Thả 28 cá thể động vật nguy cấp, quý hiếm về môi trường tự nhiên
Những cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm đã được thả về môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Thả động vật hoang dã.
Thông tin từ Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật VQG Phong Nha – Kẻ Bàng cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Bình tiến hành thả 28 cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên sau khi đã hoàn tất công tác cứu hộ và kiểm dịch.
Các cá thể được thả gồm: 1 khỉ mặt đỏ; 7 khỉ vàng; 2 cầy vòi mốc; 4 nhím bờm (Hystrix brachyura) ; 4 khỉ đuôi lợn và 10 cầy vòi hương.
Trong số động vật hoang dã được thả về môi trường tự nhiên có 24 cá thể thuộc 5 loài (cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus) ; cầy vòi mốc (Paguma larvata) ; khỉ vàng (Macaca mulatta) ; khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) ; khỉ đuôi lợn ( Macaca leonine ) là động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm thuộc Nhóm IIB theo quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp.
Sau khi được thả các cá thể động vật đã nhanh chóng thích nghi và hòa nhập với môi trường tự nhiên.
Được biết, từ đầu năm 2020 đến nay, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật VQG Phong Nha – Kẻ Bàng đã thả 62 cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên. Việc thả động vật sau khi hoàn tất công tác cứu hộ vào môi trường tự nhiên đã đóng góp tích cực vào nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Thả động vật hoang dã về tự nhiên.
Đưa loài Voọc cực kỳ quý hiếm trở lại Tràng An
Một đàn Voọc mông trắng- loài linh trưởng đặc hữu cực kỳ quý hiếm của Việt Nam, được thế giới xếp vào nhóm cực kỳ nguy cấp, vừa được bàn giao về danh thắng Tràng An.
Ba cá thể Voọc mông trắng cực kỳ quý hiếm được tái thả về Tràng An vào hôm nay. Ảnh minh họa.
Hôm nay (27/8), Vườn Quốc gia Cúc Phương phối hợp cùng tổ chức phúc lợi động vật FOUR PAWS Việt và Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An chuyển giao thành công 3 cá thể Voọc mông trắng từ Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp tới Tràng An.
Ba cá thể Voọc mông trắng có điều kiện thể chất và tinh thần đảm bảo, được đưa tới Đảo Ngọc thuộc danh thắng Tràng An để hòa nhập vào môi trường từng là nơi sinh sống trước đây của chúng.
Các chuyên gia hy vọng, với diện tích 2ha, vị trí đảo Ngọc cho phép du khách trên tuyến đi thăm quan danh thắng Tràng An dễ dàng quan sát được động vật mà không tác động trực tiếp tới môi trường sống của các cá thể.
Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932) là loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, được xếp vào nhóm cực kỳ nguy cấp của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Hiện chỉ có một quần thể đủ điều kiện sinh tồn trong tự nhiên ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Khách tham quan Tràng An có thể chiêm ngưỡng được loài Voọc mông trắng trên đảo Ngọc
"Chúng tôi tái thả loài Voọc mông trắng vào Quần thể danh thắng Tràng An với hy vọng phát triển quẩn thể Voọc mông trắng thứ hai tại Việt Nam. Đây không chỉ là một bước tiến lớn trong bảo tồn các loài linh trưởng nguy cấp tại Việt Nam mà còn đóng góp điểm nhấn du lịch và cơ hội cho công tác giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên tại đây", đại diện FOUR PAWS Việt chia sẻ.
Các cá thể Voọc mông trắng được bàn giao đã trải qua quá trình chăm sóc được kiểm soát gắt gao về kĩ thuật bảo tồn nguồn gen, khám sức khỏe định kì theo quy chuẩn Quốc tế và được huấn luyện tại khu vực bán hoang dã để duy trì những bản năng tự nhiên của loài. Quá trình kiểm tra, lựa chọn mặt bằng trên đảo Ngọc và vận chuyển động vật đều được tính toán kĩ lưỡng.
"Sau khi các cá thể được thả lên đảo, quá trình theo dõi và đánh giá kết quả sẽ được tiếp tục thực hiện trong ít nhất một năm cho tới khi các chuyên gia đầu ngành và bên liên quan thảo luận kế hoạch tiếp tục theo dõi trong những năm tiếp theo", đại diện FOUR PAWS Việt nói.
Thả rùa biển 15kg về môi trường tự nhiên Ngày 6/6, lực lượng chức năng huyện Hải Hà đã thả 1 con rùa biển nặng 15 kg về môi trường tự nhiên . Cá thể rùa biển nặng 15 kg. Theo Hạt Kiểm lâm Hải Hà, cá thể rùa biển có chiều dài 51 cm, ngang 35 cm, nặng 15 kg có tên là Vich (Tên khoa học là Chenonia mydas) thuộc...