Thả 3 viên đá lạnh xuống chậu hoa, cô gái không ngờ “chế” ra thứ hữu ích thế này
Những viên đá sẽ tan ra thành nước một cách chậm chạp, và giúp cây có thời gian để hấp thu lượng nước chúng cần một cách từ từ.
Phương pháp tưới cây bằng đá lạnh vốn xuất phát từ những người trồng hoa lan ở Mỹ. Họ chỉ tưới lan một lần trong tuần bằng cách cho ba viên đá nhỏ vào mỗi chậu cây. Đây là một cách tưới cây vừa nhàn vừa đảm bảo cây không bị thiếu nước hay nhiều nước quá.
Mẹo tưới cây bằng đá lạnh
Những viên đá sẽ tan ra thành nước một cách chậm chạp, và giúp cây có thời gian để hấp thu lượng nước chúng cần một cách từ từ. Cách này cũng tránh cho tình trạng bạn tưới quá nhiều nước dẫn đến cây bị ngập úng.
Thay vì cố tưới thật nhiều nước, bạn có thể đặt ít đá trên bề mặt chậu cây.
Ngày nắng nóng, nhiều người lo cây sẽ thiếu nước nên tưới thật đẫm. Khi đó, không chỉ nước trào làm bẩn sân vườn mà đất và các chất dinh dưỡng cũng bị trôi ra ngoài. Nếu chậu thoát nước không tốt, cây có thể thối rễ do úng ngập.
Giải pháp tưới cây bằng nước đá có khả năng giúp cây phát triển khỏe mạnh nhờ vào liều lượng nước luôn ở mức cân bằng. Đá sẽ tan từ từ giúp đất, rễ cây thẩm thấu nước.
Cách kiểm tra
Tốt nhất bạn nên kiểm tra độ ẩm của đất bằng cách ấn ngón tay xuống khoảng 5 cm, nếu thấy đất ẩm thì có nghĩa là đã đủ nước, nếu vẫn khô thì cho thêm đá.
Video đang HOT
Hãy yên tâm vì nước đá tan ra từ từ sẽ giúp cây có đủ thời gian để hấp thụ nước một cách tốt nhất. Nếu thời tiết không quá nắng nóng, bạn sẽ chỉ phải thực hiện một tuần một lần, không cần lo cây thiếu nước.
Kiểm tra khay bên dưới chậu cây. Nếu khay có nước, nghĩa là bạn đã bỏ quá nhiều đá. Hãy giảm số lượng đá bỏ vào chậu cây lần tới. Và nhớ đổ nước ở khay đi để cây không bị úng.
Ưu điểm
Những người từng sử dụng phương pháp này đều khẳng định nó rất tốt cho bộ rễ của các cây cảnh. Việc nước được rỉ ra từ các viên đá hợp lý với cách tiêu hóa nước của cây. Không những thế, nước thấm dần vào rễ sẽ giúp nó khỏe mạnh và an toàn hơn. Cách này còn giúp cây không bị ngậm nước.
Ngoài ra, phương pháp này không hề bị giới hạn ở chậu hoa lan. Bạn có thể thử nghiệm nó trên bất kỳ một cây nào xem nó hoạt động ra sao. Ngay cả xương rồng cũng vậy. Các chuyên gia cũng khuyên rằng, các loài cây như bonsai, cây kim tiền, sung… cũng nên tưới nước bằng phương pháp túi đá.
Chú ý: Không tưới cây trực tiếp bằng nước lạnh hay nước đá. Nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ khiến cây bị “sốc”. Nước đá tan ra từ từ nên đến khi chạm vào rễ cây nó đã ấm lên đạt đến nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng.
Miệt vườn miền Tây ở Canada của gia đình Việt
Mỗi lần ra thăm khu vườn có sen đang bung nở, cá đang bơi, rau cần, rau muống xanh tươi... vợ chồng chị Kim Thoa như thấy cả trời kỷ niệm ở quê nhà.
Chị Nguyễn Kim Thoa, 38 tuổi, quê Vĩnh Long cùng chồng sang định cư ở Windsor, Ontario được 17 năm. Vốn là người hoài niệm, chị luôn nhớ quê hương. Sang Canada được một năm, vợ chồng chị quyết định gom tiền mua một ngôi nhà có mảnh vườn diện tích 50 m2 để thiết kế và trồng lại theo kiểu miệt vườn ở Việt Nam.
Công việc phải tăng ca thường xuyên, nhưng hai vợ chồng chị Thoa cố gắng dành thời gian thiết kế khu vườn như một cách giải trí. Tuy nhiên ở Canada, bốn mùa rõ rệt. Mùa đông kéo dài tư 21/12 đến 20/3 mà cứ khoảng tháng 10, tháng 11 cây cối đã lụi tàn, không thể trồng trọt được gì. Các loại cây ăn quả, rau thơm, rau má... xuân sang sẽ đâm chồi, còn các cây khác đợi tháng 5 mới gieo hạt lại.
Chỉ được làm và hưởng thành quả ngắn ngủi, nhưng suốt 16 năm liền, chưa năm nào mùa hè chị Kim Thoa để đất nhàn rỗi. Trong vườn, chị tận dụng mọi vị trí để trồng cây, "đào ao" thả cá. "Ở đây đất thịt nên cứng ngắc, may hai vợ chồng đều xuất thân nông dân nên việc gì cũng làm được", chị nói.
Ban đầu chị thả hơn chục con cá. Sau vài năm, chúng sinh sản nên giờ có cả trăm con. Anh Hà Văn Thanh, chồng chị, tự làm hệ thống lọc nước và diệt tảo. Cá không ngoi lên bờ suốt 3 tháng mùa đông vì tuyết phủ. Mùa hè, chúng được cho ăn cơm nguội, bánh mì, thức ăn chuyên dụng... Sau này, chị Thoa trồng thêm sen dưới hồ, nhưng bị cá phá hết. Qua vài mùa rút kinh nghiệm, anh chị trồng hoa vào thùng phuy rồi mới thả xuống.
Cạnh hồ, vợ chồng chị thiết kế nhà chòi. Nho và bầu được cho leo lên nóc nhà và thay nhau ra trái. Trước kia, đây là nơi các con vui chơi. Còn bây giờ, gia đình bốn người thường uống cà phê ngắm cảnh, ăn tối cùng nhau.
Sinh nhật tuổi 38 của chị Kim Thoa - vì dịch Covid-19, cũng được tổ chức đầm ấm bên chồng và hai con gái ở vườn nhà.
"Ba tháng mùa hè, tối nào hai vợ chồng cũng thay nhau làm vườn. Mọi người cứ bảo vất vả, nhưng mùa đông không được đụng tay đụng chân vào việc gì tui mới muốn trầm cảm", chị Kim Thoa nói. Ngoài các loại cây leo, chị trồng rau muống, dọc mùng, rau cần như ngày còn ở quê.
Chị Kim Thoa cũng trồng thêm các loại hoa quanh nhà như hồng, cúc, ly, nhưng chị thích nhất mỗi dịp tháng ba về được ngắm những chùm hoa bìm bịp rộ màu tím biếc.
Để đúng chất miền tây, vợ chồng chị mua võng buộc vào gốc táo, gốc lê nằm hóng mát mỗi mùa hè. Hai con gái tuy sống xa quê hương nhưng được ba má hun đúc tình yêu Việt Nam bằng "cây nhà, lá vườn".
Bà mẹ Việt trồng hai bụi dâu tằm trái lúc lỉu, bốn người trong gia đình ăn không xuể.
Bầu, bí ngô cũng vậy, họ thường mang biếu người thân, cúng dường cho nhà chùa. Ngoài ra, dưa chuột, mướp đắng, mướp hương, ngô... năm nào cũng sai quả nhờ bà chủ vườn "mát tay".
Thỉnh thoảng, bà mẹ hai con mang áo bà ba, áo dài ra chụp hình cho vơi nỗi nhớ quê. Khu vườn đậm chất Việt nên nếu không biết trước, chỉ nhìn ảnh, khó lòng đoán vợ chồng chị Kim Thoa đang ở xa Tổ quốc gần 12.000 km. "Dù ở đâu và ở bao lâu, trái tim vợ chồng tôi vẫn hướng về miền tây như chưa từng rời xa", chị nói.
Ảnh nhân vật cung cấp
Ngắm "rừng trong nhà" độc đáo của kiến trúc sư 32 tuổi Sau nhiều năm thu thập các loại cây lạ và hiếm, Jason Chongue, một kiến trúc sư ở Melbourne, Australia đã biến ngôi nhà trong thành phố của mình thành một khu rừng nhiệt đới đáng thèm muốn. Ảnh: Daily Mail Theo Daily Mail, Jason sở hữu một bộ sưu tập xanh đồ sộ, với hơn 400 cây được anh dùng như một...