý, đặc biệt là khả năng tái tạo tế bào gan.
Vào khoảng tháng Tư đến tháng Sáu hàng năm, người dân các xã ở huyện Bình Liêu rủ nhau lên rừng tìm cây kim tuyến để mang bán cho các thương lái Trung Quốc.
Trước năm 2011, nhiều người còn chưa hiểu về giá trị của loại thảo dược này nên chỉ bán với giá rất thấp khoảng 50 ngàn đồng/kg. Đến khi giá của loại cây này được đẩy lên tới 1,6 triệu đồng/kg cây tươi, đông đảo người dân Bình Liêu đã rủ nhau vào rừng sâu để tìm kiếm vài ba lạng kim tuyến bán cho tư thương người Trung Quốc.
Tình trạng này khiến cây kim tuyến rơi vào nguy cơ bị cạn kiệt, tuyệt chủng.
Nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đang phải đối diện với nạn "chảy máu" nguồn gen các cây quý hiếm bởi chiến lược thu thập, lai tạo và làm giàu gen của các tư thương nước ngoài.Tình trạng này cảnh báo các địa phương nêu cao cảnh giác, bảo vệ nguồn gen quý hiếm cây trồng quốc gia.
Theo Thông tấn xã Việt Nam
Chuyển 20 cá thể trai tai tượng khổng lồ thành mẫu vật quốc gia Ngày 4-4, UBND tỉnh Quảng Ngãi thống nhất để Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi chuyển giao 20 cá thể trai tai tượng khổng lồ, với tổng trọng lượng 625 kg, cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam lưu giữ, trưng bày phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học và bổ sung vào bộ sưu...